Tưng bừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam
22/04/2013 | 09:17Tối 19/4, tại Quảng trường Khu các làng dân tộc 2, Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) và Năm Gia đình Việt Nam 2013.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đến dự ngày hội cùng 150 đồng bào đại diện cho 54 dân tộc anh em trong cả nước.
Chương trình nghệ thuật “Đất nước - Cội nguồn” là điểm nhấn của Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của hàng trăm diễn viên của Đoàn ca múa nhạc Bà Rịa-Vũng Tàu, Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Nam, Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu)... Các tiết mục nghệ thuật thể hiện đậm nét giá trị văn hóa các dân tộc, kết hợp hài hòa giữa âm thanh, ánh sáng đã đem lại những giây phút ấn tượng, khó quên.
Tiết mục khai màn mang tên “Nhớ về đất Tổ quê ta”, khơi lại truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước. Hình ảnh trống đồng, chim hạc, bánh chưng, bánh giày, những hùng binh Âu Lạc được tái hiện trong tiếng nhạc trầm hùng, tạo thành không gian đậm sắc màu truyền thống, mang hào khí dựng nước, giữ nước đầy tự hào từ thời Văn Lang.
Bức tranh hoành tráng về khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam được tái hiện qua hàng loạt tiết mục mang dấu ấn độc đáo riêng của từng dân tộc. Như đi trên một chuyến du lịch dọc các miền đất nước, các ca khúc: “Non sông gấm vóc”, “Hãy xòe cùng em”... đưa khán giả chiêm ngưỡng các di sản lịch sử cách mạng, những cánh ban trắng nở khắp núi rừng Tây Bắc, những đêm lễ hội, vòng xòe, tiếng khèn… những mái nhà sàn ẩn hiện trên cao nguyên đá, dưới ruộng bậc thang…
Xuôi về miền Nam Bộ, màn ca cổ “Về miền Tây”, “Dạ cổ Hoài Lang”... giúp khán giả hiểu thêm những nét giao thoa văn hóa của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Chăm, Khmer trong đời sống sinh hoạt sông nước, những con sông dài, ghe thuyền chở đầy hoa trái, lúa gạo mua bán ngược xuôi, những tà áo bà ba thấp thoáng, từng cụm lục bình trôi trên sông… đêm đêm ngồi bên nhau quây quần nghe giai điệu tuyệt đẹp, tinh tế, bay bổng của những câu vọng cổ ân tình với tiếng đàn kìm, nhịp gõ song loan…
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nêu rõ: Cách đây vừa tròn 5 năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 19/4 hằng năm là “Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam” nhằm tôn vinh các giá trị văn hoá của 54 dân tộc anh em, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
5 năm qua, bằng nhiều hoạt động, việc làm thiết thực, có ý nghĩa về bảo tồn, giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã từng bước lan toả và thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp tục khẳng định sức sống, sự trường tồn của văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Theo VGP
Chương trình nghệ thuật “Đất nước - Cội nguồn” là điểm nhấn của Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của hàng trăm diễn viên của Đoàn ca múa nhạc Bà Rịa-Vũng Tàu, Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Nam, Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu (Bạc Liêu)... Các tiết mục nghệ thuật thể hiện đậm nét giá trị văn hóa các dân tộc, kết hợp hài hòa giữa âm thanh, ánh sáng đã đem lại những giây phút ấn tượng, khó quên.
Tiết mục khai màn mang tên “Nhớ về đất Tổ quê ta”, khơi lại truyền thống 4000 năm dựng nước và giữ nước. Hình ảnh trống đồng, chim hạc, bánh chưng, bánh giày, những hùng binh Âu Lạc được tái hiện trong tiếng nhạc trầm hùng, tạo thành không gian đậm sắc màu truyền thống, mang hào khí dựng nước, giữ nước đầy tự hào từ thời Văn Lang.
Các tiết mục “Hoa văn đất nước” tái hiện những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam, thông qua những bài hát, điệu múa, phong tục tập quán nguyên bản, tạo nên các sắc màu đa dạng và phong phú.
Bức tranh hoành tráng về khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam được tái hiện qua hàng loạt tiết mục mang dấu ấn độc đáo riêng của từng dân tộc. Như đi trên một chuyến du lịch dọc các miền đất nước, các ca khúc: “Non sông gấm vóc”, “Hãy xòe cùng em”... đưa khán giả chiêm ngưỡng các di sản lịch sử cách mạng, những cánh ban trắng nở khắp núi rừng Tây Bắc, những đêm lễ hội, vòng xòe, tiếng khèn… những mái nhà sàn ẩn hiện trên cao nguyên đá, dưới ruộng bậc thang…
Đến với các dân tộc ở ven biển miền Trung là những điệu múa quạt, múa nón tháp, múa khăn... hòa theo tiếng trống Ghi-năng, trống Paranưng, tiếng kèn Saranai tưng bừng trong lễ hội Kate của người Chăm; qua không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên với những vũ điệu, cùng ánh lửa bập bùng quanh cây nêu dưới mái nhà sàn của dân tộc Chơro.
Xuôi về miền Nam Bộ, màn ca cổ “Về miền Tây”, “Dạ cổ Hoài Lang”... giúp khán giả hiểu thêm những nét giao thoa văn hóa của các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Chăm, Khmer trong đời sống sinh hoạt sông nước, những con sông dài, ghe thuyền chở đầy hoa trái, lúa gạo mua bán ngược xuôi, những tà áo bà ba thấp thoáng, từng cụm lục bình trôi trên sông… đêm đêm ngồi bên nhau quây quần nghe giai điệu tuyệt đẹp, tinh tế, bay bổng của những câu vọng cổ ân tình với tiếng đàn kìm, nhịp gõ song loan…
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh nêu rõ: Cách đây vừa tròn 5 năm, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 19/4 hằng năm là “Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam” nhằm tôn vinh các giá trị văn hoá của 54 dân tộc anh em, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
5 năm qua, bằng nhiều hoạt động, việc làm thiết thực, có ý nghĩa về bảo tồn, giao lưu văn hoá, phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam đã từng bước lan toả và thấm sâu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp tục khẳng định sức sống, sự trường tồn của văn hoá các dân tộc Việt Nam.
Theo VGP