Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc tổng kết năm 2014
06/01/2015 | 17:57Ngày 05/01, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức tổng kết công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.
Tới dự có Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Vương Duy Biên; Giáo sư, Viện sĩ Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam; Đại sứ Rumani tại Việt Nam - Valeriu Arteni, cùng lãnh đạo một số Ban, Bộ, ngành và Sở VHTTDL một số địa phương.
Phát biểu tại buổi tổng kết, Giáo sư Hoàng Chương, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam nhấn mạnh, năm 2014, Trung tâm đã chủ động phối hợp với các cơ quan ở Trung ương và các địa phương, tổ chức nhiều hội thảo trên các lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, thu hút sự tham gia đông đảo của các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu trong cả nước. Hoạt động tiêu biểu trong năm 2014 của Trung tâm là thực hiện có hiệu quả giai đoạn một công trình cấp Bộ về đề tài "Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Bài Chòi trong đời sống hôm nay", hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bên cạnh đó, hàng loạt hoạt động mang tính lý luận và thực tiễn cũng được Trung tâm triển khai với hàng chục hội nghị, hội thảo, thu hút đông đảo sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các học giả: Hội thảo khoa học Phạm Văn Ðồng với văn hóa dân tộc; Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu; Văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc; Tọa đàm khoa học âm nhạc và thơ ca với chiến thắng Ðiện Biên Phủ; Tọa đàm thơ về Hoàng Sa - Trường Sa; Hội thảo vai trò của báo chí với bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc... ngoài ra, Trung tâm phối hợp các Bộ, ngành tổ chức tôn vinh, trao giải thưởng văn hóa doanh nhân, làm công tác xã hội, từ thiện; phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) chỉ đạo và trực tiếp thực hiện dự án Sân Khấu học đường ở ba tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Bên cạnh việc phát động sáng tác về văn hóa giao thông, Trung tâm đã tổ chức sôi nổi hoạt động văn hóa giao thông, đưa Ðề án Văn hóa giao thông đi vào cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức hoạt động văn hóa nghệ thuật, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Trung tâm cũng đã phát động cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi toàn quốc thu hút hàng nghìn học sinh tham gia về đề tài thực hiện an toàn giao thông và in hàng nghìn đĩa hình gửi cho các địa phương nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Trung tâm sẽ triển khai nhiều hoạt động, trong đó có các hội thảo lớn bàn về sự ra đời chữ Quốc ngữ, thảo luận về văn hiến Hà Nam truyền thống và hiện đại, Tọa đàm về văn hóa y đức Việt Nam, Hội thảo và Liên hoan tuồng 170 năm Danh nhân Ðào Tấn. Trung tâm sẽ hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu Âm nhạc dân tộc tiến hành một số cuộc hội thảo về âm nhạc dân tộc và các chương trình nghệ thuật; tuyên truyền về biển đảo quê hương; thực hiện Ðề án "Văn hóa nông thôn góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới"...
Hướng tới kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm, Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã và đang có những đổi mới trong điều hành, quản lý, phát huy tính sáng tạo và năng động của các thành viên với mục tiêu cuối cùng là tập hợp và huy động được sự tham gia của đông đảo giới nghiên cứu văn hóa và văn nghệ sĩ vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
CTTĐT
Phát biểu tại buổi tổng kết, Giáo sư Hoàng Chương, Tổng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam nhấn mạnh, năm 2014, Trung tâm đã chủ động phối hợp với các cơ quan ở Trung ương và các địa phương, tổ chức nhiều hội thảo trên các lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật sân khấu, âm nhạc, thu hút sự tham gia đông đảo của các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu trong cả nước. Hoạt động tiêu biểu trong năm 2014 của Trung tâm là thực hiện có hiệu quả giai đoạn một công trình cấp Bộ về đề tài "Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật Bài Chòi trong đời sống hôm nay", hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Toàn cảnh buổi tổng kết
Bên cạnh đó, hàng loạt hoạt động mang tính lý luận và thực tiễn cũng được Trung tâm triển khai với hàng chục hội nghị, hội thảo, thu hút đông đảo sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các học giả: Hội thảo khoa học Phạm Văn Ðồng với văn hóa dân tộc; Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu; Văn nghệ sĩ cao tuổi với văn hóa dân tộc; Tọa đàm khoa học âm nhạc và thơ ca với chiến thắng Ðiện Biên Phủ; Tọa đàm thơ về Hoàng Sa - Trường Sa; Hội thảo vai trò của báo chí với bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc... ngoài ra, Trung tâm phối hợp các Bộ, ngành tổ chức tôn vinh, trao giải thưởng văn hóa doanh nhân, làm công tác xã hội, từ thiện; phối hợp Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL) chỉ đạo và trực tiếp thực hiện dự án Sân Khấu học đường ở ba tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Bên cạnh việc phát động sáng tác về văn hóa giao thông, Trung tâm đã tổ chức sôi nổi hoạt động văn hóa giao thông, đưa Ðề án Văn hóa giao thông đi vào cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức hoạt động văn hóa nghệ thuật, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông. Trung tâm cũng đã phát động cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi toàn quốc thu hút hàng nghìn học sinh tham gia về đề tài thực hiện an toàn giao thông và in hàng nghìn đĩa hình gửi cho các địa phương nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Trung tâm sẽ triển khai nhiều hoạt động, trong đó có các hội thảo lớn bàn về sự ra đời chữ Quốc ngữ, thảo luận về văn hiến Hà Nam truyền thống và hiện đại, Tọa đàm về văn hóa y đức Việt Nam, Hội thảo và Liên hoan tuồng 170 năm Danh nhân Ðào Tấn. Trung tâm sẽ hỗ trợ Trung tâm nghiên cứu Âm nhạc dân tộc tiến hành một số cuộc hội thảo về âm nhạc dân tộc và các chương trình nghệ thuật; tuyên truyền về biển đảo quê hương; thực hiện Ðề án "Văn hóa nông thôn góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới"...
Hướng tới kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm, Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã và đang có những đổi mới trong điều hành, quản lý, phát huy tính sáng tạo và năng động của các thành viên với mục tiêu cuối cùng là tập hợp và huy động được sự tham gia của đông đảo giới nghiên cứu văn hóa và văn nghệ sĩ vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Thứ trưởng Vương Duy Biên trao bằng khen của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam
cho Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam
Tại buổi tổng kết, Thứ trưởng Vương Duy Biên và Giáo sư, Viện sĩ Đặng Vũ Minh đã tặng Bằng khen của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cho Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam và 4 cán bộ của Trung tâm vì đã có thành tích xuất sắc góp phần phát triển của Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam.cho Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam
Ra đời vào ngày 01/06/2000, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam với trên 50 thành viên gồm những người hoạt động trong giới văn hóa nghệ thuật như các Giáo sư, Tiến sĩ, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú trong toàn quốc. Trải qua 14 năm xây dựng và trưởng thành, là một tổ chức thành viên thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và là tổ chức văn hoá nghệ thuật duy nhất trong Liên hiệp Hội, gồm nhiều chuyên ngành.
Trung tâm hiện có: Văn phòng, Hội đồng khoa học, các ban chuyên môn: Sân khấu, Mỹ thuật, Điện ảnh, Văn hoá học, Văn hoá nông thôn. Trung tâm có cơ quan ngôn luận là Tạp chí Văn hiến Việt Nam (Báo viết và Văn hiến điện tử). Tạp chí có Ban biên tập và có Hội đồng biên tập gồm các Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học, các nhà nghiên cứu, nhà báo có kinh nghiệm và uy tín trên các lĩnh vực Văn hoá, nghệ thuật, khoa học xã hội nhân văn. Trung tâm có các đơn vị trực thuộc gồm: Công ty Văn hoá Hà Nội, Hội thơ đường Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc, Trung tâm nghệ thuật Quan họ Bắc Ninh, Đoàn Múa rối nước thực nghiệm, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hoá dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hoá xứ Nghệ, Đoàn nghệ thuật dân gian Việt Nam các cơ quan đại diện của Trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng tại Nghệ An, Bình Định. |
CTTĐT