Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng: thực hiện tốt công tác điều trị chấn thương và hồi phục chức năng cho VĐV, HLV các đội tuyển quốc gia

28/02/2024 | 14:04

Trong nhiều năm qua, Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng luôn chú trọng công tác tuyển chọn, quản lý huấn luyện VĐV, phát triển y học thể thao, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe các VĐV. Điều này đã góp phần quan trọng vào thành tích chung của Thể thao Việt Nam tại các kỳ đại hội khu vực và châu lục.

Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng: thực hiện tốt công tác điều trị chấn thương và hồi phục chức năng cho VĐV, HLV các đội tuyển quốc gia - Ảnh 1.

Hiện tại, Trung tâm đang đạo tạo, tập huấn gần 300 VĐV, HLV thuộc 6 đội tuyển quốc gia và 17 đội tuyển trẻ quốc gia. Để hoàn thành tốt việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chấn thương cũng như đảm bảo công tác phòng, chống Doping cho các VĐV thuộc các đội tuyển của Trung tâm, Phòng Khoa học và Y học thể thao -đơn vị trực thuộc Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng luôn nỗ lực đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Do mới chỉ có biên chế 4 cán bộ, công tác Y học còn hạn chế khi chưa có Bác sỹ nên việc triển khai công tác Y học và điều trị chấn thương còn gặp nhiều khó khăn.

Những cán bộ của phòng hiện đang kiêm nhiệm cả công tác huấn luyện, cả nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và hồi phục chức năng cho VĐV, HLV. Đây là một công việc không đơn giản khi số lượng VĐV trẻ nhiều và các em dễ gặp phải các chấn thương thể thao ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, giáo án huấn luyện của các VĐV đã được xây dựng khoa học và đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt nên các cán bộ, viên chức của phòng phải làm việc với cường độ rất lớn. Sáng sớm (4g30) đã có những buổi tập thể lực. Chiều các VĐV lại tập luyện kỹ thuật theo giáo án. Trong thời gian còn lại, cán bộ phòng phải tập trung nghiên cứu khoa học, làm quen và sử dụng thành thạo các trang thiết bị hỗ trợ hồi phục và điều trị chấn thương cũng như công việc hành chính khác.

Khó khăn là vậy, nhưng không vì thế mà sự nhiệt tình với công việc giảm đi. Sau mỗi buổi tập, các VĐV lại được hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình trong công tác hồi phục thể lực. Mỗi cán bộ trong phòng đều phải tự học để am hiểu nhiều lĩnh vực, chuyên ngành liên quan đến VĐV như sinh lý, sinh hóa, dược học, di truyền, nội khoa, ngoại khoa, dinh dưỡng, chấn thương, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, y học cổ truyền và thậm chí là cả vấn đề tâm lý.

Công tác Y học thể thao luôn đảm bảo chất lượng phục vụ và chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho HLV, VĐV, CBVC. Trung tâm đã phối hợp hiệu quả với Bệnh viện Thể thao Việt Nam, Viện Khoa học TDTT… trong việc khám sàng lọc, chẩn đoán chấn thương và triển khai một số Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ; phối hợp với Bệnh viện 199 - Bộ Công an và các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, chữa trị chấn thương, bệnh tật và phục hồi chức năng cho VĐV theo kế hoạch và đề xuất của các ban huấn luyện thông qua “Trung tâm hợp tác phục hồi chức năng”.

Công tác Doping cũng được đơn vị chú trọng. Không chỉ phối hợp với Trung tâm Doping và Y học Thể thao tổ chức Lớp tập huấn Phòng, chống và kiểm tra Doping trong Thể thao, các cán bộ trong phòng còn chủ động tìm kiếm, nghiên cứu các tài liệu trong lĩnh vực này và giám sát nghiêm ngặt quá trình sử dụng các loại thuốc và thực phẩm chức năng của VĐV trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng cho biết: “Trong năm 2023, Phòng đã tham gia lên kế hoạch và đảm bảo thuốc cũng như thực phẩm chức năng tăng cường thể lực cho VĐV, đặc biệt là các đội tuyển tham dự SEA Games 32 và ASEAN Para Games 12 tổ chức tại Campuchia,  ASIAD 19 và ASIAN Para Games 4 tổ chức tại Hàng Châu - Trung Quốc vừa qua. Chúng tôi cũng rất nỗ lực trong việc hỗ trợ khám chữa bệnh, hồi phục chức năng cho các VĐV, HLV đội tuyển quốc gia và đội tuyển Thể thao Người khuyết tật Việt Nam trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu các giải quốc tế”.

Bên cạnh đó, Phòng đã phối hợp với các đơn vị liên quan phục vụ khám chữa bệnh hơn 3000 lượt, phục hồi chức năng 2412 lượt cho CBVC, HLV và VĐV; phục vụ cho VĐV: Xông khô (681 lượt VĐV), Xông ướt (157 lượt VĐV) và ngâm Bể sục (900 lượt VĐV);

Chính những hoạt động thầm lặng của mỗi cán bộ, nhân viên phòng Khoa học và Y học thể thao trong công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và y học vào thực tiễn công tác huấn luyện đã góp phần quan trọng vào thành tích chung của Thể thao Việt Nam tại các kỳ đại hội khu vực và châu lục.

Theo Cục Thể dục thể thao

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×