Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai về việc quy hoạch Tam giác du lịch giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia

10/08/2019 | 07:01

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Gia Lai do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 199/BDN ngày 12/6/2019, nội dung kiến nghị như sau:

1. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành và chính quyền địa phương quy hoạch Tam giác du lịch giữa 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia để thu hút du dịch, phát triển kinh tế địa phương (Câu số 8).

2. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng địa phương, trình Chính phủ xem xét, nâng cấp Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo từ cấp Di tích Quốc gia lên cấp Di tích Quốc gia đặc biệt (Câu số 9).

Cổng TTĐT của Bộ trích đăng toàn văn phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo Công văn số: 3030/BVHTTDL-VP Hà Nội, ngày 2 tháng 08 năm 2019 về nội dung kiến nghị của cử tri:

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:

1. Việc quy hoạch Tam giác du lịch giữa Việt Nam - Lào - Campuchia

Khu vực Tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam là nơi có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng hầu hết còn ở dạng tiềm năng. Cả khu vực năm 2018 chỉ đón được hơn 860 nghìn lượt khách quốc tế. Các tỉnh ở Việt Nam gồm các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước.

Kế hoạch phát triển du lịch khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng đã được thống nhất trong khuôn khổ hợp tác Khu vực Tam giác phát triển. Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và Bộ chủ quản hai nước xây dựng Kế hoạch này nhằm kết nối các tiềm năng du lịch của ba nước, hình thành các tuyến du lịch, kết nối các điểm đến du lịch, tạo sự lan tỏa, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội khu vực Tam giác phát triển. Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Tổng cục Du lịch tích cực triển khai và đang hoàn thiện dự thảo xin ý kiến Bộ, ngành, địa phương, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2019.

2. Việc xem xét, nâng cấp quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo từ cấp di tích quốc gia lên cấp di tích quốc gia đặc biệt

Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo được xếp hạng di tích quốc gia tại Quyết định số 1057-QĐ ngày 14/6/1991 với tên gọi Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai - Kon Tum, gồm các di tích gắn với sự nghiệp xây dựng cơ đồ của anh em nhà Tây Sơn, liên quan đến cuộc khởi nghĩa của anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Theo tiêu chí xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quy định tại điểm 3 khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ làm việc với Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và có văn bản trả lời khi nhận được đề xuất chính thức của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai (kèm theo hồ sơ khoa học).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai để trả lời cử tri./.

>> Toàn văn nội dung văn bản

Cổng TTĐT

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×