Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tọa đàm về công tác giám định tư pháp cho người giám định tư pháp theo vụ việc ngành VHTTDL

24/09/2014 | 08:36

Như tin đã đưa, trong 02 ngày 18 và 19/9/2014, tại Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Bộ VHTTDL đã tổ chức Tọa đàm về công tác giám định tư pháp cho người giám định tư pháp theo vụ việc ngành VHTTDL.

Toàn cảnh Toạ đàm

Tham gia Toạ đàm có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL, lãnh đạo các Sở VHTTDL phía Bắc và 38 đồng chí là giám định viên tư pháp của ngành VHTTDL.

Tại Tọa đàm, đại diện Cục Bổ trợ Tư pháp Bộ Tư pháp đã giới thiệu các văn bản pháp quy về giám định tư pháp; đồng thời, các chuyên gia trong lĩnh vực di sản văn hóa, bản quyền tác giả đã trình bày các tham luận về tình hình thực hiễn hoạt động giám định di vật, cổ vật và thực tiễn giám định quyền tác giả, quyền liên quan và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giám định.

Đề cập đến thực tiễn công tác giám định di vật, cổ vật, PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VHTTDL cho biết, trong giai đoạn hiện nay, khi máy móc, thiết bị hỗ trợ cho việc giám định còn rất hạn chế thì chất lượng và chuyên môn của cán bộ giám định quyết định sự thành bại của việc giám định.

Đồng thuận với ý kiến của PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, các đại biểu đều thống nhất cho rằng, giám định tư pháp là một công việc khó, các giám định viên tư pháp phải là những chuyên gia có kinh nghiệm, có năng lực tổng hợp và chuyên môn sâu về các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau, có như thế công tác giám định của ngành VHTTDL mới được nâng và mang lại hiệu quả.

Theo Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả - Quản Tuấn An: Một hạn chế lớn trong công tác giám định quyền tác giả, quyền liên quan hiện nay là không có tổ chức giám định chuyên môn về quyền tác giả, quyền liên quan, điều này đã làm cho các văn bản pháp luật về giám định quyền tác giả, quyền liên quan, cũng như hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực này không được áp dụng trong thực tiễn mặc dù đã được quy định một các cụ thể. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc nghiên cứu, xây dựng đề án triển khai việc thành lập cơ quan thẩm định chuyên ngành về quyền tác giả, quyền liên quan là hết sức cấp bách và khẩn thiết.

Kết thúc Tọa đàm, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Lê Thanh Liêm - chủ trì toạ đàm đã đánh giá cao những kết quả đạt được của các đơn vị, địa phương, đồng thời ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của của các đơn vị, địa phương về hoạt động giám định tư pháp để báo cáo với lãnh đạo Bộ VHTTDL. Để nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp, đảm bảo yêu cầu giám định trong hoạt động của ngành VHTTDL, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế đề nghị cán bộ làm công tác giám định tư pháp theo vụ việc cần nắm vững các quy định của pháp luật và một số kỹ năng chuyên môn mà các chuyên gia đã trình bày để thực hiện việc giám định khi có trưng cầu, yêu cầu.

Bên cạnh đó, các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở VHTTDL các tỉnh/thành cần quan tâm đến công tác giám định tư pháp, trong quá trình thực hiện công tác giám định tư pháp, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ, trao đổi, phối hợp với Vụ Pháp chế để phối hợp xử lý.

Đình Hiếu (Vụ Pháp chế)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×