Tin tưởng quan hệ hợp tác Việt Nam-UNESCO sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu hơn
18/06/2012 | 01:00(VP) - Sáng 15/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Uỷ ban Quốc gia (UBQG) UNESCO Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.
Với tư cách thành viên của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Tiểu ban Văn hóa (gồm các đơn vị chức năng có liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như Cục Hợp tác quốc tế, Cục Di sản văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam…) đã tham gia tích cực vào những hoạt động trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-UNESCO, tận dụng tốt hỗ trợ của UNESCO nhằm bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, lịch sử và truyền thống của Việt Nam, quảng bá các giá trị văn hóa lâu đời, tốt đẹp của Việt Nam đến bạn bè và khách du lịch quốc tế.
Đối với công tác ký kết, thực hiện Điều ước, Thỏa thuận quốc tế trong khuôn khổ UNESCO, Việt Nam đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục tham gia và trở thành thành viên chính thức của Công ước 1970 về các biện pháp ngăn cấm xuất, nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa (20/9/2005), Công ước 1972 về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (19/10/1987), Công ước 2003 về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (20/9/2005), Công ước 2005 về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa (7/8/2007). Đây là những cơ sở quan trọng giúp Việt Nam hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách, cũng như các văn bản khác có tính chất định hướng về văn hóa, ví dụ như Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đóng góp cho quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hàng năm, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên, thể hiện qua việc đóng niên liễm và tham gia các kỳ họp Đại hội đồng, Ủy ban Liên chính phủ và triển khai nhiều hoạt động chuyên môn khác nhau liên quan đến những Công ước nói trên. Đặc biệt, trong quá trình tham gia các hoạt động liên quan, Việt Nam đã được các quốc gia thành viên tín nhiệm, bầu vào Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006-2010) và Công ước 2005 về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa (nhiệm kỳ 2011-2015), qua đó thể hiện vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác về với UNESCO. Đồng thời, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của Việt Nam có điều kiện giao lưu, trao đổi, hợp tác với nhiều chuyên gia giỏi của UNESCO trên các lĩnh vực và thông qua nhiều diễn đàn khác nhau, góp phần trau dồi, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và có nhiều đóng góp hơn với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Việt Nam.
Di sản văn hoá vật thể và phi vật thể là nền tảng để hun đúc nên bản sắc văn hoá và hệ giá trị của văn hoá dân tộc, là một nguồn lực cho phát triển. Trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng các cơ sở dữ liệu quan trọng về các di tích lịch sử-văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể, các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, văn hóa dân gian, các nghề thủ công truyền thống, lễ hội tiêu biểu, kho tàng Hán Nôm của từng địa phương, từng vùng văn hóa và dân tộc Việt Nam.
Trên cơ sở đó, công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc, đặc biệt là văn hoá của các dân tộc thiểu số đã có bước phát triển mới về quy mô cũng như chiều sâu. Hàng ngàn di tích được chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo. Hệ thống bảo tàng được đầu tư xây dựng và nâng cấp, đổi mới nội dung và hình thức, thu hút ngày một nhiều khách tham quan, du lịch, góp phần giáo dục truyền thống dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, chúng ta đã bước đầu kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững.
Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, nhiều di sản của Việt Nam (thiên nhiên, văn hóa vật thể và phi vật thể) đã được chuẩn bị hồ sơ, đệ trình thành công và được UNESCO công nhận, trong đó Vịnh Hạ Long (năm 1994 và 2000), Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (năm 2003) được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; Quần thể di tích cố đô Huế (năm 1993), Phố cổ Hội An (năm 1999), Khu di tích Mỹ Sơn (1999), Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành Nhà Hồ (2011) được công nhận là di sản văn hóa thế giới; Âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn (2003), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca quan họ Bắc Ninh (2009), Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (năm 2010) được ghi danh trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Hát Ca trù (2009) và Hát xoan Phú Thọ (2011) được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ngoài ra, Mộc bản triều Nguyễn (2009), 82 bia tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử giám, Hà Nội (2010) và Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang (2012) được công nhận là di sản tư liệu thế giới. Qua đó, cộng đồng quốc tế tăng thêm hiểu biết sâu sắc về một đất nước Việt Nam có lịch sử, truyền thống lâu đời, giầu bản sắc văn hóa, với những giá trị được tích lũy qua nhiều thế kỷ. Đồng thời, thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa, góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng tự hào của cộng đồng và người dân địa phương đối với di sản, thu hút sự tham gia tích cực của người dân trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.
Trong những năm qua, cùng với quá trình mở rộng quan hệ ngoại giao của đất nước, các hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng, qua đó chúng ta có nhiều cơ hội giao lưu, tiếp cận rộng rãi hơn với văn hoá thế giới, chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm kho tàng văn hóa Việt Nam. Theo chiều hướng ngược lại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên tục triển khai các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia, giới thiệu đất nước, con người, văn hoá, du lịch, nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài, ví dụ như các Tuần Văn hóa, Ngày Văn hóa, Ngày Việt Nam…
Việc lồng ghép giới thiệu các di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận đã trở thành trọng tâm trong các chương trình này, tạo ấn tượng và tiếng vang tốt đẹp. Đặc biệt, sau 4 năm triển khai vận động với nhiều nỗ lực, vịnh Hạ Long được công nhận là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, tiếp tục khẳng định thương hiệu của Du lịch Việt Nam, cũng như những giá trị nổi bật của vịnh Hạ Long trên thế giới. Cuộc vận động này thu hút sự quan tâm của hàng triệu người dân trong và ngoài nước, trong đó có tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, góp phần giáo dục, nâng cao ý thức về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng quan hệ hợp tác Việt Nam-UNESCO trong thời gian tới sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu hơn nữa, trong đó Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam sẽ khẳng định vai trò kết nối các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương đối với các hoạt động liên quan đến UNESCO, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác với UNESCO.
HCTC
(Nguồn Cục Hợp tác quốc tế)
Đối với công tác ký kết, thực hiện Điều ước, Thỏa thuận quốc tế trong khuôn khổ UNESCO, Việt Nam đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục tham gia và trở thành thành viên chính thức của Công ước 1970 về các biện pháp ngăn cấm xuất, nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa (20/9/2005), Công ước 1972 về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (19/10/1987), Công ước 2003 về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (20/9/2005), Công ước 2005 về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa (7/8/2007). Đây là những cơ sở quan trọng giúp Việt Nam hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách, cũng như các văn bản khác có tính chất định hướng về văn hóa, ví dụ như Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đóng góp cho quá trình phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hàng năm, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thành viên, thể hiện qua việc đóng niên liễm và tham gia các kỳ họp Đại hội đồng, Ủy ban Liên chính phủ và triển khai nhiều hoạt động chuyên môn khác nhau liên quan đến những Công ước nói trên. Đặc biệt, trong quá trình tham gia các hoạt động liên quan, Việt Nam đã được các quốc gia thành viên tín nhiệm, bầu vào Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (nhiệm kỳ 2006-2010) và Công ước 2005 về Bảo vệ và Phát huy sự đa dạng các biểu đạt văn hóa (nhiệm kỳ 2011-2015), qua đó thể hiện vai trò, vị trí và những đóng góp tích cực của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác về với UNESCO. Đồng thời, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa của Việt Nam có điều kiện giao lưu, trao đổi, hợp tác với nhiều chuyên gia giỏi của UNESCO trên các lĩnh vực và thông qua nhiều diễn đàn khác nhau, góp phần trau dồi, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và có nhiều đóng góp hơn với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của Việt Nam.
Di sản văn hoá vật thể và phi vật thể là nền tảng để hun đúc nên bản sắc văn hoá và hệ giá trị của văn hoá dân tộc, là một nguồn lực cho phát triển. Trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng các cơ sở dữ liệu quan trọng về các di tích lịch sử-văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể, các loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc, văn hóa dân gian, các nghề thủ công truyền thống, lễ hội tiêu biểu, kho tàng Hán Nôm của từng địa phương, từng vùng văn hóa và dân tộc Việt Nam.
Trên cơ sở đó, công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc, đặc biệt là văn hoá của các dân tộc thiểu số đã có bước phát triển mới về quy mô cũng như chiều sâu. Hàng ngàn di tích được chống xuống cấp, tu bổ, tôn tạo. Hệ thống bảo tàng được đầu tư xây dựng và nâng cấp, đổi mới nội dung và hình thức, thu hút ngày một nhiều khách tham quan, du lịch, góp phần giáo dục truyền thống dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, chúng ta đã bước đầu kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững.
Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, nhiều di sản của Việt Nam (thiên nhiên, văn hóa vật thể và phi vật thể) đã được chuẩn bị hồ sơ, đệ trình thành công và được UNESCO công nhận, trong đó Vịnh Hạ Long (năm 1994 và 2000), Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (năm 2003) được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới; Quần thể di tích cố đô Huế (năm 1993), Phố cổ Hội An (năm 1999), Khu di tích Mỹ Sơn (1999), Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành Nhà Hồ (2011) được công nhận là di sản văn hóa thế giới; Âm nhạc Cung đình Việt Nam - Nhã nhạc triều Nguyễn (2003), Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca quan họ Bắc Ninh (2009), Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (năm 2010) được ghi danh trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Hát Ca trù (2009) và Hát xoan Phú Thọ (2011) được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Ngoài ra, Mộc bản triều Nguyễn (2009), 82 bia tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc Tử giám, Hà Nội (2010) và Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm ở Bắc Giang (2012) được công nhận là di sản tư liệu thế giới. Qua đó, cộng đồng quốc tế tăng thêm hiểu biết sâu sắc về một đất nước Việt Nam có lịch sử, truyền thống lâu đời, giầu bản sắc văn hóa, với những giá trị được tích lũy qua nhiều thế kỷ. Đồng thời, thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản văn hóa, góp phần nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng tự hào của cộng đồng và người dân địa phương đối với di sản, thu hút sự tham gia tích cực của người dân trong việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.
Trong những năm qua, cùng với quá trình mở rộng quan hệ ngoại giao của đất nước, các hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa ngày càng được mở rộng, qua đó chúng ta có nhiều cơ hội giao lưu, tiếp cận rộng rãi hơn với văn hoá thế giới, chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm giàu thêm kho tàng văn hóa Việt Nam. Theo chiều hướng ngược lại, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liên tục triển khai các chương trình quảng bá hình ảnh quốc gia, giới thiệu đất nước, con người, văn hoá, du lịch, nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài, ví dụ như các Tuần Văn hóa, Ngày Văn hóa, Ngày Việt Nam…
Việc lồng ghép giới thiệu các di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận đã trở thành trọng tâm trong các chương trình này, tạo ấn tượng và tiếng vang tốt đẹp. Đặc biệt, sau 4 năm triển khai vận động với nhiều nỗ lực, vịnh Hạ Long được công nhận là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, tiếp tục khẳng định thương hiệu của Du lịch Việt Nam, cũng như những giá trị nổi bật của vịnh Hạ Long trên thế giới. Cuộc vận động này thu hút sự quan tâm của hàng triệu người dân trong và ngoài nước, trong đó có tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên, góp phần giáo dục, nâng cao ý thức về lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng quan hệ hợp tác Việt Nam-UNESCO trong thời gian tới sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu hơn nữa, trong đó Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam sẽ khẳng định vai trò kết nối các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương đối với các hoạt động liên quan đến UNESCO, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác với UNESCO.
HCTC
(Nguồn Cục Hợp tác quốc tế)