Tiêu chuẩn trong công tác bảo tồn các địa danh lịch sử tại Canada
28/10/2016 | 08:55Chính phủ Canada đóng vai trò quan trọng trong vấn đề di sản văn hoá, được thể hiện rõ qua việc thành lập các tổ chức di sản quốc gia để gìn giữ các đồ vật, bản ghi, các toà nhà và những di chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Canada.
Hiện tại, Chính phủ Canada không có một tuyên bố nào có tính toàn diện và tổng quát về các mục tiêu trong lĩnh vực di sản. Sau đây, chúng tôi chỉ đưa ra khái quát chung về vấn đề di sản Canada và các tiêu chuẩn và hướng dẫn cho công tác bảo tồn các địa danh lịch sử của quốc gia này.
I. Bối cảnh lịch sử
Canada là một liên bang gồm mười tỉnh và ba vùng lãnh thổ, là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới và nằm ở cực Bắc của Bắc Mỹ. Nền văn hóa Canada được hình thành với sự giao thoa về văn hóa giữa người bản địa và hai đất nước châu Âu là Pháp và Anh. Canada công nhận và đánh giá cao sự đa dạng về chủng tộc trong xã hội: có hơn 200 dân tộc cùng chung sống tại Canada; hơn 40 nền văn hóa được đại diện trong nền báo chí các dân tộc thiểu số của Canada; dân nhập cư hiện nay chiếm hơn 50% sự phát triển dân số Canada.
Việc thành lập các thiết chế văn hoá quốc gia Canada vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 xuất phát từ việc Chính phủ Liên bang thừa nhận trách nhiệm của mình đối với việc gìn giữ các tài sản văn hoá quốc gia vì lợi ích của công dân và những thế hệ sau này. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của Chính phủ liên bang là xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá, thành lập cơ quan đại diện sở hữu, quản lý các di sản quốc gia.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi các công nghệ mới xuất hiện và nền kinh tế Canada đã đa dạng hoá, vai trò của chính quyền liên bang trong lĩnh vực văn hoá đã được mở rộng. Chính phủ liên bang không chỉ quản lý và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức văn hoá quốc gia mà còn phát triển các tổ chức hỗ trợ văn hoá dựa trên các chương trình cụ thể. Giai đoạn từ sau thế chiến thứ hai bắt đầu bằng việc xuất bản Báo cáo của Uỷ ban Hoàng gia về Phát triển Nghệ thuật, Văn học và khoa học. Uỷ ban này do Vincent Massey và Georges-Henri Levesque làm đồng chủ tịch. Để xác định chi tiết phạm vi tham gia của liên bang vào vấn đề văn hoá, đặc biệt là đối với di sản và nghệ thuật.
Ba thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ về văn hoá của Canada, chủ yếu là do việc ban hành hàng loạt chính sách quốc gia và các chương trình hỗ trợ nhằm phát triển hơn nữa các lĩnh vực di sản, nghệ thuật và phát thanh truyền hình, và bắt đầu hỗ trợ các ngành kinh doanh văn hoá (bao gồm phim/video, ghi âm, xuất bản, truyền thông mới) và sửa đổi các luật như Luật Phát thanh Truyền hình (1991) và Luật Bản quyền (1988, và 1997 và 2002).
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự mở rộng đối với việc đánh giá và hướng dẫn cho công tác bảo tồn các địa danh lịch sử ở Canada.
II. Khái quát chung về vấn đề di sản Canada
Bởi vì là nhà nước Liên bang, chính phủ liên bang đóng một vai trò tích cực trong vấn đề di sản văn hoá mà ban đầu là việc thành lập các tổ chức di sản quốc gia để gìn giữ các đồ vật, bản ghi, các toà nhà và những di chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Canada. Hiện tại, Chính phủ Canada không có một tuyên bố nào có tính toàn diện và tổng quát về mục các tiêu trong lĩnh vực di sản. Chính sách di sản hiện nay phản ánh sự phát triển của một loạt các thiết chế, hầu hết tập trung vào những lĩnh vực cụ thể của di sản như bảo tàng, lưu trữ, di tích lịch sử và tài sản văn hoá.
Những diễn biến gần đây trong lĩnh vực di sản: Chính phủ cam kết thực hiện một sáng kiến nhằm bảo tồn các công trình di sản tại các cộng đồng, sát nhập Viện Lưu trữ Canada và Thư viện Quốc gia Canada thành một cơ quan chung. Trong những năm qua, Bộ Di sản tham khảo ý kiến của người dân và các giới hoạt động trong lĩnh vực di sản về những định hướng mới cho chính sách di sản liên bang mà có thể đoàn kết được người dân Canada thông qua vấn đề di sản, chia sẻ những giá trị đa dạng và thúc đẩy hơn nữa tinh thần chia sẻ giữa các công dân. Chính sách văn hoá gần đây đã được sửa đổi toàn diện hơn, trong đó bổ sung được Chính sách Bảo tàng Canada , các yếu tố để hỗ trợ cho cộng đồng hoạt động về di sản, các cộng đồng này vốn được xem là biện pháp thu hút được sự tham gia của rất nhiều người dân Canada.
Mục tiêu chủ đạo trong chính sách liên bang về di sản ở Canada bao gồm nâng cao khả năng gìn giữ và bảo tồn để gìn giữ được nhiều hơn các di sản của đất nước và tạo điều kiện để mọi người có thể chia sẻ và tìm hiểu các di sản. Năm 2004 Cơ quan Quốc gia về Kiểm toán đã đưa ra một bản báo cáo trong đó nói rằng các di sản ở Canada đang có nguy cơ bị mất mát và kêu gọi chính phủ ban hành biện pháp mang tính chiến lược hơn và toàn diện hơn để bảo vệ các di sản văn hoá. Xây dựng khả năng của các cộng đồng hoạt động về di sản là một phần quan trọng của chính sách di sản. Ngoài ra còn có các vấn đề quan trọng khác mà chính sách di sản phải quan tâm như nâng cao khả năng tiếp cận, trao đổi với các cơ quan quản lý và hoạt động về di sản.
Liên bang Canada đã mở rộng các chương trình và các tổ chức sau nhằm bảo tồn di sản:
- Chương trình Hỗ trợ Bảo tàng (MAP): MAP thực hiện hỗ trợ đối với các bảo tàng ở Canada cho các dự án về lịch sử của Canada, thúc đẩy phát triển các bảo tàng về người Bản địa, hỗ trợ trao đổi và đối thoại.
- Chương trình các Tài sản Văn hoá Di dời được (MCPP): Chính phủ Canada bảo vệ các di sản văn hoá di dời được thông qua Luật Xuất khẩu và Nhập khẩu Tài sản Văn hoá (1997) để bảo đảm rằng các di sản văn hoá có ý nghĩa đối với quốc gia sẽ được gìn giữ trong những bộ sưu tập của nhà nước và để công chúng có thể tìm hiểu được. Canada cũng hợp tác với các nước khác để đấu tranh chống lại việc buôn bán bất hợp pháp các tài sản văn hoá.
- Uỷ ban giám sát xuất khẩu tài sản văn hoá (CCPERB): là một cơ quan độc lập được thành lập theo Luật Xuất khẩu và Nhập khẩu Tài sản Văn hoá để chứng nhận một tài sản văn hoá phục vụ cho mục đích đánh thuế thu nhập. Luật Xuất khẩu và Nhập khẩu Tài sản Văn hoá và Luật Thuế Thu nhập quy định các biện pháp ưu đãi thuế để khuyến khích lòng phúc thiện thông qua việc tặng vật hoặc bán các tài sản văn hoá quan trọng cho các cơ quan, tổ chức được chỉ định.
- Chương trình Hỗ trợ triển lãm lưu động (TREX): nhận thấy tầm quan trọng về văn hoá và lợi ích kinh tế của các triển lãm lưu động, Luật Hỗ trợ triển lãm lưu động (1999) đã đưa ra quy định theo đó Chính phủ bảo đảm gánh chịu những rủi ro tài chính do mất mát hoặc hư hại đối với các đồ vật được trưng bày tại những triển lãm lưu động hợp pháp.
- Mạng lưới thông tin di sản (CHIN): quản lý bảo tàng trực tuyến và các dịch vụ thông tin trực tuyến, cung cấp các thông tin về hiện vật tại các bảo tàng, các di vật và các di chỉ khảo cổ, và những Triển lãm ảo.
- Viện bảo tồn Canada (CCI): thúc đẩy việc gìn giữ các tài sản văn hoá di dời được của Canada, nâng cao năng lực bảo tồn tại các bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, các tổ chức hàn lâm và những cơ quan di sản khác.
- Các tổ chức di sản quốc gia: bao gồm Phòng trưng bày quốc gia Canada, Bảo tàng Văn minh Canada, Bảo tàng Chiến tranh Canada, Bảo tàng Tự nhiên Canada, bảo tàng Khoa học Kỹ thuật Canada, Cơ quan (Viện) Lưu Trữ Quốc gia Canada và Thư viện Quốc gia Canada.
- Các chương trình khác: bao gồm Nhóm Hoạt động Thanh niên ở các Cơ quan Di sản, bảo tàng ảo Canada, các chương trình về ngôn ngữ chính thức hỗ trợ hoạt động di sản trong khuôn khổ các cộng đồng thiểu số và Quỹ Memory. Ngoài ra còn có các hoạt động và chương trình đa dạng khác của các cơ quan quản lý di sản.
Một số thách thức mà ngành di sản ở Canada đang phải đối mặt là tìm cách ngăn chặn sự xuống cấp hoặc biến mất của các di tích lịch sử, các toà nhà cổ và di chỉ khảo cổ ở Canada. Trong nửa thập kỉ qua có 20% các toà nhà cổ và một số lượng lớn các di chỉ khảo cổ của Canada đã biến mất. Là một người chủ sở hữu lớn nhất ở Canada, chính phủ liên bang đang xem xét thay đổi các biện pháp nhằm bảo vệ các toà nhà cổ của liên bang. Mục tiêu của Chính sách Di sản Xây dựng Liên bang là bảo vệ đặc thù của các toà nhà được liên bang lựa chọn cho thế hệ hiện tại và tương lai bằng cách kéo dài việc sử dụng các ngôi nhà đó theo cách có thể gìn giữ được những đặc thù đó. Sáng kiến Di tích Lịch sử (HPI) là một chiến lược do cơ quan Parks Canada ban hành nhằm tư vấn cho chính quyền các tỉnh và vùng lãnh thổ và cho các ngành ở Canada và cho các ngành, lĩnh vực nhằm tạo thói quen, hiểu biết trong việc gìn giữ các di sản trên cả nước. HIP đã lập Danh mục các Di tích Lịch sử, xây dựng Các tiêu chuẩn và Hướng dẫn để Bảo tồn các Di tích lịch sử ở Canada và Quỹ Khuyến khích việc mua lại các Tài sản Di sản. Các công việc khác cũng đang được tiến hành nhằm xây dựng một khung pháp lý cho việc bảo vệ các di tích lịch sử ở Canada.
Parks Canada là cơ quan quản lý chương trình quốc gia về ghi nhận các giá trị lịch sử, việc ghi nhận này sẽ chính thức công nhận các di tích lịch sử quốc gia. Theo đề nghị của Uỷ ban Công trình và Di tích Lịch sử, Bộ Trưởng Bộ Môi trường thực hiện việc truy tặng danh hiệu đó. Cho đến ngày nay, có trên 850 di tích, 560 danh nhân và 325 sự kiện đã được công nhận. Trong quá trình công nhận, các ưu tiên được dành cho di tích lịch sử của dân tộc bản địa, phụ nữ và các cộng đồng văn hoá dân tộc thiểu số.
Các luật sau đây điều chỉnh vấn đề di sản văn hoá:
* Luật Xuất khẩu và nhập khẩu tài sản văn hoá (1977): luật này điều chỉnh việc xuất khẩu các tài sản văn hoá từ Canada ra nước ngoài, và việc nhập khẩu các tài sản văn hoá vào Canada mà những tài sản này đã được xuất khẩu bất hợp pháp từ nước ngoài;
* Luật Thuế thu nhập: quy định việc miễn trừ các khoản thuế lợi vốn đối với các tài sản văn hoá đã được thừa nhận, mà tài sản đó được tặng hoặc bán cho những tổ chức được chỉ định hoặc cơ quan nhà nước ở Canada; các món quà tặng là tài sản văn hoá cũng được miễn thuế;
* Luật Hỗ trợ triển lãm lưu động: luật này quy định biện pháp bồi thường cho các triển lãm lưu động trong trường hợp có hư hỏng hoặc mất mát;
* Luật vườn Quốc gia Canada (2000): điều chỉnh các vấn đề liên quan đến vườn Quốc gia Canada;
* Luật Cơ quan quản lý vườn Quốc gia (1998): quy định khuôn khổ hoạt động mới cho các Cơ quan quản lý vườn Quốc gia, và các cơ quan của Chính phủ liên bang hoạt động trong lĩnh vực này;
* Luật các Công trình và di tích lịch sử (1985): Luật đã thành lập Uỷ ban Canada về các công trình và di tích lịch sử;
* Luật Bảo vệ các nhà ga Di sản (1985): theo Luật này Bộ trưởng Bộ Môi trường có trách nhiệm phải thực hiện phá bỏ hoặc sửa đổi một số nhà ga xe lửa đã được chỉ định;
* Luật Thành lập Bộ Giao thông: Quy chế Kênh đào lịch sử ban hành kèm theo luật này để quy định vấn đề gìn giữ các kênh đào có giá trị lịch sử;
* Luật Vận tải đường thủy (2001): Quy chế Di sản các tàu bị đắm được ban hành kèm theo luật này nhằm bảo vệ di vật của các tàu bị đắm. Luật liên bang không có quy định liên quan đến khảo cổ;
* Luật về Ngôi nhà của Laurier (1952): luật này quy định việc quản lý và gìn giữ ngôi nhà của Thủ tướng Wilfred Laurier;
* Luật về các chiến trường Quốc gia ở Quebec (1908): luật này quy định việc gìn giữ các di tích chiến trường lịch sử (Đồng bằng Abraham) ở Quebec.
III. Tiêu chuẩn và hướng dẫn cho công tác bảo tồn các địa danh lịch sử ở Canada
Các tiêu chuẩn chung (để bảo tồn, phục hồi và trùng tu)
1. Bảo tồn giá trị di sản của một địa danh lịch sử. Không di rời, thay thế hoặc thay đổi một phần tính nguyên bản hoặc sửa chữa các yếu tố đặc trưng.
2. Bảo tồn các thay đổi của một địa danh lịch sử, theo thời gian, trở thành các yếu tố đặc trưng vốn có.
3. Bảo tồn giá trị di sản thông qua việc áp dụng phương thức tiếp cận có sự can thiệp nhỏ.
4. Thừa nhận mỗi địa danh lịch sử dựa trên ghi chép theo thời gian, địa điểm và khai thác sử dụng. Không tạo ra cảm nhận lịch sử gây hiểu nhầm bằng việc thêm các yếu tố từ các địa danh lịch sử hoặc các tài sản khác, hoặc kết hợp các đặc điểm của tài sản tương tự mà chưa từng cùng tồn tại.
5. Tìm cách khai thác sử dụng địa danh lịch sử cần có sự thay đổi nhỏ hoặc không cần thay đổi các yếu tố đặc trưng.
7. Đánh giá điều kiện hiện có về các yếu tố đặc trưng để xác định sự can thiệp phù hợp cần thực hiện. Sử dụng các công cụ nhẹ nhàng nhất trong trường hợp cần đến bất kỳ can thiệp nào. Tôn trọng giá trị di sản khi thực hiện can thiệp.
8. Duy trì các yếu tố đặc trưng trên cơ sở liên tục. Sửa chữa các yếu tố đặc trưng bằng việc sử dụng các vật liệu của chúng có sử dụng các phương thức bảo tồn được công nhận. Thay thế bất kỳ bộ phận bị xuống cấp nghiêm trọng hoặc thất lạc thuộc các yếu tố đặc trưng.
9. Thực hiện bất kỳ sự can thiệp nào đều cần phải bảo tồn các yếu tố đặc trưng vật lý và thị giác tương thích với địa danh lịch sử và có thể xác định dựa trên giám sát chặt chẽ. Cần làm thành văn bản bất kỳ sự can thiệp nào để tham chiếu trong tương lai.
Các tiêu chuẩn bổ sung có liên quan đến phục hồi
1. Sửa chữa tốt hơn là thay thế các yếu tố đặc trưng. Khi các yếu tố đặc trưng bị xuống cấp nghiêm trọng cần sửa chữa, và khi các bằng chứng vật lý đầy đủ tồn tại, thay thế chúng bằng các yếu tố mới phù hợp với các loại hình, vật tư, và chi tiết các phiên bản phù hợp của cùng các yếu tố đó. Khi không có đủ bằng chứng vật lý, tạo hình thức, vật tư và chi tiết của các yếu tố mới tương thích với đặc điểm của địa danh lịch sử.
2. Bảo tồn giá trị di sản và các yếu tố đặc trưng khi tạo nên bất kỳ bổ sung mới nào cho địa danh lịch sử hoặc xây mới có liên quan. Tạo dựng công trình mới về mặt vật lý và thị giác tương tích với, phụ thuộc và có khả năng phân biệt với địa danh lịch sử.
3. Tạo thêm mới hoặc xây mới có liên quan để hình thức cần thiết và tính nguyên bản của địa danh lịch sử sẽ không bị suy giảm nếu công trình mới bị dịch truyển trong tương lai.
Các tiêu chuẩn bổ sung liên quan đến trùng tu
1. Sửa chữa tốt hơn là thay thế các yếu tố đặc trưng từ giai đoạn trùng tu. Khi các yếu tố đặc trưng đã bị xuống cấp trầm trọng cần phải sửa chữa. Khi các yếu tố đặc trưng bị xuống cấp nghiêm trọng cần sửa chữa, và khi các bằng chứng vật lý đầy đủ tồn tại, thay thế chúng bằng các yếu tố mới phù hợp với các loại hình, vật tư và chi tiết các phiên bản phù hợp của cùng các yếu tố đó.
2. Thay thế các điểm bị mất trong giai đoạn trùng tu với các điểm mới mà các hình thái, vật liệu và chi tiết dựa trên bằng chứng vật lý, hồ sơ và hoặc/truyền miệng đầy đủ./.
I. Bối cảnh lịch sử
Canada là một liên bang gồm mười tỉnh và ba vùng lãnh thổ, là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới và nằm ở cực Bắc của Bắc Mỹ. Nền văn hóa Canada được hình thành với sự giao thoa về văn hóa giữa người bản địa và hai đất nước châu Âu là Pháp và Anh. Canada công nhận và đánh giá cao sự đa dạng về chủng tộc trong xã hội: có hơn 200 dân tộc cùng chung sống tại Canada; hơn 40 nền văn hóa được đại diện trong nền báo chí các dân tộc thiểu số của Canada; dân nhập cư hiện nay chiếm hơn 50% sự phát triển dân số Canada.
Ảnh minh họa. (Nguồn: kienthuc.net.vn)
Mô hình văn hoá Canada được hình thành từ những cộng đồng dân cư nhỏ lẻ và phân tán, quy mô kinh tế hạn chế và chi phí sản xuất cao, sự tương đồng với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (quốc gia lớn nhất thế giới và có ảnh hưởng mạnh nhất về văn hoá), sự pha trộn độc đáo trong văn hoá dân tộc, hệ thống hai ngôn ngữ chính thức (tiếng Pháp và tiếng Anh), và văn hoá dân tộc Bản địa đa dạng. Những diễn biến đang diễn ra về chính sách văn hoá Canada do Chính phủ liên bang thực hiện chủ yếu xuất phát từ nhu cầu bảo vệ và gìn giữ chủ quyền Canada, tăng cường đoàn kết dân tộc và bảo vệ bản sắc văn hoá.Việc thành lập các thiết chế văn hoá quốc gia Canada vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 xuất phát từ việc Chính phủ Liên bang thừa nhận trách nhiệm của mình đối với việc gìn giữ các tài sản văn hoá quốc gia vì lợi ích của công dân và những thế hệ sau này. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của Chính phủ liên bang là xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá, thành lập cơ quan đại diện sở hữu, quản lý các di sản quốc gia.
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi các công nghệ mới xuất hiện và nền kinh tế Canada đã đa dạng hoá, vai trò của chính quyền liên bang trong lĩnh vực văn hoá đã được mở rộng. Chính phủ liên bang không chỉ quản lý và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức văn hoá quốc gia mà còn phát triển các tổ chức hỗ trợ văn hoá dựa trên các chương trình cụ thể. Giai đoạn từ sau thế chiến thứ hai bắt đầu bằng việc xuất bản Báo cáo của Uỷ ban Hoàng gia về Phát triển Nghệ thuật, Văn học và khoa học. Uỷ ban này do Vincent Massey và Georges-Henri Levesque làm đồng chủ tịch. Để xác định chi tiết phạm vi tham gia của liên bang vào vấn đề văn hoá, đặc biệt là đối với di sản và nghệ thuật.
Ba thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ về văn hoá của Canada, chủ yếu là do việc ban hành hàng loạt chính sách quốc gia và các chương trình hỗ trợ nhằm phát triển hơn nữa các lĩnh vực di sản, nghệ thuật và phát thanh truyền hình, và bắt đầu hỗ trợ các ngành kinh doanh văn hoá (bao gồm phim/video, ghi âm, xuất bản, truyền thông mới) và sửa đổi các luật như Luật Phát thanh Truyền hình (1991) và Luật Bản quyền (1988, và 1997 và 2002).
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự mở rộng đối với việc đánh giá và hướng dẫn cho công tác bảo tồn các địa danh lịch sử ở Canada.
II. Khái quát chung về vấn đề di sản Canada
Bởi vì là nhà nước Liên bang, chính phủ liên bang đóng một vai trò tích cực trong vấn đề di sản văn hoá mà ban đầu là việc thành lập các tổ chức di sản quốc gia để gìn giữ các đồ vật, bản ghi, các toà nhà và những di chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Canada. Hiện tại, Chính phủ Canada không có một tuyên bố nào có tính toàn diện và tổng quát về mục các tiêu trong lĩnh vực di sản. Chính sách di sản hiện nay phản ánh sự phát triển của một loạt các thiết chế, hầu hết tập trung vào những lĩnh vực cụ thể của di sản như bảo tàng, lưu trữ, di tích lịch sử và tài sản văn hoá.
Nguồn: vncanada.vn
Vấn đề di sản có một vị trí đặc biệt đối với các cơ quan quản lý Di sản ở Canada. Canada đã phát triển một cơ cấu tổ chức nhằm thúc đẩy mối liên kết ngang giữa chính sách di sản và những khía cạnh khác của chính sách văn hoá, bảo đảm rằng việc gìn giữ lâu dài và việc tiếp cận đến các tác phẩm văn hoá phải được đưa vào trong những chiến lược mới về phim truyện, bản ghi âm và các nội dung được thể hiện dưới dạng kỹ thuật số. Bộ Di sản phối hợp cùng Cơ quan thư viện và lưu trữ Canada thông qua Chương trình gìn giữ Âm thanh- Hình ảnh để bảo tồn và làm cho các bản ghi âm nhạc, di sản và phim truyện khả dụng không còn tồn tại trong phân phối thương mại nữa.Những diễn biến gần đây trong lĩnh vực di sản: Chính phủ cam kết thực hiện một sáng kiến nhằm bảo tồn các công trình di sản tại các cộng đồng, sát nhập Viện Lưu trữ Canada và Thư viện Quốc gia Canada thành một cơ quan chung. Trong những năm qua, Bộ Di sản tham khảo ý kiến của người dân và các giới hoạt động trong lĩnh vực di sản về những định hướng mới cho chính sách di sản liên bang mà có thể đoàn kết được người dân Canada thông qua vấn đề di sản, chia sẻ những giá trị đa dạng và thúc đẩy hơn nữa tinh thần chia sẻ giữa các công dân. Chính sách văn hoá gần đây đã được sửa đổi toàn diện hơn, trong đó bổ sung được Chính sách Bảo tàng Canada , các yếu tố để hỗ trợ cho cộng đồng hoạt động về di sản, các cộng đồng này vốn được xem là biện pháp thu hút được sự tham gia của rất nhiều người dân Canada.
Mục tiêu chủ đạo trong chính sách liên bang về di sản ở Canada bao gồm nâng cao khả năng gìn giữ và bảo tồn để gìn giữ được nhiều hơn các di sản của đất nước và tạo điều kiện để mọi người có thể chia sẻ và tìm hiểu các di sản. Năm 2004 Cơ quan Quốc gia về Kiểm toán đã đưa ra một bản báo cáo trong đó nói rằng các di sản ở Canada đang có nguy cơ bị mất mát và kêu gọi chính phủ ban hành biện pháp mang tính chiến lược hơn và toàn diện hơn để bảo vệ các di sản văn hoá. Xây dựng khả năng của các cộng đồng hoạt động về di sản là một phần quan trọng của chính sách di sản. Ngoài ra còn có các vấn đề quan trọng khác mà chính sách di sản phải quan tâm như nâng cao khả năng tiếp cận, trao đổi với các cơ quan quản lý và hoạt động về di sản.
Liên bang Canada đã mở rộng các chương trình và các tổ chức sau nhằm bảo tồn di sản:
- Chương trình Hỗ trợ Bảo tàng (MAP): MAP thực hiện hỗ trợ đối với các bảo tàng ở Canada cho các dự án về lịch sử của Canada, thúc đẩy phát triển các bảo tàng về người Bản địa, hỗ trợ trao đổi và đối thoại.
- Chương trình các Tài sản Văn hoá Di dời được (MCPP): Chính phủ Canada bảo vệ các di sản văn hoá di dời được thông qua Luật Xuất khẩu và Nhập khẩu Tài sản Văn hoá (1997) để bảo đảm rằng các di sản văn hoá có ý nghĩa đối với quốc gia sẽ được gìn giữ trong những bộ sưu tập của nhà nước và để công chúng có thể tìm hiểu được. Canada cũng hợp tác với các nước khác để đấu tranh chống lại việc buôn bán bất hợp pháp các tài sản văn hoá.
- Uỷ ban giám sát xuất khẩu tài sản văn hoá (CCPERB): là một cơ quan độc lập được thành lập theo Luật Xuất khẩu và Nhập khẩu Tài sản Văn hoá để chứng nhận một tài sản văn hoá phục vụ cho mục đích đánh thuế thu nhập. Luật Xuất khẩu và Nhập khẩu Tài sản Văn hoá và Luật Thuế Thu nhập quy định các biện pháp ưu đãi thuế để khuyến khích lòng phúc thiện thông qua việc tặng vật hoặc bán các tài sản văn hoá quan trọng cho các cơ quan, tổ chức được chỉ định.
- Chương trình Hỗ trợ triển lãm lưu động (TREX): nhận thấy tầm quan trọng về văn hoá và lợi ích kinh tế của các triển lãm lưu động, Luật Hỗ trợ triển lãm lưu động (1999) đã đưa ra quy định theo đó Chính phủ bảo đảm gánh chịu những rủi ro tài chính do mất mát hoặc hư hại đối với các đồ vật được trưng bày tại những triển lãm lưu động hợp pháp.
- Mạng lưới thông tin di sản (CHIN): quản lý bảo tàng trực tuyến và các dịch vụ thông tin trực tuyến, cung cấp các thông tin về hiện vật tại các bảo tàng, các di vật và các di chỉ khảo cổ, và những Triển lãm ảo.
- Viện bảo tồn Canada (CCI): thúc đẩy việc gìn giữ các tài sản văn hoá di dời được của Canada, nâng cao năng lực bảo tồn tại các bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, các tổ chức hàn lâm và những cơ quan di sản khác.
- Các tổ chức di sản quốc gia: bao gồm Phòng trưng bày quốc gia Canada, Bảo tàng Văn minh Canada, Bảo tàng Chiến tranh Canada, Bảo tàng Tự nhiên Canada, bảo tàng Khoa học Kỹ thuật Canada, Cơ quan (Viện) Lưu Trữ Quốc gia Canada và Thư viện Quốc gia Canada.
- Các chương trình khác: bao gồm Nhóm Hoạt động Thanh niên ở các Cơ quan Di sản, bảo tàng ảo Canada, các chương trình về ngôn ngữ chính thức hỗ trợ hoạt động di sản trong khuôn khổ các cộng đồng thiểu số và Quỹ Memory. Ngoài ra còn có các hoạt động và chương trình đa dạng khác của các cơ quan quản lý di sản.
Một số thách thức mà ngành di sản ở Canada đang phải đối mặt là tìm cách ngăn chặn sự xuống cấp hoặc biến mất của các di tích lịch sử, các toà nhà cổ và di chỉ khảo cổ ở Canada. Trong nửa thập kỉ qua có 20% các toà nhà cổ và một số lượng lớn các di chỉ khảo cổ của Canada đã biến mất. Là một người chủ sở hữu lớn nhất ở Canada, chính phủ liên bang đang xem xét thay đổi các biện pháp nhằm bảo vệ các toà nhà cổ của liên bang. Mục tiêu của Chính sách Di sản Xây dựng Liên bang là bảo vệ đặc thù của các toà nhà được liên bang lựa chọn cho thế hệ hiện tại và tương lai bằng cách kéo dài việc sử dụng các ngôi nhà đó theo cách có thể gìn giữ được những đặc thù đó. Sáng kiến Di tích Lịch sử (HPI) là một chiến lược do cơ quan Parks Canada ban hành nhằm tư vấn cho chính quyền các tỉnh và vùng lãnh thổ và cho các ngành ở Canada và cho các ngành, lĩnh vực nhằm tạo thói quen, hiểu biết trong việc gìn giữ các di sản trên cả nước. HIP đã lập Danh mục các Di tích Lịch sử, xây dựng Các tiêu chuẩn và Hướng dẫn để Bảo tồn các Di tích lịch sử ở Canada và Quỹ Khuyến khích việc mua lại các Tài sản Di sản. Các công việc khác cũng đang được tiến hành nhằm xây dựng một khung pháp lý cho việc bảo vệ các di tích lịch sử ở Canada.
Parks Canada là cơ quan quản lý chương trình quốc gia về ghi nhận các giá trị lịch sử, việc ghi nhận này sẽ chính thức công nhận các di tích lịch sử quốc gia. Theo đề nghị của Uỷ ban Công trình và Di tích Lịch sử, Bộ Trưởng Bộ Môi trường thực hiện việc truy tặng danh hiệu đó. Cho đến ngày nay, có trên 850 di tích, 560 danh nhân và 325 sự kiện đã được công nhận. Trong quá trình công nhận, các ưu tiên được dành cho di tích lịch sử của dân tộc bản địa, phụ nữ và các cộng đồng văn hoá dân tộc thiểu số.
Các luật sau đây điều chỉnh vấn đề di sản văn hoá:
* Luật Xuất khẩu và nhập khẩu tài sản văn hoá (1977): luật này điều chỉnh việc xuất khẩu các tài sản văn hoá từ Canada ra nước ngoài, và việc nhập khẩu các tài sản văn hoá vào Canada mà những tài sản này đã được xuất khẩu bất hợp pháp từ nước ngoài;
* Luật Thuế thu nhập: quy định việc miễn trừ các khoản thuế lợi vốn đối với các tài sản văn hoá đã được thừa nhận, mà tài sản đó được tặng hoặc bán cho những tổ chức được chỉ định hoặc cơ quan nhà nước ở Canada; các món quà tặng là tài sản văn hoá cũng được miễn thuế;
* Luật Hỗ trợ triển lãm lưu động: luật này quy định biện pháp bồi thường cho các triển lãm lưu động trong trường hợp có hư hỏng hoặc mất mát;
* Luật vườn Quốc gia Canada (2000): điều chỉnh các vấn đề liên quan đến vườn Quốc gia Canada;
* Luật Cơ quan quản lý vườn Quốc gia (1998): quy định khuôn khổ hoạt động mới cho các Cơ quan quản lý vườn Quốc gia, và các cơ quan của Chính phủ liên bang hoạt động trong lĩnh vực này;
* Luật các Công trình và di tích lịch sử (1985): Luật đã thành lập Uỷ ban Canada về các công trình và di tích lịch sử;
* Luật Bảo vệ các nhà ga Di sản (1985): theo Luật này Bộ trưởng Bộ Môi trường có trách nhiệm phải thực hiện phá bỏ hoặc sửa đổi một số nhà ga xe lửa đã được chỉ định;
* Luật Thành lập Bộ Giao thông: Quy chế Kênh đào lịch sử ban hành kèm theo luật này để quy định vấn đề gìn giữ các kênh đào có giá trị lịch sử;
* Luật Vận tải đường thủy (2001): Quy chế Di sản các tàu bị đắm được ban hành kèm theo luật này nhằm bảo vệ di vật của các tàu bị đắm. Luật liên bang không có quy định liên quan đến khảo cổ;
* Luật về Ngôi nhà của Laurier (1952): luật này quy định việc quản lý và gìn giữ ngôi nhà của Thủ tướng Wilfred Laurier;
* Luật về các chiến trường Quốc gia ở Quebec (1908): luật này quy định việc gìn giữ các di tích chiến trường lịch sử (Đồng bằng Abraham) ở Quebec.
III. Tiêu chuẩn và hướng dẫn cho công tác bảo tồn các địa danh lịch sử ở Canada
Các tiêu chuẩn chung (để bảo tồn, phục hồi và trùng tu)
1. Bảo tồn giá trị di sản của một địa danh lịch sử. Không di rời, thay thế hoặc thay đổi một phần tính nguyên bản hoặc sửa chữa các yếu tố đặc trưng.
2. Bảo tồn các thay đổi của một địa danh lịch sử, theo thời gian, trở thành các yếu tố đặc trưng vốn có.
3. Bảo tồn giá trị di sản thông qua việc áp dụng phương thức tiếp cận có sự can thiệp nhỏ.
4. Thừa nhận mỗi địa danh lịch sử dựa trên ghi chép theo thời gian, địa điểm và khai thác sử dụng. Không tạo ra cảm nhận lịch sử gây hiểu nhầm bằng việc thêm các yếu tố từ các địa danh lịch sử hoặc các tài sản khác, hoặc kết hợp các đặc điểm của tài sản tương tự mà chưa từng cùng tồn tại.
5. Tìm cách khai thác sử dụng địa danh lịch sử cần có sự thay đổi nhỏ hoặc không cần thay đổi các yếu tố đặc trưng.
Nguồn: kienthuc.net.vn
6. Bảo vệ và nếu cần thiết, tạo sự ổn đinh cho địa danh lịch sử đến thật khi thực hiện can thiệp tiếp theo. Khi có khả năng ảnh hưởng đến các tài nguyên khảo cổ học, thì cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu để hạn chế thiệt hại và mất thông tin.7. Đánh giá điều kiện hiện có về các yếu tố đặc trưng để xác định sự can thiệp phù hợp cần thực hiện. Sử dụng các công cụ nhẹ nhàng nhất trong trường hợp cần đến bất kỳ can thiệp nào. Tôn trọng giá trị di sản khi thực hiện can thiệp.
8. Duy trì các yếu tố đặc trưng trên cơ sở liên tục. Sửa chữa các yếu tố đặc trưng bằng việc sử dụng các vật liệu của chúng có sử dụng các phương thức bảo tồn được công nhận. Thay thế bất kỳ bộ phận bị xuống cấp nghiêm trọng hoặc thất lạc thuộc các yếu tố đặc trưng.
9. Thực hiện bất kỳ sự can thiệp nào đều cần phải bảo tồn các yếu tố đặc trưng vật lý và thị giác tương thích với địa danh lịch sử và có thể xác định dựa trên giám sát chặt chẽ. Cần làm thành văn bản bất kỳ sự can thiệp nào để tham chiếu trong tương lai.
Các tiêu chuẩn bổ sung có liên quan đến phục hồi
1. Sửa chữa tốt hơn là thay thế các yếu tố đặc trưng. Khi các yếu tố đặc trưng bị xuống cấp nghiêm trọng cần sửa chữa, và khi các bằng chứng vật lý đầy đủ tồn tại, thay thế chúng bằng các yếu tố mới phù hợp với các loại hình, vật tư, và chi tiết các phiên bản phù hợp của cùng các yếu tố đó. Khi không có đủ bằng chứng vật lý, tạo hình thức, vật tư và chi tiết của các yếu tố mới tương thích với đặc điểm của địa danh lịch sử.
2. Bảo tồn giá trị di sản và các yếu tố đặc trưng khi tạo nên bất kỳ bổ sung mới nào cho địa danh lịch sử hoặc xây mới có liên quan. Tạo dựng công trình mới về mặt vật lý và thị giác tương tích với, phụ thuộc và có khả năng phân biệt với địa danh lịch sử.
3. Tạo thêm mới hoặc xây mới có liên quan để hình thức cần thiết và tính nguyên bản của địa danh lịch sử sẽ không bị suy giảm nếu công trình mới bị dịch truyển trong tương lai.
Các tiêu chuẩn bổ sung liên quan đến trùng tu
1. Sửa chữa tốt hơn là thay thế các yếu tố đặc trưng từ giai đoạn trùng tu. Khi các yếu tố đặc trưng đã bị xuống cấp trầm trọng cần phải sửa chữa. Khi các yếu tố đặc trưng bị xuống cấp nghiêm trọng cần sửa chữa, và khi các bằng chứng vật lý đầy đủ tồn tại, thay thế chúng bằng các yếu tố mới phù hợp với các loại hình, vật tư và chi tiết các phiên bản phù hợp của cùng các yếu tố đó.
2. Thay thế các điểm bị mất trong giai đoạn trùng tu với các điểm mới mà các hình thái, vật liệu và chi tiết dựa trên bằng chứng vật lý, hồ sơ và hoặc/truyền miệng đầy đủ./.
Hiền Lê lược dịch (Nguồn: historicplaces.ca)