Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thừa Thiên Huế: Hệ thống thư viện công cộng đổi mới, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc

31/10/2024 | 16:15

Những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, UBND các cấp, các Sở, ban ngành địa phương và Nhân dân, hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế luôn luôn đổi mới, sáng tạo và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 01 thư viện cấp tỉnh (Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế hiện có 324.505 bản sách, có 452.113 tài liệu số, 11 cơ sở dữ liệu được xử lý, lưu trữ và phục vụ bạn đọc trên phần mềm điện tử tích hợp Ilib và phần mềm eMicLib); 08 thư viện cấp huyện (07 Thư viện thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã quản lý; 01 Thư viện - Thư viện huyện Nam Đông do Phòng Văn hóa và Thông tin trực tiếp quản lý). 

Thừa Thiên Huế: Hệ thống thư viện công cộng đổi mới, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc - Ảnh 1.

Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các đơn vị trong tỉnh và ngoài tỉnh, các địa phương triển khai sưu tầm, số hóa, bảo quản và phục hồi giá trị tài liệu Hán - Nôm. Sau 15 năm thực hiện (qua hai giai đoạn 2009-2019, 2020-2024), các loại hình tài liệu được thực hiện bao gồm các thể loại như: Sắc phong, chế, chiếu chỉ, lệnh chỉ, gia phả, địa bạ, đinh bạ, văn bằng, văn bản hành chính, văn cúng đang lưu giữ tại các dòng họ, làng với sự phong phú và đa dạng, nhiều chất liệu khác nhau đã được sưu tầm, số hóa thành hơn 426.000 trang/ 5.387 đầu tài liệu Hán - Nôm có giá trị (tính đến năm 2023). Các tài liệu được sao chụp trực tiếp từ các văn bản gốc, mỗi loại hình tài liệu được phản ánh những đặc trưng và sự tồn tại trong lịch sử hình thành của địa phương. Trong số tài liệu mà Thư viện đã số hóa được đến thời điểm hiện tại có rất nhiều tài liệu có giá trị, quý hiếm cần được bảo tồn, nghiên cứu và phát huy giá trị.

Từ năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì thực hiện Đề án "Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế" với mục tiêu tập hợp, lưu giữ, giới thiệu sách quý, tài liệu quý, hiếm, có giá trị cao về Thừa Thiên Huế với chất lượng nội dung tốt nhất, được tuyển chọn kỹ nhằm góp phần quảng bá văn hóa và con người Huế đến đông đảo độc giả trong và ngoài nước; hình thành sản phẩm quà tặng đặc biệt riêng có của vùng đất Cố đô. Đến nay, Tủ sách Huế đã được cấp về cho toàn bộ hệ thống thư viện công cộng, thư viện trường Đại học, cao đẳng, thư viện trường THPT, các thư viện chuyên ngành và làm quà tặng bổ sung thư viện, tủ sách của các ban ngành trung ương, địa phương, các nhà nghiên cứu và được đón nhận tích cực.

Cùng với đó, để nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ về thư viện, địa phương đã chủ động tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách thư viện cơ sở. Bình quân mỗi năm, có 100-150 cán bộ phụ trách thư viện các cấp/ cán bộ văn hóa xã được tập huấn nghiệp vụ thư viện và kỹ 8 năng tổ chức phát triển văn hóa, văn hóa đọc, các hoạt động liên quan đến công tác thư viện do Sở Văn hóa và Thể thao, Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức. Riêng Thư viện Tổng hợp tỉnh, bình quân mỗi năm có 5-7 viên chức, công chức quản lý thư viện được cử tham dự các lớp học, tập huấn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm nâng cao trình độ quản lý và năng lực chuyên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu công việc theo vị trí việc làm.

Thừa Thiên Huế: Hệ thống thư viện công cộng đổi mới, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc - Ảnh 2.

"Tủ sách Huế" - nơi lưu giữ, giới thiệu những cuốn sách quý, quảng bá những giá trị di sản văn hóa, hình ảnh mảnh đất Cố đô qua sách. (Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế)

Hoạt động phục vụ bạn đọc được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị nhằm thu hút người sử dụng đến với thư viện. Bên cạnh nâng cao chất lượng phục vụ, các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thông tin luôn được quan tâm, đẩy mạnh. Việc cấp thẻ bạn đọc được các đơn vị chủ động, xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến với mọi người dân trên địa bàn, hàng năm số thẻ được cấp phục vụ bạn đọc đều tăng, chủ yếu tập trung thực hiện tại Thư viện Tổng hợp tỉnh.

Hoạt động dịch vụ, cung cấp sản phẩm dịch vụ thông tin - thư viện cũng được phát triển và đổi mới tại hệ thống Thư viện đã thu hút lượt bạn đọc tra cứu tài nguyên thông tin luân chuyển, truy cập khai thác, sử dụng tài nguyên thông tin số trên trang thông tin điện tử của Thư viện Tổng hợp tỉnh ngày càng tăng và duy trì ổn định. Để đáp ứng chuyển đổi số trong thư viện, đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên thông tin thư viện thông qua sản phẩm, dịch vụ số, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số thư viện với tổng kinh phí thực hiện được phê duyệt hơn 16 tỷ đồng. Công tác tạo lập, cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông tin luôn được đơn vị chú trọng và xác định là hoạt động nghiệp vụ then chốt, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng. Đồng thời, thực hiện công tác hồi cố cơ sở dữ liệu theo chuẩn nghiệp vụ hiện hành nhằm dần hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ nhu cầu tìm kiếm và khai thác nguồn tài nguyên thông tin trong đơn vị trên môi trường số.

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu đổi mới, hiện đại trong sử dụng các dịch vụ của người sử dụng thư viện trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm đến công tác tăng cường cơ sở vật chất, cải tạo và xây dựng môi trường xanh - sạch - sáng nhằm tạo môi trường gần gũi, thân thiện để thu hút bạn đọc trên cơ sở nguồn lực sẵn có.  Hiện nay, hệ thống thư viện công cộng cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có các sản phẩm thư viện số bao gồm: Sản phẩm Thư mục toàn văn Thừa Thiên Huế qua báo và tạp chí trung ương; sách điện tử; tìm kiếm thông tin theo yêu cầu; đăng ký thẻ trực tuyến; tìm kiếm và gia hạn thời gian sử dụng tài nguyên thông tin trên môi trường mạng internet; các dịch vụ chiếu phim 3D, tô màu, cờ vua… Đồng thời, đã thực hiện liên thông thư viện theo Luật Thư viện quy định, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Viện Nghiên cứu Phát triển… để tích hợp các sản phẩm thư viện lên Hue.S; liên thông với Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh để quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống văn bản Hán Nôm đã thực hiện sưu tầm và số hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên huế.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ nghe nhìn đã thu hút đông đảo mọi người dân tham gia vì sự tiện lợi, đã làm giảm nhu cầu lựa chọn dịch vụ thông tin thư viện của bạn đọc. Để duy trì và phát triển tốt hệ thống thư viện công cộng phục vụ nhiệm vụ phát triển văn hóa đọc, góp phần xây dựng xã hội học tập và phong trào học tập suốt đời trong thư viện trong giai đoạn hiện nay là một nhiệm vụ gặp không ít khó khăn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng việc chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng thực hiện tốt việc định hướng phát triển, đổi mới và sáng tạo cách làm để thu hút và tạo thêm nhiều điều kiện cho bạn đọc tiếp cận với vốn sách, báo, tài liệu truyền thống, thông tin trong thư viện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Địa phương đã triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn của Bộ, đặc biệt là Luật Thư viện và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; xây dựng các kế hoạch, đề án phát triển thư viện và văn hóa đọc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, thu hút người đọc đến thư viện, tạo tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống thư viện công cộng.

PV

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×