Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thư viện Quốc gia tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Văn hóa đọc – thơ ca với cuộc sống”

12/11/2017 | 17:31

Chiều ngày 09/11, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã diễn ra buổi nói chuyện chuyên đề “Văn hóa đọc – thơ ca với cuộc sống”.

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Thư viện Quốc gia Việt Nam, được sự đồng ý của Đảng Ủy Thư viện Quốc gia Việt Nam, Đoàn cơ sở Thư viện Quốc gia Việt Nam phối hợp với Đoàn Cơ sở trường Cao đẳng du lịch Hà Nội tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Văn hóa đọc – Thơ ca với cuộc sống” với sự chia sẻ của diễn giả Nhà thơ, nhà báo – Đại tá Vương Trọng.

Toàn cảnh buổi nói chuyện

Với mục đích truyền cảm hứng, sở thích đọc tới thế hệ trẻ, định hướng tư duy tích cực cho thanh niên thông qua những bài thơ gắn liền với cuộc sống, buổi nói chuyện chuyên đề “Văn hóa đọc – Thơ ca với cuộc sống” được kỳ vọng sẽ tạo được một sân chơi tri thức, gần gũi để thanh niên trao đổi, bày tỏ suy nghĩ của bản thân trong thời đại mới.

Bà Nguyễn Ngọc AnhPhó Giám đốc Thư viện quốc gia, Bí thư đoàn cơ sở Thư viện Quốc gia Việt Nam phát biểu tại buổi nói chuyện

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Ngọc Anh – Phó Giám đốc Thư viện quốc gia, Bí thư đoàn cơ sở Thư viện Quốc gia Việt Nam bày tỏ mong muốn, buổi nói chuyện chuyên đề “Văn hóa đọc – Thơ ca với cuộc sống” là sân chơi tri thức, là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa trí tuệ và tâm hồn con người và đặc biệt là đóng vai trò lớn trong sự trưởng thành của thanh niên thời đại mới.

Nhà thơ, nhà báo - Đại tá Vương Trọng chia sẻ về văn hóa đọc

Cũng tại buổi nói chuyện, nhà báo, nhà thơ- Đại tá Vương Trọng đã chia sẻ những cảm xúc, định hướng tư duy tích cực trong việc đọc sách. Nhà thơ Vương Trọng nhấn mạnh, đọc sách giúp bồi bổ kiến thức và nuôi dưỡng tâm hồn, cảm xúc cho bản thân.

“Nhiều người thắc mắc rằng, tại sao tôi là một người học toán lại trở thành một nhà báo, nhà thơ. Nhưng tôi có thể trả lời cho họ biết, nếu không có sách thì tôi không làm thế nào từ học toán trở thành một nhà thơ, nhà báo”- Nhà báo, nhà thơ- Đại tá Vương Trọng chia sẻ.

Các thành viên tham gia buổi nói chuyện chụp ảnh lưu niệm cùng Nhà thơ, nhà báo- Đại ta Vương Trọng

Cũng theo Nhà báo, nhà thơ- Đại tá Vương Trọng, ngoài bẩm sinh đã yêu thích đọc sách thì việc có ý thức góp phần không nhỏ vào việc phát triển văn hóa đọc trong cuộc sống. Do đó, cần phải năng động hơn trong việc đưa văn hóa đọc đến thế hệ trẻ hiện nay.

Nhà báo, nhà thơ Vương Trọng cho rằng, choạt động thư viện của chúng ta ngoài cách truyền thống thì nên cần có cách quảng bá như truyền hình, phát thanh, hoặc mời các diễn giả đến giới thiệu sách để bạn đọc có thể hiểu hơn, tiếp cận được những cuốn sách mới một cách dễ dàng hơn./.

Đăng Huy

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×