Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thích ứng văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số

22/11/2021 | 15:28

Ở Đắk Lắk, Thư viện tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin, chuẩn hóa các khâu nghiệp vụ thư viện theo quy định để từng bước hội nhập

Thích ứng văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Hằng năm, bổ sung từ 2.000 - 3.000 bản sách mới vào các kho sách, 300 - 350 tài liệu điện tử, hàng trăm loại báo, tạp chí. Đến nay, Thư viện tỉnh có 169.600 bản sách/54.066 tên, trong đó đặc biệt có 6.194 bản (tài liệu) địa chí, 43.483 bản thuộc kho sách luân chuyển và lưu động; 22.700 tài liệu điện tử, gần 5.000 đơn vị báo, tạp chí...

Tuy nhiên, hiện có 2 địa phương là huyện Cư Kuin chưa có thiết chế thư viện và thành phố Buôn Ma Thuột không xây dựng thư viện mà bạn đọc sử dụng Thư viện tỉnh. 

Có 15 cán bộ phụ trách thư viện cấp huyện, mỗi thư viện bình quân chỉ có 1 cán bộ; cơ sở vật chất, trang thiết bị của các thư viện huyện, thị xã hầu hết không có trụ sở riêng mà được xây dựng hoặc bố trí một số phòng trong Phòng Văn hóa Thông tin hoặc Trung tâm Văn hóa Thông tin, hoặc mượn phòng tại trường phổ thông trung học. Một số thư viện huyện, thị xã được đầu tư trang bị máy tính, kết nối internet để khai thác thông tin, phục vụ công tác chuyên môn và bạn đọc nhưng số lượng còn ít (chỉ 1 máy/thư viện) và công nghệ lạc hậu nên hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. Trên địa bàn tỉnh hiện mới chỉ có 15/184 xã, phường có thư viện và 141 Điểm Bưu điện - Văn hóa xã. Thư viện các xã có số lượng sách khoảng 7.000 bản, bình quân mỗi thư viện có gần 250 bản sách. 

Thực hiện Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 11/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", UBND dân tỉnh Đắk Lắk đã triển khai "Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Mục tiêu chung là ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện; góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập. 

Cần chuẩn bị các điều kiện liên quan về cơ sở hạ tầng, nội dung để độc giả có thể mượn sách online, nhất là trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay. Muốn vậy, phải bắt tay ngay vào việc phát triển thư viện điện tử, thư viện kỹ thuật số tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu đọc. Ưu tiên đầu tư hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện với Thư viện Quốc gia và các thư viện trong và ngoài nước. Nâng cấp, hoàn thiện Trang thông tin điện tử Thư viện tỉnh theo hướng hiện đại gắn với triển khai cung cấp dịch vụ trực tuyến tích hợp với thành phần dữ liệu mở là việc khẩn trương cần phải làm. 

Muốn triển khai chuyển đổi số theo đúng tiến độ thì trước tiên cần phải trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ đồng bộ từ Thư viện tỉnh đến thư viện cơ sở, điều này đang rất cần sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Đại dịch Covid-19 là thách thức nhưng cũng là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số. Để linh hoạt, thích ứng với đại dịch Covid-19, Thư viện cần linh hoạt mở không gian đọc sách online. Việc tận dụng sự phát triển văn hóa đọc trên nền tảng các mạng xã hội như Facebook, YouTube... là một giải pháp cực kỳ hiệu quả, ít tốn kém và dễ vận hành. Nếu tích cực thì có thể "Mỗi tuần một cuốn sách", "Mỗi tháng một cuốn sách" nhằm để không gián đoạn thói quen đọc sách của bạn đọc. Chương trình được thực hiện bằng cách quay video, phát trên kênh YouTube và Facebook của Thư viện tỉnh. Cần sớm đưa vào thử nghiệm ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo như công nghệ người ảo, chuyển văn bản thành giọng nói với giọng đọc trí tuệ nhân tạo có cảm xúc như người thật để giới thiệu, thuyết minh, thuyết trình, rewiew sách tự động; tiến tới ứng dụng chính thức một cách hợp lý, hài hòa, góp phần giảm công sức thực hiện các video clip giới thiệu sách cho bạn đọc. Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số trong ngành thư viện là để xây dựng dữ liệu mở phục vụ cộng đồng. Cần đẩy mạnh xã hội hóa văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số, không thể không liên kết để cùng phát triển, việc phối hợp với hệ thống thư viện trong vùng hay toàn quốc cũng như các lực lượng xã hội khác là không thể thiếu để tận dụng nguồn tài nguyên số phục vụ văn hóa đọc. 

Ngoài ra, vấn đề không phải ở số lượng sách, mô hình chuyển tải văn hóa đọc hay cơ sở hạ tầng, mà phải đi vào bản chất của văn hóa đọc, tức là các giá trị từ sách được chia sẻ như thế nào thông qua sự yêu thương của những con người yêu sách, yêu văn hóa đọc để lan tỏa tới công chúng, nhất là giới trẻ.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, phức tạp của dịch bệnh như hiện nay, cần phải có quyết tâm cao, từng bước huy động tổng lực các nguồn lực để hiện thực hóa các mục tiêu, giải pháp thì văn hóa đọc ở những vùng còn khó khăn như Đắk Lắk mới có thể dần thích ứng với thời kỳ 4.0. 

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×