Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Thể thao thành tích cao Việt Nam: Chuẩn bị kĩ lưỡng cho SEA Games 31

04/02/2022 | 10:48

SEA Games 31 được tổ chức vào tháng 5 tới đây được đánh giá là một kỳ SEA Games toàn diện, công bằng nhất khi Việt Nam mạnh dạn tổ chức đầy đủ các môn và nội dung thi đấu gồm 40 môn, phân môn.

Thực tế, Việt Nam sở hữu tiền đề khá vững chắc để có thể tự tin tổ chức một kỳ SEA Games sòng phẳng khi tại hai kỳ SEA Games 2017, 2019, Việt Nam đều giành vị trí thứ 3 và nhất ở nội dung Điền kinh, Bóng đá. Bên cạnh đó, sau kỳ SEA Games 30 tại Philippines được tổ chức rất thành công, các quốc gia đều kỳ vọng rằng Việt Nam hoàn toàn có thể tạo nên một đại hội thể thao tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

Dù vậy, sự cạnh tranh tại đấu trường khu vực này khốc liệt không hề kém so với đấu trường quốc tế đặc biệt là ở những môn thuộc Olympic hay ASIAD. Có thể lấy ví dụ như Điền kinh, Việt Nam luôn phải cạnh tranh với Thái Lan, Philippines hay Bơi lội là Singapore... Việc giữ được thành tích ở các môn thi đấu trên chắc chắn sẽ là áp lực với ngành thể thao Việt Nam để đáp ứng được kỳ vọng và lòng yêu mến của người hâm mộ.

(Bài Tết) Thể thao thành tích cao Việt Nam: Chuẩn bị kĩ lưỡng cho SEA Games 31 - Ảnh 1.

Điền kinh là một trong những môn trọng điểm

"Từ những yếu tố trên, chúng tôi đã tham mưu cho lãnh đạo Tổng cục TDTT một số hướng đi, giải pháp nhằm nâng thành tích của các VĐV tham dự SEA Games 31. Như chúng ta biết, các môn thi đấu tại SEA Games được chia làm 3 nhóm gồm nhóm 1 với 2 môn bắt buộc thuộc Olympic là Điền kinh Bơi lội; Nhóm 2 là các môn thông thường có trong chương trình Olympic và ASIAD như Bắn súng, Bơi lội, Cử tạ... Và nhóm 3 là một vài môn truyền thống các quốc gia ASEAN phát triển như Vovinam, Jujitsu... Từ các nhóm trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp chính để đào tạo và tập luyện nâng cao thành tích các VĐV" - ông Hoàng Quốc Vinh, Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao I (Tổng cục TDTT) cho biết.

Theo đó, thông qua việc xác định các môn, nội dung thi đấu mà khả năng Việt Nam tham dự đại hội có thể giành huy chương để tuyển chọn và tổ chức tập huấn các VĐV xuất sắc, HLV giỏi có kinh nghiệm và thuê các chuyên gia nước ngoài có chuyên môn cao.

Được biết, ngay từ đầu năm 2022, Vụ Thể thao hơn 1,700 VĐV, 342 HLV và 16 chuyên gia đã được tập trung, tập luyện tại 5 địa điểm tập huấn gồm Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội; TP. HCM; Đà Nẵng; Cần Thơ và Đại học TDTT Bắc Ninh.

"Trong đó, 16 chuyên gia đều là những người có trình độ cao cho một số môn, nội dung giành huy chương, đặc biệt là ở các môn có khả năng tranh chấp huy chương cao như Điền kinh, Bắn súng, Karatedo, Wushu... Chúng tôi cũng thành lập Hội đồng tuyển chọn, kiểm tra, đánh giá công tác huấn luyện các đội tuyển theo từng thời kỳ giai đoạn tập huấn" - ông Hoàng Quốc Vinh cho biết.

Theo ông Hoàng Quốc Vinh, vấn đề tiếp theo cần thực hiện để nâng cao thành tích của VĐV là thi đấu cọ sát. Điều này sẽ giúp VĐV nâng cao kinh nghiệm, tích lũy thể lực và lựa chọn được các VĐV tài năng.

(Bài Tết) Thể thao thành tích cao Việt Nam: Chuẩn bị kĩ lưỡng cho SEA Games 31 - Ảnh 2.

Sẽ có khoảng 70 cuộc thi đấu trong nước, nội bộ trong nước từ nay đến tháng 5, đặc biệt chuẩn bị cho ASIAD đến tháng 9

Dự kiến, trong năm tới đây sẽ có khoảng 70 cuộc thi đấu trong nước, nội bộ trong nước từ nay đến tháng 5, đặc biệt chuẩn bị cho ASIAD đến tháng 9. Thông qua các cuộc thi, việc đánh giá công tác huấn luyện sẽ được sát xao, kịp thời hơn để điều chỉnh kế hoạch trong trường hợp cần thiết.

"Đối với tập huấn nước ngoài, từ nay đến SEA Games, sẽ có một số môn được đưa đi tập huấn như tuyển Bắn súng tập huấn tại Hàn Quốc, Bơi lội tại Hungary, Judo tại Uzebekistan, Boxing tập huấn tại Thái Lan và Cuba. Đây là những quốc gia chúng tôi đã liên hệ và nhận được sự đồng ý tiếp đón của họ trong bối cảnh dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn"- ông Hoàng Quốc Vinh chia sẻ.

Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I cũng cho biết thêm năm 2022, ngành sẽ tiếp tục ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ trong huấn luyện và đào tạo. Giải pháp công nghệ 4.0 được áp dụng trong thời điểm cách ly và giãn cách xã hội thời gian trước đã phát huy hiểu quả lớn khi có thể giúp các môn tổ chức thi đấu online hay tạo thành các nhóm trao đổi bài tập, giáo án huấn luyện.

Thông qua những nền tảng công nghệ như Youtube, Google... việc tập luyện trực tuyến của VĐV cũng đã được kết nối, tương tác được với người xem để đóng góp ý kiến một cách hiệu quả về chuyên môn, giải pháp về y sinh học, tâm lý - giáo dục, hồi phục hay dinh dưỡng, kỹ thuật...

"Vụ cũng đã chỉ đạo các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia xây dựng kế hoạch sắm trang thiết bị, dụng cụ tập, thi đấu chuẩn, tạo môi trường tốt nhất trong tập luyện và sinh hoạt cho VĐV" - ông Hoàng Quốc Vinh chia sẻ.

Thời gian từ nay cho tới ngày SEA Games 31 khởi tranh không còn quá nhiều. Với vị thế là nước chủ nhà, ngành Thể thao Việt Nam cùng tập thể HLV, VĐV rõ ràng sẽ cần phải chuẩn bị rất kĩ càng để có thể giành được thành tích tốt trên sân nhà, tạo nên một kỳ đại hội sôi động, công bằng, sòng phẳng.

Bạch Dương

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×