Thế nào là kinh doanh vũ trường, karaoke không đúng nội dung, phạm vi?
29/08/2010 | 19:24Cần được hiểu như thế nào về hành vi “Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép, không đúng quy định của pháp luật” quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 75/2010/NĐ-CP?
Ngày 24/8/2010, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã ký ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Nghị định số 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa (sau đây gọi là Nghị định số 75), đã giải thích rõ về quy định trên. Lý giải cụ thể về quy định này, tại khoản 5 Điều 7 của Thông tư nói rõ, “Không đúng nội dung hoặc không đúng phạm vi là hai hành vi khác nhau”.
Thông tư đưa ra ví dụ, một chủ hộ kinh doanh karaoke được cấp giấy phép mở 3 phòng nhưng kiểm tra tại cơ sở phát hiện có 5 phòng hát đang hoạt động là không đúng phạm vi. Một trung tâm văn hóa được phép mở vũ trường cổ điển, khi kiểm tra phát hiện vũ trường nhảy disco là không đúng nội dung.
Cũng liên quan đến những quy định về hoạt động karaoke, vũ trường, Thông tư cho biết hành vi “Không đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke” quy định tại điểm b khoản 2, Điều 19 của Nghị định số 75 của Chính phủ là hành vi không đảm bảo ánh sáng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và khoản 1 Điều 32 của Quy chế Hoạt động văn hóa và Kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Hành vi “Đặt thiết bị báo động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” quy định tại khoản 4 Điều 19 của Nghị định số 75 của Chính phủ, được Thông tư quy định là áp dụng đối với nhà hàng karaoke đặt thiết bị báo động bằng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh, màu sắc hoặc các tín hiệu khác để báo động cho các phòng hát khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà hàng. Về hành vi “Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường học dưới 200m hoặc quá 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng” quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 75 của Chính phủ được Thông tư khẳng định là áp dụng đối với cả các điểm trò chơi kết nối với Internet (game online).
Cũng trong Thông tư này, một lần nữa những khái niệm như thế nào là “khiêu dâm”, “đồi trụy” và “đồ mã” được quy định trong Nghị định số 75/2010/NĐ-CP đã được giải thích một cách cụ thể hơn. Theo đó, khiêu dâm là hành vi dùng hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc VN bao gồm: mô tả bộ phận sinh dục, khỏa thân, mô tả khỏa thân hoặc không khỏa thân nhưng kích thích tình dục, mô tả nhu cầu tình dục, thủ dâm dưới mọi hình thức. Đồi trụy là hành vi dùng những hình ảnh lõa lồ, ngôn ngữ thô tục, quan hệ tình dục giữa người với súc vật, quan hệ tình dục từ ba người trở lên. Đồ mã là vật thể có hình người, hình động vật, nhà ở, tư liệu sản xuất, đồ dùng sinh hoạt của con người, hình khối vàng, bạc, đá quý.
Thông tư số 09 của Bộ VHTTDL vừa ban hành quy định chi tiết thi hành một số nội dung như xác định vi phạm khi quyết định xử phạt; giải thích từ ngữ; thủ tục tiêu hủy văn hóa phẩm độc hại và quy định trong lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, quảng cáo, viết, đặt biển hiệu, với 9 điều. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/9/2010 và bãi bỏ Thông tư số 12/2007/TT-BVHTT ngày 29/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa-thông tin.
(Theo Văn hóa online)
Thông tư đưa ra ví dụ, một chủ hộ kinh doanh karaoke được cấp giấy phép mở 3 phòng nhưng kiểm tra tại cơ sở phát hiện có 5 phòng hát đang hoạt động là không đúng phạm vi. Một trung tâm văn hóa được phép mở vũ trường cổ điển, khi kiểm tra phát hiện vũ trường nhảy disco là không đúng nội dung.
Cũng liên quan đến những quy định về hoạt động karaoke, vũ trường, Thông tư cho biết hành vi “Không đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke” quy định tại điểm b khoản 2, Điều 19 của Nghị định số 75 của Chính phủ là hành vi không đảm bảo ánh sáng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và khoản 1 Điều 32 của Quy chế Hoạt động văn hóa và Kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ.
Hành vi “Đặt thiết bị báo động tại nhà hàng karaoke để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” quy định tại khoản 4 Điều 19 của Nghị định số 75 của Chính phủ, được Thông tư quy định là áp dụng đối với nhà hàng karaoke đặt thiết bị báo động bằng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh, màu sắc hoặc các tín hiệu khác để báo động cho các phòng hát khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà hàng. Về hành vi “Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường học dưới 200m hoặc quá 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng” quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 19 của Nghị định số 75 của Chính phủ được Thông tư khẳng định là áp dụng đối với cả các điểm trò chơi kết nối với Internet (game online).
Hành vi “Quảng cáo số điện thoại, địa chỉ của người làm dịch vụ không đúng nơi quy định, viết, vẽ, dán quảng cáo lên tường, gốc cây, cột điện và các vật thể khác làm mất mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường” quy định tại điểm b khoản 5 Điều 29 của Nghị định số 75/2010/NĐ-CP áp dụng đối với quảng cáo số điện thoại hoặc địa chỉ của một người làm dịch vụ trong phạm vi một phường, xã, thị trấn.
(Khoản 8 Điều 8 của Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL) |
Cũng trong Thông tư này, một lần nữa những khái niệm như thế nào là “khiêu dâm”, “đồi trụy” và “đồ mã” được quy định trong Nghị định số 75/2010/NĐ-CP đã được giải thích một cách cụ thể hơn. Theo đó, khiêu dâm là hành vi dùng hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc VN bao gồm: mô tả bộ phận sinh dục, khỏa thân, mô tả khỏa thân hoặc không khỏa thân nhưng kích thích tình dục, mô tả nhu cầu tình dục, thủ dâm dưới mọi hình thức. Đồi trụy là hành vi dùng những hình ảnh lõa lồ, ngôn ngữ thô tục, quan hệ tình dục giữa người với súc vật, quan hệ tình dục từ ba người trở lên. Đồ mã là vật thể có hình người, hình động vật, nhà ở, tư liệu sản xuất, đồ dùng sinh hoạt của con người, hình khối vàng, bạc, đá quý.
Thông tư số 09 của Bộ VHTTDL vừa ban hành quy định chi tiết thi hành một số nội dung như xác định vi phạm khi quyết định xử phạt; giải thích từ ngữ; thủ tục tiêu hủy văn hóa phẩm độc hại và quy định trong lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, quảng cáo, viết, đặt biển hiệu, với 9 điều. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/9/2010 và bãi bỏ Thông tư số 12/2007/TT-BVHTT ngày 29/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa-thông tin.
(Theo Văn hóa online)