Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tạo hành lang thông thoáng trong xét tặng giải thưởng văn học, nghệ thuật

05/10/2018 | 17:00

Xung quanh Nghị định số 133 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90 của Chính phủ về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật (VHNT) vừa được ban hành, phóng viên  đã có cuộc trao đổi với ông Phùng Huy Cẩn - Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng (Bộ VHTTDL).

 

Ông Phùng Huy Cẩn.

PV: Thưa ông, phải chăng việc sửa đổi Nghị định 90 đã tạo ra một hành lang thông thoáng hơn cho việc xét tặng giải thưởng VHNT?

Ông Phùng Huy Cẩn: Hai điểm sửa đổi tại Nghị định 133 theo tôi cũng đã phần nào tạo được một hành lang thông thoáng. Đơn cử như quy định hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng các Giải thưởng được ít nhất  80% tổng số thành viên hội đồng có mặt tại cuộc họp bỏ phiếu đồng ý, sau đó trình Hội đồng cấp cao hơn. So với Nghị định 90 thì con số này đã giảm 10%.

Hay là quy định mang tính chất mở: “Xem xét đề nghị bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và bỏ phiếu đối với các tác phẩm, công trình VHNT có giá trị đặc biệt xuất sắc, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống xã hội nhưng chưa đạt tỉ lệ phiếu đồng ý theo quy định tại Hội đồng cấp Nhà nước”.

Nghị định 133 cơ bản đã đáp ứng được nhiều yếu tố, giải quyết được một số vướng mắc mà dư luận từ mùa Giải thưởng trước đã cho rằng còn cứng nhắc và thiếu linh hoạt. 

Mỗi lần xét tặng các giải thưởng VHNT luôn xảy ra những tranh cãi, thậm chí là khiếu kiện. Theo ông nguyên nhân là do đâu?

- Thực tế với các văn nghệ sĩ trẻ hiện nay chúng tôi luôn động viên khi Bộ VHTTDL, các hội liên ngành tổ chức các hội thi, hội diễn thì nên cố gắng tham gia. Bởi không tham gia thì không có giải thưởng. Rất nhiều trường hợp sau khi tiến hành xét tặng lại có ý kiến rằng giải thưởng của tôi thế này, thế kia… rất khó cho hội đồng.

Ngoài ra, có một điều là các giải thưởng VHNT hiện nay mức thưởng là rất cao so với mặt bằng chung của xã hội. Do đó, khi xét tặng các hội đồng nên cần phải công tâm, tránh nể nang. Đơn cử, trong Nghị định 90 quy định phiên họp có ít nhất 75% thành  viên thì mới có giá trị pháp lý.

Tuy nhiên qua các hội thảo được tổ chức, tiếp thu ý kiến từ các văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hoá, Nghị định 133 quy định: “Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền”.

Hay nếu để đặt câu hỏi liệu sau năm 1993, các kỳ thi, hội diễn có được tổ chức thường xuyên, cũng như các nghệ sĩ có điều kiện tham gia để đủ giải thưởng hay không, tôi vẫn khẳng định lại quan điểm rằng mọi văn bản quy phạm pháp luật đều tiếp cận đến sự công bằng tương đối chứ khó có thể toàn diện. Tôn trọng, tạo điều kiện tối đa nhằm bảo vệ quyền lợi và tôn vinh tài năng, cống hiến của các văn nghệ sĩ nhưng vẫn cần có những quy định pháp lý đủ định tính, định lượng khi thực hiện công tác xét tặng. 

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Minh Quân/Đại Đoàn Kết

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×