Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động và nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Hải Phòng

01/10/2021 | 18:21

Hầu hết các doanh nghiệp du lịch Hải Phòng đã dừng hoạt động, các cơ sở dịch vụ du lịch phải tạm nghỉ, giãn nhân công, hướng dẫn viên du lịch thất nghiệp.

Ngành Du lịch đã sang năm thứ 2 đối mặt với những khủng hoảng do Covid-19 gây ra, hậu quả vẫn vô cùng nặng nề. Cùng với nhiều địa phương trên cả nước, Hải Phòng đã phải nhiều lần dừng các hoạt động không thiết yếu, nhiều sự kiện, lễ hội phải hủy bỏ, nhiều khu, điểm tham quan, du lịch đóng cửa, nhiều tour du lịch phải hủy... Hầu hết các doanh nghiệp du lịch đã dừng hoạt động, các cơ sở dịch vụ du lịch phải tạm nghỉ, giãn nhân công, hướng dẫn viên du lịch thất nghiệp.

Kể từ tháng 01/2021 đến nay, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã tạm dừng hoạt động hoàn toàn gần 07 tháng. Trong thời gian hoạt động 2 trở lại, các doanh nghiệp chỉ đón khách từ vùng không có dịch và khách nội tỉnh khiến cho doanh thu từ hoạt động du lịch sụt giảm nghiêm trọng hoặc không phát sinh doanh thu. Thời gian dừng hoạt động và duy trì hoạt động, các doanh nghiệp du lịch vẫn phải chi trả các khoản chi phí phát sinh, chi phí thường xuyên và chịu sức ép lớn về nghĩa vụ thánh toán các khoản nợ gốc, lãi vay ngân hàng. Thời điểm hiện tại, mùa cao điểm du lịch đã qua, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch khả năng có phát sinh doanh thu trong năm 2021 là rất thấp.

Tác động của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động và nguồn nhân lực du lịch tại thành phố Hải Phòng  - Ảnh 1.

Khu du lịch Đồ Sơn (Q.Đồ Sơn, TP.Hải Phòng) được đón khách nội tỉnh từ 1.10

Đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch phải nghỉ việc khoảng 10.410 người. Số lao động còn làm việc hoặc làm việc bán thời gian là 5.430 người, chỉ bằng 34% so với tổng số lao động tại thời điểm năm 2019. Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch là một trong những đối tượng chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố đã có nhiều cố gắng, nỗ lực để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, đến thời điểm tháng 9/2021, số cơ sở lưu trú đóng cửa, dừng hoạt động trên địa bàn thành phố là 412 cơ sở, chiếm 76% trên tổng số 541 cơ sở (hầu hết là các cơ sở lưu trú du lịch tại Đồ Sơn, Cát Bà và các cơ sở có quy mô nhỏ); số cơ sở lưu trú hoạt động cầm chừng là 129 cơ sở, chiếm 24% trên tổng số 541 cơ sở (với quy mô khoảng hơn 5.000 phòng); nhưng công suất trung bình của các cơ sở này cũng chỉ đạt 30%, bao gồm cả hoạt động lưu trú của chuyên gia, người lao động đang làm việc tại thành phố Hải Phòng và từ 10 khách sạn (722 phòng) tổ chức cách ly y tế tập trung cho chuyên gia người nước ngoài, 04 khách sạn (227 phòng) tổ chức cách ly y tế tập trung cho người về Hải Phòng từ vùng dịch và 15 khách sạn (822 phòng) tổ chức cách ly y tế tại nơi lưu trú sau khi hoàn thành cách ly tập trung.

Đến thời điểm hiện tại, các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn thành phố gần như ngừng hoạt động hoàn toàn do ảnh hưởng của dịch Covid19. Đến hết tháng 9/2021, số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đề nghị thu hồi giấy phép là 17 doanh nghiệp (09 doanh nghiệp quốc tế và 08 doanh nghiệp nội địa), chiếm 28% trên tổng số 74 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; doanh thu ước giảm 80% so với cùng kỳ năm 2019. 303 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng đường bộ chuyển từ hoạt động quốc tế sang nội địa. 150 tàu thủy lưu trú du lịch, tàu vận chuyển khách du lịch tham quan (71 tàu tham quan, 79 tàu lưu trú nghỉ đêm) của 98 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên vịnh Lan Hạ và đảo Dấu đều dừng hoạt động do các khu du lịch đóng cửa theo chỉ đạo của thành phố về phòng chống dịch.

Trước những khó khăn thách thức do tác động của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động du lịch và nguồn nhân lực du lịch tại địa phương, Hải Phòng đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất Chính phủ một số cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch như: Xem xét miễn phí dịch vụ neo đậu tại cảng bến và miễn, giảm các phí, lệ phí vào, rời cảng bến đến hết năm 2022 (Phí Trung ương); Chính sách tạm ngừng, giãn thời gian đóng các khoản BHXH cho người lao động và các nghĩa vụ tài chính khác để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp; Tiếp tục thực hiện chính sách giãn nợ, hỗ trợ lãi suất vay cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch để các doanh nghiệp du lịch phục hồi và thúc đẩy hoạt động kinh doanh sau dịch Covid-19. b.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp sớm cho phép doanh nghiệp dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến năm 2023, giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 60 ngày xuống còn 30 ngày theo Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Thủy Bích

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×