Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Sự bùng nổ của văn hóa Hàn Quốc

08/11/2021 | 11:09

"Squid Game", "Parasite" hay BTS, những cái tên đã và đang khiến làn sóng văn hóa Hàn Quốc càn quét thế giới. Suốt một thời gian dài, người Hàn Quốc từng bất mãn vì thiếu những sản phẩm văn hóa xuất khẩu mang tính đột phá. Thế nhưng giờ đây, mọi thứ lại đang ngược lại.

Sự bùng nổ của văn hóa Hàn Quốc - Ảnh 1.

Sức ảnh hưởng ngoài tưởng tượng

Dennis Lim, người đàn ông 36 tuổi ở Singapore chưa tình nghĩ mình sẽ say sưa xem "Squid Game" đến như vậy. Không hề có ý định xem ngay khi phim được quảng bá rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng qua lời giới thiệu của bạn bè, Lim đã quyết định xem. Thậm chí, anh còn xem hết cả 9 tập phim chỉ trong 1 lần xem duy nhất.

Mỗi tập, anh đều bị cuốn hút bởi sự quen thuộc trong những trò chơi của "Squid Game": "Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ" chính là trò một số người trong chúng tôi ở Singapore đã chơi khi còn nhỏ. Việc đưa vào phim và biến nó trở lên kịch tính hơn quả thật là ý tưởng tuyệt vời".

Ra mắt vào trung tuần tháng 9, đến nay, "Squid Game"vẫn là nguồn cảm hứng cho một loạt các trào lưu trên không gian mạng và ngoài đời thực. Mối quan tâm đến việc học tiếng Hàn cũng vì thế mà tăng đột biến trên khắp thế giới. Trong khi đó, ngành công nghiệp may mặc vốn đang gặp nhiều khó khăn của Hàn Quốc cũng "hốt bạc" nhờ lượng đặt hàng cho các bộ quần áo ăn theo "Squid Game" tăng vọt.

Các chuyên gia theo dõi truyền thông đánh giá, "SquidGame" là siêu phẩm đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của xuất khẩu văn hóa đại chúng Hàn Quốc, nếu không muốn nói là lớn nhất từ trước đến nay.

Liew Kai Khiun, nhà nghiên cứu độc lập về truyền thông và văn hóa tại Singapore cho biết: "Squid Game"đã tạo nên bước đà tốt để thúc văn hóa Hàn Quốc lan tỏa ra khắp thế giới. Chúng tôi chưa bao giờ thấy trào lưu ăn theo phim Hàn nào mạnh mẽ như lần này".

PGS Heo Chul tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) nhận định: "Ngay cả khi "Parasite" thắng lớn tại lễ trao giải Oscar hồi năm ngoái, nó cũng đem lại phản ứng rất hạn chế đối với cộng đồng điện ảnh. Nhưng "Squid Game" thì lại khác hẳn. Loạt phim khiến không chỉ người dân Hàn Quốc mà khán giả toàn cầu bàn tán không ngừng. Như khi tôi đi tàu điện ngầm và người nào đó biết tôi là người Hàn Quốc, họ sẽ bắt đầu bàn tán về bộ phim này. "Squid Game" là công cụ tuyệt vời cũng như là bước ngoặt để làn sóng văn hóaHàn Quốc đi sâu hơn vào cộng đồng quốc tế".

Thành công nhờ chiến lược phát triển đúng đắn

GS.TS Jin Dal Yong, người đã viết một số cuốn sách về làn sóng Hàn Quốc và hiện đang giữ vai trò Giáo sư truyền thông tại Đại học Simon Fraser (Canada) cho hay, tầm ảnh hưởng mang tính "đỉnh cao" của văn hóa giải trí Hàn Quốc không "đột ngột và tự dung xuất hiện". Thay vào đó, nó đã được chú trọng phát triển từ những năm 90.

Sự bùng nổ của văn hóa Hàn Quốc - Ảnh 2.

Hai thập kỷ trước, với mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế, Hàn Quốc đã có nhiều động thái quyết liệt để phát triển ngành công nghiệp văn hóa. Theo đó, Chính phủ đã bải bỏ các quy tắc kiểm duyệt nghiêm ngặt, thiết lập hệ thống phát sóng mang tính thương mại và xây dựng "Đạo luật Quảng bá phim năm 1995" của Hàn Quốc.

"Họ nhận ra rằng sản phẩm văn hóa tốt có thể sinh lợirất lớn và giúp duy trì tốt nền kinh tế Hàn Quốc khôngthua kém gì so với doanh số bán xe hơi", PGS Roald Maliangkay, Giảng viên giảng dạy và nghiên cứu về Hàn Quốc tại Đại học Quốc gia Úc nói.

Trọng tâm phát triển văn hóa ngày càng rõ hơn sau lễ nhậm chức của Tổng thống Kim Dae Jung vào năm 1998. Quốc gia này đã lập tức thiết lập "Luật cơ bản về xúc tiến công nghiệp văn hóa" vào năm 1999 và phân bổ ngân sách 148,5 triệu USD cho dự án này. Luật đã tạo điều kiện để Chính phủ hỗ trợ ngành văn hóa Hàn Quốc giảm thuế, tăng trợ cấp và hỗ trợ pháp lý.

Ngoài sự giúp sức của nhà nước, các đơn vị sản xuấtchương trình giải trí cũng tập trung nhiều hơn để cho ra đời các tác phẩm chất lượng. Ví dụ như MBC, KBS, hai đài truyền hình lớn của đất nước đã thành lập các công ty riêng để tập trung sản xuất các bộ phim truyền hình đặc sắc, xuất khẩu được. Các tập đoàn lớn như Samsung, Hyundai và Lotte cũng bắt đầu đầu tư vào phim để đẩy mạnh khâu quảng bá.

Trong lĩnh vực, ca sĩ Lee Soo Man đã thành lập SM Studio vào năm 1989 và sau đó đổi tên thành SM Entertainment. Ông Lee về sau trở thành nhân vật có công trong việc thay đổi bối cảnh âm nhạc Hàn Quốc, "biến âm nhạc được tạo ra theo cách sơ khai trở thành một ngành công nghiệp". Điều này mở đường cho một loạt các công ty âm nhạc khác, chẳng hạn như JYP và YG. Những công ty trên đều góp chung vào sự bùng nổ của nhạc K-pop.

Các nhóm nhạc thần tượng như Super Junior, Girls 'Generation và Big Bang bắt đầu vươn ra khỏi châu Á vào đầu những năm 2010. Đỉnh điểm là PSY với siêu hit "Gangnam Style" với hơn 1 tỷ lượt xem trên Youtube.

Kể từ đó, BTS cũng bắt đầu nổi lên như một trong những nhóm nhạc thành công nhất mọi thời đại của Hàn Quốc. Các ca khúc do nhóm phát hành liên tục phá vỡ kỷ lục trên các bảng xếp hàng và thu hút hàng triệu người hâm mộ toàn cầu. 

"Ngay cả đối với BTS, trong hoàn cảnh khốn cùng, họ vẫn làm việc chăm chỉ để vượt qua thử thách để bứt phá. Cùng với chiến lược phát triển đúng của công ty, họ đã góp phần mang lại sự thành công cho văn hóa Hàn Quốc", GS.TS Jin Dal Yong khẳng định.

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×