Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Sân khấu phục vụ khách du lịch: "Cung" đã có nhưng chưa ổn

04/05/2011 | 13:36

Các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật đang nỗ lực tìm cách xây dựng những chương trình nghệ thuật biểu diễn đặc biệt dành riêng cho đối tượng khán giả là du khách quốc tế khi tới VN. Tuy nhiên, khách quan mà nói, "cung" thì lớn nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu lại chưa cao.


Chương trình "Hương đất"

Nhà hát Tuổi Trẻ vừa tung ra hai chương trình nghệ thuật tổng hợp đặc biệt phục vụ du khách nước ngoài là Hương đất và Tâm linh Việt. Có thể nói đây là sự nỗ lực rất lớn để có những “món ăn” mới lạ, đặc sắc phục vụ “thượng đế” là những du khách nước ngoài. Các nhà dàn dựng chương trình Hương đất đã rất biết cách tạo nên một không khí thưởng thức nghệ thuật rất riêng. Ngay khi bước chân vào rạp, du khách đã bắt gặp chiếc xe bò lớn trên đó chứa đầy rơm, cạnh đấy là những cô thôn nữ khăn vấn, áo yếm, váy xòe ngồi trò chuyện.

Cũng ngay tại không gian nhà chật hẹp này, nhà tổ chức đã rất khéo léo tái hiện lại phần nào của góc chợ quê với ì xèo mỡ rán bánh chuối, bánh khoai, rồi nồi bánh trôi, bánh chay nóng hôi hổi. Rồi đèn nến và tiếng nhạc dân tộc dập dìu, réo rắt… Đây là ý tưởng mới để tiếp cận khán giả, thay vì việc mua vé vào xem ngay sân khấu thì du khách được tận hưởng một không gian văn hóa Việt ngay khi bước vào rạp.

Tâm linh Việt đã rất mạnh dạn đưa lên sân khấu nghi lễ thờ cúng của Đạo Mẫu với phong tục hầu bóng của người Việt. Sự kết hợp giữa hầu đồng, múa đương đại, nghệ thuật hình thể, múa hầu bóng cổ, vũ đạo tuồng… trên nền nhạc hát văn cũng là một món ăn lạ đối với du khách tới Việt Nam muốn thưởng thức những chương trình nghệ thuật mang phong cách Việt.

Ngoài việc ghi nhận những thành công, đặc biệt từ những ý tưởng dàn dựng chương trình thì điều bộc lộ lớn nhất từ hai chương trình nghệ thuật mang tính “đặc sản” mới của Nhà hát Tuổi Trẻ lại cũng rơi vào căn bệnh “dài” như các vở kinh điển truyền thống hoặc ôm quánhiều ý tưởng. Chính điều này đã khiến cho các chương trình mới dàn dựng này thiếu đi sự chắt lọc và tinh tế. Mải chạy theo sự mô phỏng mà các nghệ sĩ trong Tâm linh Việt đã không làm nổi bật nét văn hóa tâm linh nổi trội trong phong tục hầu đồng, cái thực át đi cái hư, những động tác múa không có sự tiết chế để tạo nên một khối hoàn chỉnh tổng thể. Người ta thấy Tâm linh Việt có xác mà chưa thật sự có hồn – cái linh thiêng của tập tục này. Hương đất thì lại hơi ôm đồm nhiều điều để nói dẫn tới mọi điều được thể hiện chỉ mang tính minh họa mà chưa tìm ra những nét tinh hoa văn hóa riêng của dân tộc. Đạo diễn, NSND Phạm Thị Thành nhận xét: Chương trình Tâm linh Việt là sự tìm tòi công phu. Tuy nhiên, những người hay đi chùa, đi lễ thì họ có thể hiểu những nghi lễ thờ của từng hình tượng nhân vật trên sân khấu. Tuy nhiên, những người ít đi lễ thì họ sẽ không hiểu lắm. Là người VN mà nhiều đoạn còn chưa hiểu thì làm sao có thể diễn để người nước ngoài có thể hiểu được? Các chương trình nghệ thuật nhằm mục đích phục vụ khán giả nước ngoài cần thật đơn giản, dễ hiểu, thậm chí có sự giới thiệu kỹ càng về nguồn gốc câu chuyện cũng như tập tục văn hóa mà chúng ta đưa ra.

Nhiều vị du khách sau khi xem các vở tuồng, chèo truyền thống của ta đều khen ngợi, tiếc là thời gian vở diễn quádài. Có cách nào có thể rút ngắn vở mà vẫn giữ được giátrị về nội dung và nghệ thuật? Trả lời câu hỏi này, NSƯT Lê Huy Quang cho rằng: “Tôi nghĩ rằng việc lược bỏ những chi tiết rườm rà, giao đãi thừa trong những vở diễn tuồng, chèo truyền thống là rất cần thiết. Là việc rất nên làm để vở diễn cô đọng, súc tích, phù hợp với nhu cầu thưởng thức của khán giả nói chung và khán giả nước ngoài nói riêng!”. Mặc dù đã có chương trình biểu diễn lên lịch hằng tuần phục vụ du khách tại một số điểm diễn cố định như Nhà hát Kim Mã (Nhà hát Chèo Việt Nam), Rạp Nguyễn Đình Chiểu (Nhà hát Chèo Hà Nội), Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh (Đà Nẵng)… lượng khán giả vẫn thưa thớt… Nhiều suất diễn phải ngừng vì không có khán giả. NSƯT Cao Đình Liên, phụ trách Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh chia sẻ: Lượng khách đến xem hằng đêm không ổn định, đông khoảng 35 - 40 người, nhưng có đêm chỉ có chưa tới 10 người, tiền bán vé chỉ 50.000đồng/người, trong khi chi phí mỗi đêm diễn xấp xỉ 5 triệu đồng, chỉ cần nhẩm sơ cũng có thể thấy rõ chật vật. Thường thì phải lấy những khoản thu từ các sô diễn khác bù vào.

Trong thời hội nhập, giao lưu văn hóa ngày càng sâu rộng, xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc biệt để dành riêng cho khách du lịch quốc tế, nhằm quảng bávăn hóa Việt Nam và mở rộng thị trường khán giả là điều hết sức cần thiết. Thế nhưng, có thể thấy rất rõ việc “xuất khẩu” nghệ thuật truyền thống của ta tuy có nhiều tiềm năng nhưng đang thiếu chiến lược, thiếu những người dàn dựng có tư duy mới để có thể đưa vào các chương trình nghệ thuật những nét nổi trội và đặc sắc của nghệ thuật truyền thống thực sự hấp dẫn đối với khán giả quốc tế.

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×