Quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch
24/10/2014 | 18:13Bộ VHTTDL đã ban hành Thông tư số 09/2014/TT-BVHTTDL quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Ngành văn hóa, thể thao và du lịch gồm 3 Chương, 20 điều, áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân công tác trong Ngành.
Thông tư quy định thẩm quyền in, sao, chụp, tiêu hủy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước; cung cấp thông tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, đơn vị, công dân Việt Nam: Đối với bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” và độ “Tối mật” do Bộ trưởng Bộ VHTTDL duyệt; bí mật nhà nước thuộc độ “Mật”: Bộ trưởng Bộ VHTTDL ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở VHTTDL duyệt.
Thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài: Đối với bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” do Thủ tướng Chính phủ duyệt; bí mật nhà nước thuộc độ “Tối mật” do Bộ trưởng Bộ Công an duyệt; bí mật nhà nước thuộc độ “Mật” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch duyệt.
Người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác bảo vệ bí mật nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước bằng văn bản; văn bản cam kết nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan, tổ chức lưu giữ.
Việc soạn thảo, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải tiến hành trong cơ quan, đơn vị tại nơi an toàn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài liệu mật quy định, không mang ra ngoài cơ quan, đơn vị. Không sử dụng máy vi tính đã kết nối mạng Internet để soạn thảo, in và lưu các tài liệu mật. Khi có yêu cầu, phải soạn thảo trên hệ thống thiết bị đã qua kiểm tra và đủ điều kiện về an toàn, bảo mật. Chỉ được in, sao, chụp đúng số lượng văn bản đã quy định, đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (khi cần), đánh số trang, số bản, số lượng in, phạm vi lưu hành, tên người soạn thảo, tên người đánh máy tài liệu. Đối với tài liệu mật sao, chụp ở dạng băng, đĩa, phim hoặc bản ghi phải niêm phong và đóng dấu độ mật. Tuyệt đối không đánh máy hoặc in quá số lượng quy định. Sau khi sao, chụp xong phải kiểm tra và huỷ các bản thảo nếu có.
Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước giữa các cơ quan, tổ chức trong nước với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài do lực lượng giao liên ngoại giao thực hiện. Việc giao, nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong mọi trường hợp đều phải vào sổ chuyển giao, có ký nhận giữa bên giao và bên nhận trực tiếp tại phòng làm việc, đảm bảo an toàn theo quy định của thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tài liệu, vật mang bí mật nhà nước. Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gửi đi không được gửi chung trong một bì với tài liệu thường; gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải dùng bằng hai bì, bì ngoài ghi rõ số, kí hiệu của tài liệu, vật mang bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu ký hiệu độ mật, không được viết chữ hoặc đóng dấu có chữ “Mật”, “Tuyệt mật”, “Tối mật”. Khi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được gửi đích danh cho người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu "Chỉ người đúng tên mới được bóc bì".
Khi tổ chức tiêu huỷ tài liệu thuộc bí mật nhà nước phải lập Hội đồng tiêu huỷ tài liệu thuộc bí mật nhà nước. Trong quá trình thực hiện tiêu huỷ tài liệu mật phải bảo đảm: Không tiết lộ, để lọt nội dung tài liệu mật; tài liệu mật và văn bản in trên chất liệu giấy phải đốt, xé, nghiền nhỏ tới mức không thể chắp ghép khôi phục lại; tài liệu mật là vật mang bí mật nhà nước (băng, đĩa, phim) phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng và phá hủy tính năng tác dụng để không còn phục hồi, khai thác, sử dụng được. Đối với mật mã, thực hiện việc tiêu huỷ theo quy định của Ban Cơ yếu Chính phủ. Hồ sơ giải độ mật, tiêu hủy bí mật nhà nước được lưu giữ ít nhất là 20 năm.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2014.
Nguyễn Tuấn
Thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài: Đối với bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” do Thủ tướng Chính phủ duyệt; bí mật nhà nước thuộc độ “Tối mật” do Bộ trưởng Bộ Công an duyệt; bí mật nhà nước thuộc độ “Mật” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch duyệt.
Người làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác bảo vệ bí mật nhà nước; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải cam kết bảo vệ bí mật nhà nước bằng văn bản; văn bản cam kết nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan, tổ chức lưu giữ.
Việc soạn thảo, in, sao, chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải tiến hành trong cơ quan, đơn vị tại nơi an toàn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý tài liệu mật quy định, không mang ra ngoài cơ quan, đơn vị. Không sử dụng máy vi tính đã kết nối mạng Internet để soạn thảo, in và lưu các tài liệu mật. Khi có yêu cầu, phải soạn thảo trên hệ thống thiết bị đã qua kiểm tra và đủ điều kiện về an toàn, bảo mật. Chỉ được in, sao, chụp đúng số lượng văn bản đã quy định, đóng dấu độ mật, dấu thu hồi (khi cần), đánh số trang, số bản, số lượng in, phạm vi lưu hành, tên người soạn thảo, tên người đánh máy tài liệu. Đối với tài liệu mật sao, chụp ở dạng băng, đĩa, phim hoặc bản ghi phải niêm phong và đóng dấu độ mật. Tuyệt đối không đánh máy hoặc in quá số lượng quy định. Sau khi sao, chụp xong phải kiểm tra và huỷ các bản thảo nếu có.
Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước giữa các cơ quan, tổ chức trong nước với các cơ quan, tổ chức của Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài do lực lượng giao liên ngoại giao thực hiện. Việc giao, nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong mọi trường hợp đều phải vào sổ chuyển giao, có ký nhận giữa bên giao và bên nhận trực tiếp tại phòng làm việc, đảm bảo an toàn theo quy định của thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tài liệu, vật mang bí mật nhà nước. Tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gửi đi không được gửi chung trong một bì với tài liệu thường; gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải dùng bằng hai bì, bì ngoài ghi rõ số, kí hiệu của tài liệu, vật mang bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu ký hiệu độ mật, không được viết chữ hoặc đóng dấu có chữ “Mật”, “Tuyệt mật”, “Tối mật”. Khi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được gửi đích danh cho người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu "Chỉ người đúng tên mới được bóc bì".
Khi tổ chức tiêu huỷ tài liệu thuộc bí mật nhà nước phải lập Hội đồng tiêu huỷ tài liệu thuộc bí mật nhà nước. Trong quá trình thực hiện tiêu huỷ tài liệu mật phải bảo đảm: Không tiết lộ, để lọt nội dung tài liệu mật; tài liệu mật và văn bản in trên chất liệu giấy phải đốt, xé, nghiền nhỏ tới mức không thể chắp ghép khôi phục lại; tài liệu mật là vật mang bí mật nhà nước (băng, đĩa, phim) phải làm thay đổi toàn bộ hình dạng và phá hủy tính năng tác dụng để không còn phục hồi, khai thác, sử dụng được. Đối với mật mã, thực hiện việc tiêu huỷ theo quy định của Ban Cơ yếu Chính phủ. Hồ sơ giải độ mật, tiêu hủy bí mật nhà nước được lưu giữ ít nhất là 20 năm.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2014.
Nguyễn Tuấn