Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Quy định chung của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực VHTTDL

27/12/2024 | 18:47

Thực hiện Quyết định số 3564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Pháp chế đã biên soạn tài liệu cung cấp thông tin pháp luật, chính sách của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Cổng Thông tin điện tử Bộ VHTTDL đăng tải các câu hỏi - đáp về quy định chung của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong lĩnh vực VHTTDL.

QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Phần 1: Quy định về đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa,

thể thao và du lịch tại Việt Nam

Câu hỏi 1: Theo quy định của pháp luật về đầu tư, việc đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch được Nhà nước bảo đảm như thế nào?

Trả lời:

- Luật Đầu tư năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, năm 2022 và sửa đổi, bổ sung tại các luật chuyên ngành, nghị quyết của Quốc hội quy định một chương về bảo đảm đầu tư (chương II) gồm 5 điều: từ Điều 10 đến Điều 14. Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư cũng quy định cụ thể các bảo đảm đầu tư.

- Theo quy định tại các văn bản trên, việc bảo đảm đầu tư của Nhà nước ở các vấn đề sau:

1. Bảo đảm quyền sở hữu tải sản.

2. Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh.

3. Bảo đảm quyền chuyển tải sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài.

4. Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật.

5. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Câu hỏi 2: Pháp luật về đầu tư quy định bảo đảm quyền sở hữu tài sản như thế nào?

Trả lời: Điều 10 Luật Đầu tư năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, năm 2022 và sửa đổi, bổ sung tại các luật chuyên ngành, nghị quyết của Quốc hội quy định về bảo đảm quyền sở hữu tài sản cụ thể như sau:

1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu hỏi 3: Pháp luật về đầu tư quy định bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh như thế nào?

Trả lời: Điều 11 Luật Đầu tư năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, năm 2022 và sửa đổi, bổ sung tại các luật chuyên ngành, nghị quyết của Quốc hội quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:

1. Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;

b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

c) Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

d) Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

đ) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thu hút đầu tư trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các hình thức bảo đảm của Nhà nước để thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.

Câu hỏi 4: Pháp luật về đầu tư quy định bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài như thế nào?

Trả lời: Điều 12 Luật Đầu tư năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, năm 2022 và sửa đổi, bổ sung tại các luật chuyên ngành, nghị quyết của Quốc hội quy định về bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài cụ thể như sau:

Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

1. Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

2. Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;

3. Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

Câu hỏi 5: Pháp luật về đầu tư quy định bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật như thế nào? 

Trả lời: Điều 13 Luật Đầu tư năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, năm 2022 và sửa đổi, bổ sung tại các luật chuyên ngành, nghị quyết của Quốc hội quy định về bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật cụ thể như sau:

1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 của Luật Đầu tư.

2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.

3. Quy định này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.

4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư như trên thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;

b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;

c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

5. Đối với các biện pháp được giải quyết như trên, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.

Câu hỏi 6: Pháp luật về đầu tư quy định về giải quyết tranh chấp hoạt động đầu tư kinh doanh như thế nào?

Trả lời: Điều 14 Luật Đầu tư năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, năm 2022 và sửa đổi, bổ sung tại các luật chuyên ngành, nghị quyết của Quốc hội quy định về bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh cụ thể như sau:

1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.

2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư .

3. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Tòa án Việt Nam;

b) Trọng tài Việt Nam;

c) Trọng tài nước ngoài;

d) Trọng tài quốc tế;

đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Câu hỏi 7: Theo quy định của Luật Đầu tư, trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, có các ngành, nghề nào được ưu đãi đầu tư?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, năm 2022 và sửa đổi, bổ sung tại các luật chuyên ngành, nghị quyết của Quốc hội, trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có các ngành, nghề được ưu đãi đầu tư cụ thể như sau:

a) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số (đối với các nội dung số về văn hóa, thể thao và du lịch);

b) Đầu tư cơ sở luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao cho người khuyết tật hoặc chuyên nghiệp; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

c) Sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ tạo ra hoặc tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành (đối với các hàng hóa, dịch vụ về văn hóa, thể thao và du lịch).

Câu hỏi 8: Theo quy định của Luật Đầu tư, trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, có các ngành, nghề nào đầu tư kinh doanh có điều kiện?

Trả lời:

Theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2020, năm 2022 và sửa đổi, bổ sung tại các luật chuyên ngành, nghị quyết của Quốc hội, trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện cụ thể như sau:

Lưu ý: Số thứ tự ngành, nghề giữ nguyên theo số thứ tự ngành, nghề tại Phụ lục IV Luật Đầu tư.

STT NGÀNH, NGHỀ

192

Kinh doanh dịch vụ phát hành và phổ biến phim

193

Kinh doanh dịch vụ giám định cổ vật

194

Kinh doanh dịch vụ lập quy hoạch dự án, tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích

195

Kinh doanh dịch vụ ka-ra-ô-kê (karaoke), vũ trường

196

Kinh doanh dịch vụ lữ hành

197

Kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp

198

Kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu

199

Kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu

200

Kinh doanh dịch vụ lưu trú

201

Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

202

Xuất khẩu di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; nhập khẩu hàng hóa văn hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

203

Kinh doanh dịch vụ bảo tàng

204

Kinh doanh trò chơi điện tử (trừ kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài và kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên mạng)

Câu hỏi 9: Pháp luật về đầu tư quy định những ngành, nghề nào chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch?

Trả lời:

Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có các ngành, nghề đầu tư kinh doanh chưa được tiếp cận đối với nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là:

- Ngành, nghề số 19. Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.

- Ngành, nghề số 25. Kinh doanh dịch vụ lữ hành, trừ dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Câu hỏi 10: Pháp luật về đầu tư quy định những ngành, nghề nào tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch?

Trả lời:

Theo quy định tại Phụ lục I Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có các ngành, nghề đầu tư kinh doanh tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể là:

1. Sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình.

2. Sản xuất, phân phối, chiếu các chương trình ti vi và các tác phẩm ca múa nhạc, sân khấu, điện ảnh.

3. Dịch vụ quảng cáo.

4. Dịch vụ chụp ảnh từ trên cao.

5. Kinh doanh đặt cược, casino.

6. Dịch vụ du lịch.

7. Dịch vụ thể thao và giải trí.

8. Dịch vụ liên quan đến thể thao, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, và các hoạt động vui chơi, giải trí khác.

9. Dịch vụ liên quan đến di sản văn hóa, quyền tác giả và quyền liên quan, nhiếp ảnh, ghi hình, ghi âm, triển lãm nghệ thuật, lễ hội, thư viện, bảo tàng;

10. Dịch vụ liên quan đến xúc tiến, quảng bá du lịch.

11. Dịch vụ đại diện, đại lý tuyển dụng và đặt lịch, quản lý cho nghệ sỹ, vận động viên.

12. Dịch vụ liên quan đến gia đình.

Câu hỏi 11: Pháp luật về đầu tư quy định ngoài các điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định của pháp luật chuyên ngành, nhà đầu tư nước ngoài,tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện nào?

Trả lời: Điều 15 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định: Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:

a) Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;

b) Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;

c) Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;

d) Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;

đ) Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

 Phần 2: Quy định về chế độ báo cáo thống kê của doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Câu hỏi 12: Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ báo cáo thống kê như sau:

STT

KÝ HIỆU BIỂU

TÊN BIỂU

KỲ BÁO CÁO

NGÀY NHẬN BÁO CÁO

ĐƠN VỊ BÁO CÁO

01

01.H/DL-CSLT

Kết quả kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

 Tháng,                       Năm

- Ngày 20 tháng sau tháng báo cáo

- Ngày 20/2 năm sau

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

02

02.H/DL-DNLH

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

Tháng, Năm

- Ngày 20 tháng sau tháng báo cáo

- Ngày 20/2 năm sau

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

03

03.H/DL-KĐDL

Kết quả kinh doanh của tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch

Tháng, Năm

- Ngày 20 tháng sau tháng báo cáo

- Ngày 20/2 năm sau

Tổ chức, cá nhân quản lý điểm, khu du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt chuẩn phục vụ khách du lịch

Câu hỏi 12: Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo mẫu như sau:

Biểu số: 01.H/DL-CSLTBan hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2021

Ngày nhận báo cáo:- Ngày 20 tháng sau tháng báo cáo- Ngày 20 tháng 2 năm sau

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ DU LỊCH

Tháng ...

Năm ...

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch báo cáo:

Cơ quan nhận báo cáo: Sở Du lịch; Sở VHTTDL

Tên cơ sở ................................................................................................................

Mã số thuế

Địa chỉ: ...................................................................................................................

Loại hình: ................................................. Hạng (nếu có): .....................................

Cơ quan chủ quản: ..................................................................................................

Điện thoại: ...................................... Email: ............................................................

Chỉ tiêu

ĐV tính

 số

Số thực hiện kỳ báo cáo

So với cùng kỳ năm trước (%)

A

B

C

1

2

1. Số liệu buồng, phòng lưu trú

Tổng số buồng lưu trú

Buồng

01

Tổng số đêm phòng lưu trú sẵn có

Đêm phòng

02

Tổng số đêm phòng lưu trú đã bán

Đêm phòng

03

2. Số lượt khách nghỉ qua đêm

Lượt

04

Khách quốc tế

Lượt

05

Khách nội địa

Lượt

06

3. Tổng số đêm nghỉ của khách

Đêm

07

Khách quốc tế

Đêm

08

Khách nội địa

Đêm

09

4. Tổng doanh thu

Triệu đồng

10

Doanh thu từ dịch vụ lưu trú

Triệu đồng

11

Doanh thu từ dịch vụ ăn uống

Triệu đồng

12

Doanh thu từ dịch vụ khác

Triệu đồng

13

5. Tổng số lao động

Người

14

Lãnh đạo quản lý

Người

15

Bộ phận hành chính

Người

16

Bộ phận lưu trú (buồng phòng, lễ tân)

Người

17

Bộ phận ăn uống (bàn, bar, bếp)

Người

18

Nhân viên dịch vụ khác

Người

19

 

Người lập biểu(Ký, họ tên)

Người kiểm tra biểu(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm…...Thủ trưởng đơn vị(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

Câu hỏi 13: Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lữ hành thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo mẫu như sau:

Biểu số: 02.H/DL-DNLHBan hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2021

Ngày nhận báo cáo:- Ngày 20 tháng sau tháng báo cáo- Ngày 20 tháng 2 năm sau

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH

Tháng ...

Năm ...

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành báo cáo:

Cơ quan nhận báo cáo: Sở Du lịch; Sở VHTTDL

Tên Doanh nghiệp:………………………………………………………………

Mã số thuế

Địa chỉ:……………………………………………………………………………

Phạm vi kinh doanh………………………………………………………………

Số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành………………………………………

Điện thoại: ........................................ Email:……………………………………

Chỉ tiêu

ĐV tính

Mã số

Số thực hiện kỳ báo cáo

So với cùng kỳ năm trước (%)

A

B

C

1

2

1. Tổng số lượt khách phục vụ

Lượt

01

Khách du lịch quốc tế đến

Lượt

02

Khách du lịch nội địa

Lượt

03

Khách du lịch ra nước ngoài

Lượt

04

2. Số khách quốc tế đến theo vùng, lãnh thổ

Người

05

Châu Á

Người

06

Châu Âu

Người

07

Châu Mỹ

Người

08

Châu Úc

Người

09

Châu Phi

Người

10

3. Số khách du lịch ra nước ngoài theo vùng, lãnh thổ

Người

11

Châu Á

Người

12

Châu Âu

Người

13

Châu Mỹ

Người

14

Châu Úc

Người

15

Châu Phi

Người

16

4. Tổng doanh thu

Triệu đ

17

Doanh thu từ khách du lịch quốc tế

Triệu đ

18

Doanh thu từ khách du lịch nội địa

Triệu đ

19

Doanh thu từ khách du lịch ra nước ngoài

Triệu đ

20

5. Tổng số lao động

Người

21

Lãnh đạo, quản lý

Người

22

Bộ phận hành chính

Người

23

Bộ phận lữ hành

Người

24

Hướng dẫn viên

Người

25

Bộ phận vận chuyển khách

Người

26

Lao động khác

Người

27

 

Người lập biểu(Ký, họ tên)

Người kiểm tra biểu(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm…...Thủ trưởng đơn vị(Ký, đóng dấu, họ tên)

Câu hỏi 14: Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt chuẩn phục vụ khách du lịch phải thực hiện chế độ báo cáo thống kê như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chế độ báo cáo thống kê trong hoạt động du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo mẫu như sau:

Biểu số: 03.H/DL-KĐDLBan hành kèm theo Thông tư số 18/2021/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2021

Ngày nhận báo cáo:- Ngày 20 tháng sau tháng báo cáo- Ngày 20 tháng 2 năm sau

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN QUẢN LÝ KHU, ĐIỂM DU LỊCH; TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH KHÁC ĐẠT CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH Tháng ...

Năm ...

Tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt chuẩn phục vụ khách du lịch báo cáo:

Cơ quan nhận báo cáo: Sở Du lịch; Sở VHTTDL

Tên Khu, điểm du lịch/Cơ sở kinh doanh dịch vụ:…………………………………

Mã số thuế

Địa chỉ:……………………………………………………………………………

Cơ quan chủ quản: ................................................................................................

Loại hình:………………………………………………………………………….

Số Quyết định thành lập hoặc Giấy phép kinh doanh: …………………………

Số quyết định công nhận:…………………………………………………………

Điện thoại: .......................................... Email:……………………………………

Chỉ tiêu

ĐV tính

Mã số

Số thực hiện kỳ báo cáo

So với cùng kỳ năm trước (%)

A

B

C

1

2

1. Số lượt khách du lịch phục vụ

Lượt

01

2. Tổng doanh thu

Triệu đ

02

Doanh thu từ bán vé

Triệu đ

03

Doanh thu từ dịch vụ

Triệu đ

04

Doanh thu từ bán hàng hóa

Triệu đ

05

3. Tổng số lao động

Người

06

Lãnh đạo quản lý

Người

07

Bộ phận hành chính

Người

8

Hướng dẫn viên

Người

09

Bộ phận dịch vụ

Người

10

Lao động khác

Người

11

 

Người lập biểu(Ký, họ tên)

Người kiểm tra biểu(Ký, họ tên)

Ngày … tháng … năm…...Thủ trưởng đơn vị(Ký, đóng dấu, họ tên)

 

 

 

CTTĐT

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×