Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020
30/10/2015 | 16:08Đảng ủy Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 04-QĐ/ĐU ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ VHTTDL nhiệm kỳ 2015-2020.
Theo Quyết định, Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ VHTTDL (gọi tắt là Đảng uỷ Bộ) là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai kỳ Đại hội; có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng. Đảng uỷ Bộ thảo luận và quyết định: Chủ trương, biện pháp, kế hoạch thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Trung ương, của Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương; những vấn đề về công tác xây dựng Đảng, lãnh đạo các đoàn thể quần chúng; chương trình làm việc toàn khoá và hàng năm của Đảng uỷ Bộ, Quy chế làm việc của Đảng uỷ và của Uỷ ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ; phương hướng, nhiệm vụ hàng năm của Đảng bộ. Đề ra chủ trương, biện pháp kịp thời nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất; thảo luận và có ý kiến cụ thể về công tác tuyên giáo, công tác tổ chức, công tác kiểm tra, giám sát. Chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ cơ sở thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Đảng uỷ Khối và của Đảng uỷ Bộ; đề ra chủ trương, biện pháp về việc sắp xếp, kiện toàn (lập mới, sáp nhập, chia tách, giải thể) các tổ chức đảng trực thuộc; khen thưởng, kỷ luật cán bộ, đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương; thông qua báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết năm và báo cáo nhiệm kỳ của Đảng uỷ Bộ; góp ý kiến về tình hình hoạt động của Ban Thường vụ, các ban của Đảng uỷ và các đảng bộ, chi bộ trực thuộc; thảo luận và kiến nghị những vấn đề quan trọng về tổ chức, cán bộ và những vấn đề khác do Điều lệ Đảng quy định; chuẩn bị và triệu tập Đại hội nhiệm kỳ; thông qua các văn kiện trình Đại hội; giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành, Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Bộ khoá mới theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương.
Tại Điều 6 của Quy chế cũng nêu rõ, Bí thư Đảng uỷ Bộ là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng bộ Bộ VHTTDL; cùng Ban Thường vụ, Đảng uỷ Bộ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Đảng bộ; có trách nhiệm và quyền hạn: Chủ trì, kết luận hội nghị Đảng uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ Bộ; chủ trì các công việc của Đảng uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ Bộ; đề xuất những vấn đề quan trọng trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ để Ban Thường vụ, Đảng uỷ Bộ thảo luận, quyết định; quán triệt, phổ biến trong Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo chuẩn bị nội dung những chương trình, kế hoạch công tác lớn để Ban Thường vụ, Đảng uỷ Bộ thảo luận, quyết định; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, các lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp, nhạy cảm; chỉ đạo trực tiếp công tác tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát. Đưa ra các chủ trương, giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo; Duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ của Ban Thường vụ, Đảng uỷ Bộ. Giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Ban Thường vụ, Đảng uỷ Bộ; giữ mối liên hệ thường xuyên, trực tiếp với Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL, với Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Bộ và các cơ quan, đơn vị khác để phối hợp lãnh đạo thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng; Chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các lĩnh vực công tác trọng tâm của Đảng bộ; thay mặt Đảng uỷ Bộ báo cáo Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương và thông báo cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc về tình hình và kết quả hoạt động của Đảng bộ theo quy định; ký các nghị quyết, chương trình hành động, các văn bản của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ.
CTTĐT
Tại Điều 6 của Quy chế cũng nêu rõ, Bí thư Đảng uỷ Bộ là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng bộ Bộ VHTTDL; cùng Ban Thường vụ, Đảng uỷ Bộ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Đảng bộ; có trách nhiệm và quyền hạn: Chủ trì, kết luận hội nghị Đảng uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ Bộ; chủ trì các công việc của Đảng uỷ, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng uỷ Bộ; đề xuất những vấn đề quan trọng trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ để Ban Thường vụ, Đảng uỷ Bộ thảo luận, quyết định; quán triệt, phổ biến trong Đảng uỷ, Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo chuẩn bị nội dung những chương trình, kế hoạch công tác lớn để Ban Thường vụ, Đảng uỷ Bộ thảo luận, quyết định; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, các lĩnh vực công tác khó khăn, phức tạp, nhạy cảm; chỉ đạo trực tiếp công tác tư tưởng, công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát. Đưa ra các chủ trương, giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạo; Duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ của Ban Thường vụ, Đảng uỷ Bộ. Giữ vững sự đoàn kết thống nhất trong Ban Thường vụ, Đảng uỷ Bộ; giữ mối liên hệ thường xuyên, trực tiếp với Ban Cán sự Đảng Bộ VHTTDL, với Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Bộ và các cơ quan, đơn vị khác để phối hợp lãnh đạo thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng; Chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các lĩnh vực công tác trọng tâm của Đảng bộ; thay mặt Đảng uỷ Bộ báo cáo Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương và thông báo cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc về tình hình và kết quả hoạt động của Đảng bộ theo quy định; ký các nghị quyết, chương trình hành động, các văn bản của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Đảng uỷ Bộ.
CTTĐT