Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Quảng bá văn học Nga tại Việt Nam

02/10/2018 | 11:03

Văn học Nga – Xô Viết, sau một thời gian lắng xuống do những biến cố của lịch sử, nay đã trở lại Việt Nam ngày một cách sinh động hơn. Nhiều tác phẩm hay, đa dạng về thể loại được dịch sang tiếng Việt.

Các tác phẩm văn học Nga được dịch sang tiếng Việt ngày càng nhiều. Ảnh: giaoducthoidai.vn

Mới đây, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học & Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp với Quỹ Hỗ trợ quảng bá Văn học Nga, Văn học Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt các tác phẩm văn học Nga được dịch sang tiếng Việt trong khuôn khổ dự án Xuất bản của Tổng thống LB Nga.

Sự kiện này nằm trong Dự án dịch và xuất bản các tác phẩm văn học kinh điển Nga nổi tiếng trên toàn thế giới sang tiếng Việt và các kiệt tác văn học Việt Nam sang tiếng Nga được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2012.

Lễ ra mắt đợt sách này là sự tiếp nối các tác phẩm văn học Nga trong khuôn khổ dự án dịch dưới sự bảo trợ của Tổng thống Nga. Đây là một dự án mang đậm tính văn hóa giữa hai nền văn học Việt – Nga.

Các tác phẩm được ra mắt lần này gồm: “Tuyển tập thơ” của Sergey Esenin, truyện vừa “Con gái Ivan, mẹ Ivan” của Valentin Rasputin, vở kịch nổi tiếng “Xác thây sống” của Lev Tolstoy và cuốn “Cơ sở lý thuyết dịch đại cương” của Andrey Flodorov.

Bà Natalia Shafinskaya – Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga cho rằng: “Lễ ra mắt các tác phẩm dịch lần này đánh dấu một giai đoạn tiếp theo một dự án chung dài hạn dịch và xuất bản độc đáo được thực hiện từ năm 2012 bao gồm các tác phẩm nổi tiếng thế giới và kinh điển Nga sang tiếng Việt và các tác phẩm văn học hay của Việt Nam sang tiếng Nga. Nhờ các hợp tác hiệu quả của các đồng nghiệp Nga ở Việt Nam, năm 2018 các cuốn sách mới này đã được xuất bản. Đây là những cuốn sách hay được các nhà xuất bản Liên bang Nga đã chọn để xuất bản”.

Những cuốn sách văn học Nga được dịch sang tiếng Việt lần này mang nhiều ý nghĩa nhân văn, văn hóa cao cả giữa hai nền văn học Việt – Nga nói riêng và hai nước Việt – Nga nói chung.

 

Hiền Lê (t/h)

 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×