Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Phổ biến Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ khu vực phía Nam

17/04/2015 | 18:00

Từ ngày 06-11/4/2015, tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, Vụ Pháp chế đã tổ chức Hội nghị phổ biến Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam cho các đơn vị thuộc Bộ khu vực phía Nam.

Đây là hoạt động thực hiện nội dung trọng tâm của Quyết định số 629/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/2014 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Toàn cảnh Hội nghị

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Hoàng Minh Thái đã giới thiệu nội dung, ý nghĩa và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 tới toàn thể lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động của tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tại phía Nam. Đồng thời, trình bày lần lượt 11 Chương của Hiến pháp năm 2013, trong đó tập trung vào những điểm mới tại Chương I - Chế độ chính trị, Chương II - Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Chương V - Quốc hội, Chương VII - Chính phủ, Chương IX - Chính quyền địa phương. 

Việc tổ chức Hội nghị lần này nhằm phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung Hiến pháp đến, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai; nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Hiến pháp; bảo đảm Hiến pháp được tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh; rà soát, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Hiến pháp. Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ VHTTDL trong việc giúp Bộ trưởng tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, toàn diện, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm.

Hiến pháp được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII gồm 11 chương, 120 điều quy định về chế độ chính trị (Chương I); Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II); Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, Công nghệ và Môi trường (Chương III); Bảo vệ tổ quốc (Chương IV); Quốc hội (Chương V); Chủ tịch nước (Chương VI); Chính phủ (Chương VII); Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân (Chương VIII); Chính quyền địa phương (Chương IX); Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước (Chương XI)… với bố cục hợp lý, kỹ thuật trình bày bảo đảm đúng tầm của đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Đây cũng là bản Hiến pháp đã kế thừa giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 nhưng cũng có những điểm mới so với các Hiến pháp trước đó.


Đình Hiếu/Vụ Pháp chế

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×