Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống và giữ gìn, phát triển chữ viết của các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang

03/10/2022 | 10:13

Ngành VHTTDL An Giang luôn đặt mục tiêu giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo công tác bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc đạt được hiệu quả tích cực

An Giang thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân số toàn tỉnh. Trong những năm qua ngànhVHTTDL An Giang đã tích cực chủ động tuyên truyền và lồng ghép tuyên truyền các nội dung chính sách của đảng, nhà nước trong việc tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, phát triển thể dục thể thao, phát triển du lịch vùng dân tộc thiểu số.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống và giữ gìn, phát triển chữ viết của các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang - Ảnh 1.

Dân tộc thiểu số tỉnh An Giang - Ảnh minh họa - Nguồn: danvan.vn

Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến các địa phương, trong thời gian qua, công tác bảo tồn và phát triển văn hóa trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng, không ngừng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng hoạt động, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc đặc biệt là bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số, phục vụ có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc.

Ngành Văn hóa thường xuyên tổ chức công tác bảo tồn tu bổ, tôn tạo một số di tích như di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Xvayton (thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn), di tích kiến trúc nghệ thuật Thánh đường Hồi giáo Mubarak (xã Châu Phong, thị xã Tân Châu), chùa Ông Bắc (phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên) với kinh phí hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương và vận động xã hội hóa, góp phần giữ gìn bản sắc, kiến trúc nghệ thuật cổ, nét văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Chăm, Hoa, Khmer cùng sinh sống trên địa bàn An Giang.

Tổ chức công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể dân tộc Khmer huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, dân tộc Chăm tại các huyện Châu Thành, Châu Phú, Tân Châu, Phú Tân. Tổ chức 01 lớp truyền dạy nghệ thuật chạm khắc chữ trên lá Buông cho 10 học viên (Tri Tôn 5, Tịnh Biên 5) và mở 2 lớp truyền dạy Đàn Ch'pay cho 16 học viên là người dân tộc Khmer (xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn). Qua đó, góp phần đào tạo đội ngũ nghệ nhân kế thừa cho cộng đồng dân tộc Khmer nhằm giữ gìn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.

Xây dựng Đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cho các di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục phi vật thể quốc gia gồm: Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam; Hội đua Bò Bảy Núi và Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer.

Nhằm tôn vinh nghệ nhân, những người đã có công gìn giữ, lưu truyền những di sản văn hóa truyền thống quý báu của cộng đồng, dân tộc. Qua hai đợt tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị xét tặng, hiện nay An Giang đã có 21 nghệ nhân ưu tú và 2 nghệ nhân nhân dân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu.

Công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội tại di tích luôn được chú trọng. Các đơn vị chuyên môn luôn tạo điều kiện và hướng dẫn cho Ban quản lý các di tích thực hiện tốt công tác tổ chức lễ hội, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân và tuân thủ đúng với quy chế tổ chức lễ hội cũng như đảm bảo môi trường, vệ sinh nơi di tích. 

Các lãnh đạo của ngành luôn đặt mục tiêu giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng góp phần đảm bảo công tác bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc đạt được hiệu quả tích cực: Toàn tỉnh có 51 trường trung học phổ thông và 156 trường trung học cơ sở, trong đó, có 21 trường thực hiện chương trình dạy tiếng dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh là người dân tộc thiểu số phát huy tối đa khả năng tiếp thu tri thức. Đến nay, toàn tỉnh có 462 cán bộ quản lý giáo dục người dân tộc thiểu số ở các cấp học, ở các trường có đông học sinh dân tộc thiểu số, vùng biên giới còn tổ chức dạy tiếng Khmer cho đội ngũ cán bộ, viên chức.

Tỉnh có chính sách miễn học phí 100% đối với học sinh dân tộc Chăm và Khmer. Hỗ trợ học sinh dân tộc trong việc mua bảo hiểm y tế học sinh, bảo hiểm tai nạn con người. Các tổ chức xã hội, đoàn thể nhất là Hội Khuyến học hỗ trợ quà, tập, sách, xe đạp… tạo điều kiến tối đa cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.

Đối với vùng đồng bào dân tộc Khmer: có 02 trường trung học cơ sở dân tộc nội trú ở 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, quy mô 12 lớp/trường, hàng năm có khoảng 700 học sinh theo học; các trường đều tổ chức dạy song ngữ Việt - Khmer; vào các dịp hè, tại các điểm chùa cũng tổ chức dạy chữ Khmer cho học sinh người dân tộc Khmer. Ngoài ra, tỉnh còn có 01 trường trung học phổ thông dân tộc nội trú dành riêng cho con em đồng bào Khmer và Chăm, nhằm duy trì cho các em học hết hệ phổ thông, không bỏ học giữa chừng. Tính đến thời điểm hiện tại tỉnh đã có 02 bộ tài liệu tiếng Khmer lưu hành nội bộ ngành giáo dục đào tạo với chương trình 320 tiết và chương trình 450 tiết được sử dụng cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Khmer đối với học sinh con em người dân tộc Khmer, cán bộ, công chức công tác đơn vị bộ đội biên phòng, hải quan, y tế, viện kiểm sát, công an ở các huyện biên giới. Học viên sau khi hoàn thành khóa học tham gia kỳ kiểm tra và được cấp chứng chỉ do Sở GD-ĐT An Giang tổ chức.

Đối với vùng đồng bào dân tộc Chăm: tuy chưa có trường dân tộc nội trú nhưng trong vùng có 02 trường trung học phổ thông, 04 trường trung học cơ sở, 13 trường tiểu học - mẫu giáo, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho con em đồng bào dân tộc Chăm đi học; ngành giáo dục tổ chức 02 lớp dạy song ngữ Việt - Chăm tại xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú) và xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), bình quân tổ chức được từ 4-5 lớp/năm, với khoảng 100 học sinh.

Đối với đồng bào dân tộc Hoa: người Hoa luôn chú trọng việc học tập, hầu hết trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường và học chương trình phổ thông. Tỉnh có 01 Trung tâm Hoa ngữ (thành phố Long Xuyên) và 01 Trung tâm ngoại ngữ Trung văn- Chi nhánh 3 (thành phố Châu Đốc), mỗi năm mở 04 khóa học, có khoảng 80 học viên/khóa học (3 tháng).

Do đặc thù là tỉnh dân tộc biên giới, An Giang luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nhiều chương trình, chính sách của Đảng, nhà nước tập trung đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ ngành du lịch vùng dân tộc thiểu số cũng như đầu tư phát triển công tác bảo tồn các loại hình di sản văn hoá các dân tộc thiểu số, cũng như sự phối hợp các ngành, cùng sự đồng thuận của các cộng đồng người dân tộc thiểu số đã tạo hiệu quả cao trong việc triển khai thực hiện các hoạt động, kế hoạch của ngành, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương, cơ sở.

Thủy Bích

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×