Phấn đấu tới năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
16/07/2016 | 02:01Chiều 15/7, tại Văn phòng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã báo cáo Chính phủ dự thảo Đề án Phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dự và cho ý kiến chỉ đạo về dự thảo Đề án phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn do Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện trình bày.
Phấn đấu tăng trưởng 14-15%/năm
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp
Ngoài ra, việc miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế còn hạn chế, chưa áp dụng thị thực điện tử.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện báo cáo dự thảo Đề án
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng nêu lên các quan điểm, mục tiêu, giải pháp của dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Theo đó, để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch cần có các điểm nổi trội như đóng góp lớn vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều ngành và địa phương, tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ổn định xã hội... Phấn đấu tới năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại, cạnh tranh được các nước trong khu vực và trên thế giới. Tới năm 2030 Việt Nam là quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Về lượng khách quốc tế, tới năm 2020, Việt Nam phấn đấu thu hút được 14-15 triệu khách, tốc độ tăng trưởng 14-15%/năm, tạo 3,5 triệu việc làm, có 600.000 buồng, cơ sở lưu trú, trong đó có từ 30-35% đạt tiêu chuẩn 3-5 sao…Ngành đưa ra mục tiêu, đóng góp trực tiếp của du lịch trong tổng GDP là 10% vào năm 2020; các vùng di tích lịch sử, khu du lịch được bảo tồn, phát triển; quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò bảo tồn di tích… Dự thảo đề án cũng đưa ra các giải pháp thực hiện mục tiêu trên.
Cơ hội hiếm có để du lịch cất cánh
Tại cuộc họp, các địa phương đã đóng góp ý kiến để xây dựng dự thảo đề án. Các ý kiến tập trung vào việc làm rõ các tiêu chí của ngành kinh tế mũi nhọn; cách thức để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch như công tác xúc tiến, giá vé vào các cơ sở tham quan du lịch, cơ quan quản lý, điều hành du lịch; làm rõ vai trò người dân làm du lịch…
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn không phải là điểm mới. Giờ đây, chúng ta tập trung vào chất lượng giá trị gia tăng của ngành chứ không phải tập trung vào số lượng khách du lịch là bao nhiêu. Các chính sách thu hút đầu tư hiện đã cởi mở hơn và Phó Thủ tướng bày tỏ hy vọng, đề án này khi trình lên Bộ Chính trị, được ban hành thành Nghị quyết sẽ góp phần tạo chuyển biến về văn minh, văn hóa, ứng xử… trong du lịch Việt Nam.
Kết luận buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao Bộ VHTTDL vì đã có nhiều cố gắng để xây dựng Đề án Phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn và hoan nghênh 18 tỉnh dự họp đều có báo cáo và ý kiến đóng góp. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Tôi đề nghị ban soạn thảo tiếp thu để hoàn thiện đề án. Tôi cũng kỳ vọng lần này sẽ có được một Nghị quyết của Bộ Chính trị về du lịch. Đây là cơ hội rất hiếm có để ngành du lịch phát triển và cất cánh được".
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận cuộc họp
Chỉ đạo cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu cần xây dựng dự thảo đề án thành hai phần: đánh giá thực trạng du lịch và chủ trương chính sách phát triển, xác định quan điểm, mục tiêu và cuối cùng là nội dung thực hiện.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu, dự thảo đề án cần đưa vào vai trò của khối doanh nghiệp, tư nhân tham gia vào vấn đề này với quan điểm: việc nào tư nhân làm được sẽ giao tư nhân làm; làm rõ các số liệu cụ thể về phát triển du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề; phải xây dựng được một số điểm du lịch thành “điểm phải đến” và quốc gia có thể xây dựng du lịch là mũi nhọn, nhưng không phải nhất thiết tỉnh nào cũng xây dựng du lịch là mũi nhọn. Ngành du lịch cũng cần phải đặt ra vấn đề tái cơ cấu…
Dự thảo đề án cũng cần nêu lên những bài học kinh nghiệm của quốc tế về phát triển du lịch. “Kinh nghiệm quốc tế không cần đâu xa, cứ học các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore..." - Phó Thủ tướng cho hay.
Dự thảo Đề án Phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ còn được tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện trước khi trình Chính phủ./.
Phấn đấu tăng trưởng 14-15%/năm
Báo cáo tóm tắt dự thảo Đề án, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện nêu rõ, du lịch là xu hướng phát triển của kinh tế thế giới trong những thập kỷ tới. Theo dự báo, Đông Nam Á là khu vực thu hút khách du lịch lớn của thế giới với 187 triệu lượt khách vào năm 2030.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về văn hóa, di sản, thiên nhiên, con người cho phát triển du lịch.Tuy nhiên, du lịch Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế, tồn tại.
Từ năm 2010 tới nay, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch là 9,5%, mang về tổng thu là 15,4 tỷ USD, đóng góp trực tiếp 6,6% và đóng góp chung 13% trong tỷ lệ GDP của đất nước.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về văn hóa, di sản, thiên nhiên, con người cho phát triển du lịch.Tuy nhiên, du lịch Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế, tồn tại.
Từ năm 2010 tới nay, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch là 9,5%, mang về tổng thu là 15,4 tỷ USD, đóng góp trực tiếp 6,6% và đóng góp chung 13% trong tỷ lệ GDP của đất nước.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp
Bộ trưởng cũng chỉ ra những hạn chế của du lịch Việt Nam như hiệu quả xúc tiến, quảng bá chưa cao, thị trường du lịch quốc tế thiếu thông tin về thị trường du lịch Việt Nam, hình ảnh nhận diện chưa thống nhất, thương hiệu du lịch Việt Nam chưa có sức cạnh tranh… Ngành du lịch Việt Nam cũng thiếu các sản phẩm du lịch nổi trội, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ chưa thống nhất. Đặc biệt môi trường du lịch bộc lộ nhiều bất cập, công tác quản lý còn nhiều hạn chế; phối hợp liên ngành, vùng chưa chặt chẽ…
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện báo cáo dự thảo Đề án
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng nêu lên các quan điểm, mục tiêu, giải pháp của dự thảo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam. Theo đó, để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch cần có các điểm nổi trội như đóng góp lớn vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều ngành và địa phương, tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần ổn định xã hội... Phấn đấu tới năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, hiện đại, cạnh tranh được các nước trong khu vực và trên thế giới. Tới năm 2030 Việt Nam là quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Về lượng khách quốc tế, tới năm 2020, Việt Nam phấn đấu thu hút được 14-15 triệu khách, tốc độ tăng trưởng 14-15%/năm, tạo 3,5 triệu việc làm, có 600.000 buồng, cơ sở lưu trú, trong đó có từ 30-35% đạt tiêu chuẩn 3-5 sao…Ngành đưa ra mục tiêu, đóng góp trực tiếp của du lịch trong tổng GDP là 10% vào năm 2020; các vùng di tích lịch sử, khu du lịch được bảo tồn, phát triển; quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò bảo tồn di tích… Dự thảo đề án cũng đưa ra các giải pháp thực hiện mục tiêu trên.
Cơ hội hiếm có để du lịch cất cánh
Tại cuộc họp, các địa phương đã đóng góp ý kiến để xây dựng dự thảo đề án. Các ý kiến tập trung vào việc làm rõ các tiêu chí của ngành kinh tế mũi nhọn; cách thức để nâng cao hiệu quả khai thác du lịch như công tác xúc tiến, giá vé vào các cơ sở tham quan du lịch, cơ quan quản lý, điều hành du lịch; làm rõ vai trò người dân làm du lịch…
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn không phải là điểm mới. Giờ đây, chúng ta tập trung vào chất lượng giá trị gia tăng của ngành chứ không phải tập trung vào số lượng khách du lịch là bao nhiêu. Các chính sách thu hút đầu tư hiện đã cởi mở hơn và Phó Thủ tướng bày tỏ hy vọng, đề án này khi trình lên Bộ Chính trị, được ban hành thành Nghị quyết sẽ góp phần tạo chuyển biến về văn minh, văn hóa, ứng xử… trong du lịch Việt Nam.
Kết luận buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao Bộ VHTTDL vì đã có nhiều cố gắng để xây dựng Đề án Phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn và hoan nghênh 18 tỉnh dự họp đều có báo cáo và ý kiến đóng góp. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Tôi đề nghị ban soạn thảo tiếp thu để hoàn thiện đề án. Tôi cũng kỳ vọng lần này sẽ có được một Nghị quyết của Bộ Chính trị về du lịch. Đây là cơ hội rất hiếm có để ngành du lịch phát triển và cất cánh được".
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kết luận cuộc họp
Chỉ đạo cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu cần xây dựng dự thảo đề án thành hai phần: đánh giá thực trạng du lịch và chủ trương chính sách phát triển, xác định quan điểm, mục tiêu và cuối cùng là nội dung thực hiện.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu, dự thảo đề án cần đưa vào vai trò của khối doanh nghiệp, tư nhân tham gia vào vấn đề này với quan điểm: việc nào tư nhân làm được sẽ giao tư nhân làm; làm rõ các số liệu cụ thể về phát triển du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề; phải xây dựng được một số điểm du lịch thành “điểm phải đến” và quốc gia có thể xây dựng du lịch là mũi nhọn, nhưng không phải nhất thiết tỉnh nào cũng xây dựng du lịch là mũi nhọn. Ngành du lịch cũng cần phải đặt ra vấn đề tái cơ cấu…
Dự thảo đề án cũng cần nêu lên những bài học kinh nghiệm của quốc tế về phát triển du lịch. “Kinh nghiệm quốc tế không cần đâu xa, cứ học các nước Thái Lan, Malaysia, Singapore..." - Phó Thủ tướng cho hay.
Dự thảo Đề án Phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ còn được tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện trước khi trình Chính phủ./.
Song Đào - Nam Nguyễn