NSND Đặng Thái Sơn trình diễn 5 bản concerto của Beethoven
14/01/2013 | 13:15(VP) - Ngày 15 và 18/1/2013, tại Nhà hát lớn Hà Nội, NSND Đặng Thái Sơn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam sẽ trình diễn toàn bộ 5 bản concerto của Beethoven viết cho đàn piano dưới sự dẫn dắt của nhạc trưởng HonNa Tetsuji.
Hai đêm nhạc Beethoven của NSND Đặng Thái Sơn tại Nhà hát lớn Hà Nội vào tối 15 và 18/1 nằm trong hành trình biểu diễn của “nghệ sĩ dương cầm”, khởi đầu từ Brazin đến Tokyo (Nhật Bản), sắp tới là Việt Nam và kết thúc ở Mát-sơ-cơ-va (Nga). Lý giải về ý tưởng biểu diễn cùng một lúc 5 bản concerto của Beethoven, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn cho biết: Âm nhạc của Beethoven biến đổi theo từng nấc thang cuộc đời. Nhưng nếu đánh từng bản nhạc riêng lẻ thì người nghe khó có thể nhận ra điều đó, vì thế tôi quyết định chơi cùng một lúc 5 bản nhạc để người thưởng thức có thể hình dung một cách rõ ràng hành trình sáng tác của ông.
Thời trẻ, Beethoven viết 2 bản nhạc concerto 1 và 2 mang đậm chất cổ điển. Trong đó, bản concerto số 1 có giai điệu nhẹ nhàng, hào nhoáng pha những nghịch phách khác thường, đôi khi có tính chất kiên nghị nam tính, mang lại sự lạc quan về tính vui vẻ. Còn bản concerto số 2 lại có tính chất kỹ xảo điêu luyện với đoạn điệp khúc vui vẻ được trình bày bởi nghệ sĩ độc tấu và hay đoạn couplets gợi lên những điệu dân vũ.
Đến bản concerto số 3 có sự thay đổi rất lớn về phong cách sáng tác. Ở đây tính kịch được đẩy lên một cách cao độ với những nút thắt và mở nút tạo nên sự hồi hộp, lo âu, thất thỏm, hi vọng, hứng khởi… cho người nghe. Sang bản concer 4, chất thiên hùng ca lại chói ngời với sự ngẫu hứng được đẩy lên tối đa, như là sự giải thoát khỏi mọi sự câu thúc về hình thức. Bản concerto số 5 (bản concerto cuối cùng viết cho piano của Beethoven) lại ẩn chứa chất lãng mạn với những tiết tấu độc đáo, đầy sự phóng túng.
Trung bình, mỗi bản nhạc có thời lượng khoảng 35 phút, bước vào “cuộc chạy ma-ra-tông” này, NSND Đặng Thái Sơn đã không ngừng nỗ lực làm việc để cống hiến cho khán giả một “bữa tiệc” âm nhạc sang trọng, quý phái. Với 2 lần thử nghiệm ở Brazin và Nhật Bản, “nghệ sĩ dương cầm” đã thực sự tự tin để bước lên sân khấu của Nhà hát lớn Hà Nội biểu diễn cho khán giả Việt.
HCTC
Thời trẻ, Beethoven viết 2 bản nhạc concerto 1 và 2 mang đậm chất cổ điển. Trong đó, bản concerto số 1 có giai điệu nhẹ nhàng, hào nhoáng pha những nghịch phách khác thường, đôi khi có tính chất kiên nghị nam tính, mang lại sự lạc quan về tính vui vẻ. Còn bản concerto số 2 lại có tính chất kỹ xảo điêu luyện với đoạn điệp khúc vui vẻ được trình bày bởi nghệ sĩ độc tấu và hay đoạn couplets gợi lên những điệu dân vũ.
Đến bản concerto số 3 có sự thay đổi rất lớn về phong cách sáng tác. Ở đây tính kịch được đẩy lên một cách cao độ với những nút thắt và mở nút tạo nên sự hồi hộp, lo âu, thất thỏm, hi vọng, hứng khởi… cho người nghe. Sang bản concer 4, chất thiên hùng ca lại chói ngời với sự ngẫu hứng được đẩy lên tối đa, như là sự giải thoát khỏi mọi sự câu thúc về hình thức. Bản concerto số 5 (bản concerto cuối cùng viết cho piano của Beethoven) lại ẩn chứa chất lãng mạn với những tiết tấu độc đáo, đầy sự phóng túng.
Trung bình, mỗi bản nhạc có thời lượng khoảng 35 phút, bước vào “cuộc chạy ma-ra-tông” này, NSND Đặng Thái Sơn đã không ngừng nỗ lực làm việc để cống hiến cho khán giả một “bữa tiệc” âm nhạc sang trọng, quý phái. Với 2 lần thử nghiệm ở Brazin và Nhật Bản, “nghệ sĩ dương cầm” đã thực sự tự tin để bước lên sân khấu của Nhà hát lớn Hà Nội biểu diễn cho khán giả Việt.
HCTC