Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nhiều địa phương triển khai kế hoạch tổ chức kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam

15/02/2023 | 11:01

Hưởng ứng kế hoạch của Ban Tuyên giáo TƯ và các công văn chỉ đạo của Bộ VHTTDL, tại Hà Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với một số cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức một số hoạt động như: Tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương; tổ chức tọa đàm; tổ chức Ngày thơ; trưng bày, giới thiệu các ấn phẩm và tác phẩm văn học nghệ thuật; xây dựng phóng sự bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hà Giang; hưởng ứng, tham gia các hội thảo, các cuộc thi tìm hiểu văn hóa Việt Nam do Bộ VHTTDL tổ chức...

Thông qua việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm giúp các địa phương, cơ quan, đơn vị, những người làm công tác văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tiếp tục quán triệt sâu sắc, toàn diện và đồng bộ hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; đặc biệt là quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.

Nhiều địa phương triển khai kế hoạch tổ chức kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam - Ảnh 1.

Bản Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo năm 1943. Ảnh: baotanglichsu.vn

Tại Lạng Sơn, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có Công văn đề nghị các ban, ngành và địa phương trong tỉnh quan tâm phối hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam. Trong đó, tập trung thông tin tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của Đề cương; những thành tựu của Đảng, đất nước, địa phương trong xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước qua 80 năm thực hiện Đề cương.

Trong kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, Sở VHTTDL Phú Thọ đề nghị tuyên truyền bối cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”; khẳng định Đề cương là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, đồng thời tuyên truyền về quá trình kế thừa vận dụng và phát triển những nội dung cốt lõi của văn kiện, nhất là những vấn đề có tính chất nền tảng, nguyên tắc, phương châm, phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa – văn nghệ, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021; tập trung phân tích làm rõ sự bổ sung, phát triển và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng; vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc; văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội…; xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt là trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa của cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò nêu gương của người đứng đầu.

Thành tựu và kết quả nổi bật về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong 80 năm qua, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; biểu dương những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương điển hình tiên tiến trong xây dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa, con người Việt Nam; chú trọng tuyên truyền văn hóa, đạo đức trong Đảng và xã hội.

Những vấn đề đặt ra trong công tác văn hóa – văn nghệ thời gian tới; kiến nghị đề xuất nhiệm vụ, giải pháp để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp; phát triển các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa số trong nền kinh tế số và công dân số; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa….

Tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm nhất là các hoạt động trọng tâm như: Các cuộc Hội thảo khoa học, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề theo chủ đề “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943-2023)”; Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam (1943-2023)”; phim tài liệu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023)”; tuyên truyền, khuyến khích vận động nhân dân nhất là các thế hệ trẻ tham gia các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về hình thức tuyên truyền: Tuyên truyền cổ động trực quan như treo băng rôn, khẩu hiệu, panô, áp phích, màn hình điện tử vv... tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về Văn hóa Việt Nam tại khu vực trung tâm, đường phố chính của các huyện, thị, thành; xã, phường, thị trấn; nhà văn hóa khu dân cư. Cùng với đó tuyên truyền lưu động, tuyên truyền lồng ghép trong tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ Nhân dân…

Công văn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng đề nghị Ban, ngành và các địa phương trong tỉnh tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam, trong đó chú trọng tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn của Đề cương; kết quả thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ; đặc biệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam…

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang đã ban hành Hướng dẫn về việc tổ chức các hoạt động, tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam. Các hoạt động tuyên truyền diễn ra đến ngày 15.3, tập trung các nội dung: Bối cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của Đề cương; khẳng định Đề cương là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa; đồng thời tuyên truyền về quá trình kế thừa, vận dụng và phát triển những nội dung cốt lõi của văn kiện, nhất là những vấn đề có tính chất nền tảng, nguyên tắc, phương châm, phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa - văn nghệ, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24.11.2021; tập trung phân tích làm rõ sự bổ sung, phát triển và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng; vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc; văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội...; xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt là trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa của cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò nêu gương của người đứng đầu.

Thành tựu và kết quả nổi bật về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong 80 năm qua, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; biểu dương những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương điển hình tiên tiến trong xây dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa, con người Việt Nam; chú trọng tuyên truyền văn hóa, đạo đức trong Đảng và xã hội.

Những vấn đề đặt ra trong công tác văn hóa - văn nghệ thời gian tới; kiến nghị - đề xuất nhiệm vụ, giải pháp để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp; phát triển các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa số trong nền kinh tế số và công dân số; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa...

Trước đó, như tin đã đưa, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã ký Công văn số 281/BVHTTDL-VHCS, đề nghị Thường trực các Tỉnh/Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành tại địa phương tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về văn hóa Việt Nam" phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương.

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×