Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nhật nỗ lực cải thiện việc đón khách du lịch

15/02/2019 | 08:00

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những công trình kiến trúc độc đáo, làm say đắm lòng người cùng chiến lược phát triển du lịch hiệu quả là những yếu tố khiến Nhật Bản ngày càng tăng tốc trên con đường chuyển mình trở thành một trong những điểm du lịch hàng đầu châu Á.

Nhật nỗ lực cải thiện việc đón khách du lịch - Ảnh 1.

Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3.776 mét) và cũng là biểu tượng nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào. Ảnh: telegraph.

Điểm đến an toàn, tin cậy

Nhật trở thành điểm đến ưa thích của du khách quốc tế, đó chính là sự an toàn, tin cậy. Nhật Bản không có tình trạng trấn lột, móc túi. Không chỉ vậy, điều đáng nói hơn là gần như 100% trường hợp, bạn sẽ lấy lại được đầy đủ tài sản của mình nếu bạn để quên trên tàu hay địa điểm công cộng nào đó. Người Nhật Bản có hai lựa chọn khi nhìn thấy đồ bị bỏ quên, để nguyên ở vị trí đồ vật bị bỏ quên để cho chủ nhân quay lại lấy hoặc là đem nộp cho nơi quản lý địa điểm đó.

Điểm đến hiện đại

Hệ thống nhà vệ sinh công cộng, hiện đại hàng đầu thế giới, vô cùng tiện nghi và được giữ gìn rất sạch sẽ. Hầu hết các nhà vệ sinh công cộng trong sân ga, các trung tâm thương mại, các không gian công cộng đều được trang bị bệ ngồi sưởi ấm, hệ thống phun rửa tự động. Nhà vệ sinh dành riêng cho người khuyết tật vận động, người già và người có con nhỏ còn được thiết kế thêm những thiết bị đặc biệt như bệ ngồi cho trẻ nhỏ, ghế gắn tường cho trẻ sơ sinh, thanh vịn hỗ trợ cho người khuyết tật vận động.

100% các tuyến đường tại Nhật Bản đều có lối đi đặc biệt dành cho người khiếm thị. Tại các điểm qua đường, có nút bấm phát âm thanh dành cho người khiếm thị. Tại các nhà ga, nếu có người khuyết tật vận động lên tàu, ngay lập tức, nhân viên sử dụng thiết bị đặc biệt để hỗ trợ lên tàu và sau đó gọi điện thông báo cho ga điểm đến của người khuyết tật để nhân viên ở của nhà ga chuẩn bị sẵn thiết bị, túc trực ở cửa toa có người khuyết tật để hỗ trợ họ xuống tàu.

Nhật nỗ lực cải thiện việc đón khách du lịch - Ảnh 2.

Chùa Eikando Zenrinji (Kyoto). Ảnh: Buffalotrip.

Tầm nhìn chiến lược

Chiến lược đặt mục tiêu: "Ngành công nghiệp du lịch đẳng cấp thế giới!" Nhật Bản sẵn sàng đón khách du lịch quốc tế trên toàn quốc gia. Chính phủ mong muốn khuyến khích sự giao lưu văn hóa đa quốc gia để Nhật Bản có thể thực sự mở cửa với thế giới, nhanh chóng phát triển dịch vụ mới và các sáng kiến trong lĩnh vực du lịch để từ đó hình thành động lực cho phát triển kinh tế và công nghiệp của các vùng.

Mục tiêu cụ thể: Lượng khách du lịch quốc tế đến đạt 40 triệu người năm 2020, 60 triệu người năm 2030; Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản đạt 8.000 tỷ Yên năm 2020, 15.000 tỷ Yên năm 2030; Số đêm khách quốc tế nghỉ ngoài 3 khu đô thị chính đạt 70 triệu đêm/2020 và 130 triệu đêm/2030; Lượng khách du lịch quốc tế quay lại Nhật đạt 24 triệu năm 2020 và 36 triệu năm 2030; Chi tiêu của khách du lịch nội địa cho du lịch đạt 21.000 tỷ Yên năm 2020 và 22.000 tỷ Yên năm 2030.

Nhật nỗ lực cải thiện việc đón khách du lịch - Ảnh 3.

Nhật Bản đã công bố ước tính số khách du lịch nước ngoài đến Nhật trong năm 2018 đạt mức kỷ lục trên 31 triệu lượt người.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, chiến lược đưa ra 3 tầm nhìn và 10 vấn đề cần cải cách:

Tầm nhìn 1: Tối đa hóa sự hấp dẫn của các tài nguyên du lịch để đưa du lịch thành nền tảng cho sự khôi phục cấp vùng.

- Thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế vào tham quan các điểm di sản công

- Điều chỉnh sự cân bằng trong chính sách di sản từ "chỉ tập trung vào công tác bảo tồn" sang khuyến khích khách du lịch tìm hiểu nhiều hơn về điểm di sản (sử dụng tài sản văn hóa là cốt lõi cho 200 trung tâm du lịch; hình thành khoảng 1.000 dự án xây dựng hướng dẫn thông tin dễ hiểu cho du khách đa ngôn ngữ).

-Nâng cấp các vườn quốc hiện tại thành các vườn quốc gia đẳng cấp thế giới (mục tiêu 5 vườn quốc gia của Nhật Bản).

- Xây dựng các kế hoạch cải tạo cảnh quan cho các khu vực du lịch chính.

Tầm nhìn 2: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo trong du lịch để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và đưa du lịch thành một trong những ngành công nghiệp chính.

- Rà soát các quy định và quy tắc để ngành du lịch đạt hiệu quả cao hơn.

- Tập trung phát triển các thị trường mới, thời gian lưu trú dài ngày hơn (thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc; thị trường khách MICE).

- Cải tạo và nâng cấp các khu resort nước suối khoáng nóng và các khu thị trấn địa phương thông qua cải cách phương án quản lý (xây dựng các mô hình DMOs đẳng cấp thế giới).

Tầm nhìn 3: Đảm bảo tất cả du khách có trải nghiệm thoải mái, thỏa mãn và stress-free.

- Nâng cấp toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cứng và mềm đề khách du lịch có thể hưởng thụ môi trường cơ sở lưu trú tốt nhất trên thế giới.

- Hoàn thành việc xây dựng "hành lang khôi phục cấp vùng" để du khách có thể di chuyển một cách thoải mái tới tất cả các điểm đến trên nước Nhật (khách du lịch quốc tế được mua Thẻ đi tàu toàn quốc khi tới Nhật, nâng cấp các tuyến tàu cao tốc Shinkansen, xây mới các sân bay nội địa).

- Hoàn thiện hệ thống "ngày làm việc" và "ngày nghỉ" tạo điều kiện cho người dân Nhật có kỳ nghỉ dài để đi du lịch.

Vừa qua, Nhật Bản đã công bố ước tính số khách du lịch nước ngoài đến Nhật trong năm 2018 đạt mức kỷ lục trên 31 triệu lượt người, tăng 8.7% so với năm 2017. Có thể nói con số ấn tượng về lượng khách quốc tế đến Nhật 2018 là minh chứng rõ nhất cho sự nổ lực của Nhật.


Hiền Lê (theo mlit.go.jp, japantimes.co.jp, tourism.jp)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×