Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nhật Bản áp dụng quy định mới hạn chế tình trạng quá tải du lịch tại núi Phú Sĩ

02/07/2024 | 15:00

Theo trang SCMP, mùa leo núi Phú Sĩ tại Nhật Bản bắt đầu từ ngày 1/7 khi 1 trong 4 tuyến đường bộ chính để lên đỉnh núi ở tỉnh Yamanashi mở cửa.

Đây cũng là ngày đầu tiên chính quyền địa phương thu phí vào cửa và hạn chế số lượng người leo núi để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn.

Nhật Bản áp dụng quy định mới hạn chế tình trạng quá tải du lịch tại núi Phú Sĩ - Ảnh 1.

Những người đi bộ leo lên Đường mòn Yoshida lên đỉnh Núi Phú Sĩ. Ảnh: Kyodo

Trong thời gian qua, núi Phú Sĩ đã chứng kiến sự bùng nổ về số lượng lớn khách leo núi kèm theo lượng rác thải khổng lồ mà du khách để lại trong những chặng leo núi. Ùn tắc giao thông, chân núi ngập rác và những người đi bộ đường dài không ăn mặc phù hợp, thậm chí một số còn leo lên núi bằng dép, là một trong những vấn đề gây "khó chịu" tại điểm đến nổi tiếng của Nhật Bản.

Trước tình trạng đông đúc xảy ra thường xuyên ở núi Phú Sĩ, người dân sinh sống gần đây thường phàn nàn về tính trạng khách du lịch xả rác bừa bãi và không tuân theo quy định giao thông khi đến đây.

Với hàng triệu du khách đổ tới núi Phú Sĩ mỗi năm cùng nhiều phương tiện phục vụ du khách như xe buýt, xe tải chở hàng và hàng loạt cửa hàng bán đồ ăn, đồ lưu niệm, núi Phú Sĩ của Nhật Bản không còn là địa điểm hành hương yên bình như xưa nữa.

Lượng du khách tăng đột biến dẫn đến rác thải tích tụ khối lượng lớn trên đường mòn cũng như ùn tắc dẫn đến tai nạn, thương tích cho người leo núi.

Chào đón du khách tại đây là hàng loạt nhà hàng, cửa hàng bán đồ lưu niệm, đồ ăn nhẹ và đồ uống cho người leo núi trước khi lên đường. Những cửa tiệm nhỏ chạy bằng máy phát điện diesel và họ sử dụng hàng ngàn lít nước được chở tới bằng xe tải. Xe tải cũng là phương tiện thu thập rác và đổ ra ngoài.

Từ ngày 1/7, chính quyền tỉnh Yamanashi (Tokyo) bắt đầu triển khai dịch vụ đặt chỗ trực tuyến cho tuyến leo núi này do lo ngại vấn đề an toàn và tác động tới môi trường trên ngọn núi cao nhất Nhật Bản.

Chính quyền tỉnh Yamanashi cũng chỉ cho phép tối đa 4.000 người leo núi mỗi ngày trên Đường mòn Yoshida và thu phí 2.000 yen (khoảng 12 USD).

Dịch vụ đặt chỗ trực tuyến được giới thiệu vào năm nay do các nhà chức trách lo lắng về mức độ an toàn và tác động xấu đến môi trường xảy ra trên đỉnh núi cao nhất Nhật Bản.

Tình trạng quá tải khách du lịch

Sau đại dịch Covid-19, Nhật Bản đã đón số lượng lớn khách du lịch muốn đến quốc gia này, trong đó rất nhiều người muốn trải nghiệm leo núi Phú Sĩ.

Nhiều du khách tới đây muốn ngắm nhìn hoặc leo núi Phú Sĩ - ngọn núi có tuyết bao phủ hầu như quanh năm và thu hút hơn 220.000 du khách vào mỗi mùa leo núi từ tháng 7-9 hàng năm. Do đó, giới chức địa phương hiện bày tỏ lo ngại về tình trạng quá tải trên đỉnh núi cao nhất của "đất nước Mặt Trời mọc" này.

Rất nhiều du khách thích thú qua đêm trên đỉnh núi để ngắm nhìn bình minh vào buổi sáng sớm từ độ cao 3776 m. Trong hành trình leo núi, một số du khách sẽ chọn ngủ lại trên chặng đường đi và đốt lửa trại trong khi những người khác cố gắng hoàn thành chặng đường lên đỉnh núi mà không nghỉ giữa đường.

Hành trình leo núi Phú Sĩ cũng có 3 tuyến đường khác không yêu cầu vé vào cửa. Tuy nhiên tuyến đường mòn Yoshida bắt đầu từ Tokyo được cho là tương đối dễ đi lại với du khách và được lựa chọn nhiều nhất bởi các nhà leo núi thám hiểm. Ước tính khoảng 60% người leo núi chọn tuyến đường này.

Vào mùa hè, các báo cáo truyền thông Nhật Bản thường đăng các hình ảnh trên mạng xã hội, mô tả nhiều khách du lịch leo núi Phú Sĩ mà không trang bị các thiết bị leo núi đầy đủ cũng như không đảm bảo sức khỏe khi cố gắng lên đến đỉnh núi và quay trở về mà không ngủ giữa chừng.

"Vì vậy, các biện pháp mới đưa ra từ ngày 1/7, yêu cầu người leo núi phải đảm bảo ưu tiên trước hết là các thiết bị hỗ trợ leo núi", ông Kotaro Nagasaki - Thị trưởng tỉnh Yamanashi cho biết.

Trả lời phỏng vấn báo giới gần đây, Tỉnh trưởng tỉnh Yamanashi, ông Kotaro Nagasaki nhấn mạnh các biện pháp mới được đưa ra trên hết là để bảo vệ tính mạng của người leo núi, chứ không phải nhằm ngăn cản khách du lịch đến Phú Sĩ.

"Cá nhân tôi luôn ưu tiên phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi leo núi để đảm bảo cho cả hành trình", Geoffrey Kula, một người leo núi đến từ Mỹ cho biết.

Thống kê của Cơ quan Du lịch Nhật Bản cho thấy trong 3 tháng đầu năm nay, du khách nước ngoài đã chi 1.750 tỷ Yen (11,3 tỷ USD) - con số cao nhất trong một quý do đồng Yen suy yếu.

Ngành du lịch Nhật Bản hiện đặt mục tiêu tham vọng đón khoảng 60 triệu du khách nước ngoài trong năm 2024. Năm 2023, Nhật Bản đã đón khoảng hơn 25 triệu du khách quốc tế đến nước này.

Núi Phú Sĩ cách thủ đô Tokyo khoảng 2 giờ đi tàu và là điểm đến ưa thích của nhiều khách du lịch khi đến Nhật Bản. Núi Phú Sĩ cũng là biểu tượng của Nhật Bản trong thời gian dài.

Ông Koutaro Nagasaki, Thống đốc tỉnh Yamanashi cho biết bằng cách thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp an toàn khi leo núi Phú Sĩ, chúng tôi sẽ đảm bảo rằng Núi Phú Sĩ, báu vật của thế giới, sẽ được bảo tồn cho các thế hệ tương lai.

Núi Phú Sĩ là một trong những điểm đến nổi tiếng, linh thiêng và được người dân Nhật Bản tôn sùng. Ngày nay ngọn núi và khu vực xung quanh cũng là một điểm đến thu hút du khách cho các hoạt động tham quan, đi bộ đường dài, cắm trại, thư giãn./.

Hồng Nhung

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×