Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý

20/04/2021 | 08:39

"Chuyện người lính" do Viện Pháp tại Hà Nội - L'Espace, Dàn nhạc Giao hưởng quốc gia Việt Nam và Xưởng kịch và nghệ thuật ATH phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Thụy Sĩ.

Vở nhạc kịch thuộc khuôn khổ Chương trình kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sĩ và ra mắt khán giả Thủ đô vào tối 16 và 17/4 tại sân khấu L'Espace. 

Giữ một vị trí đặc biệt trong kho tàng tác phẩm của nhà soạn nhạc người Pháp gốc Nga vĩ đại Igor Stravinsky, vở opera thính phòng này vốn được sáng tác dành cho bảy nhạc công và ba giọng kể qua lời văn người Thụy Sĩ Charles-Ferdinand Ramuz.

Tuy nhiên, "Chuyện người lính" lần này là một phiên bản đầy tính cách tân do nhạc trưởng Honna Tetsuji (Nhật Bản) khởi xướng xây dựng tác phẩm, được kết hợp bởi nhiều yếu tố: âm nhạc thính phòng, DJ, kịch nghệ và nghệ thuật thị giác. Đạo diễn người Pháp Marcelino Martin Valiente đảm nhận cương vị Giám đốc nghệ thuật. Họa sĩ minh họa Việt Nam Nguyễn Mỹ Anh. Ê-kíp trên sân khấu gồm 3 diễn viên cùng dàn nhạc 7 nhạc công (thuộc Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam) có nhiều quốc tịch khác nhau.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 1.

Đây là một thử thách lớn đối với cả ekip thực hiện vở nhạc kịch "Chuyện người lính", khi mà đạo diễn đang ở Na Uy còn dàn diễn viên, nhạc công ở Việt Nam.

Nội dung gốc của vở kịch kể về Faust, một người lính bại trận, bị thương và trở về nhà. Trên đường về, anh gặp phải một con quỷ đội lốt người và bị nó lừa vào nhà ở. Con quỷ dụ dỗ anh đổi lấy chiếc đàn violin thì mới cho cuốn sách làm giàu và trả anh về thế giới đời thực. Sau vụ đổi chác, người lính mới nhận ra anh đã bán linh hồn của mình cho quỷ dữ. Hai ngày trong nhà của quỷ bằng ba năm ở thế giới thực. Khi trở về nhà, người mẹ già của anh lính đã qua đời, còn vợ đi lấy người khác.

Trong phiên bản "Chuyện người lính" lần này, hình tượng Faust, nhân vật bán linh hồn cho quỷ dữ đã "được" đạo diễn Valiente phá vỡ hoàn toàn cấu trúc thời không của câu chuyện. Nó đã được chuyển vị sang một thời không vũ trụ khác, nơi sử thi gặp gỡ khoa học viễn tưởng, nơi câu chuyện mang một bối cảnh đương đại và thậm chí vị lai.

Ở phiên bản này của "Chuyện người lính", các nghệ sĩ của Xưởng kịch và nghệ thuật ATH không trình diễn thông qua ngôn ngữ cơ thể mà bằng giọng nói. Thêm vào đó, những minh họa đầy huyền ảo của Nguyễn Mỹ Anh với phần cố vấn của họa sĩ Nguyễn Thành Phong (hai đồng tác giả của bộ truyện tranh nổi tiếng "Long Thần Tướng") dẫn dắt người xem đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác trong suốt buổi diễn.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 2.

“Chuyện người lính” lần này sẽ là một phiên bản đầy tính cách tân do nhạc trưởng Honna Tetsuji khởi xướng.

Chị Hứa Thanh Tú, Giám đốc Xưởng kịch và Nghệ thuật ATH, cho biết, lĩnh vực của ATH chủ yếu là kịch đương đại, tuy nhiên đây là lần đầu tiên làm việc với dàn nhạc giao hưởng, chị và các nghệ sĩ của ATH cảm thấy hào hứng khi có cơ hội tham gia một dự án thú vị như vậy. Hơn nữa, đây cũng là lần đầu tiên, nhóm phải làm việc với đạo diễn chỉ qua màn hình, khiến cho việc tập luyện trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Sự đa màu sắc của thành phần sáng tạo đến từ nhiều nền văn hóa lại có sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau trong vở nhạc kịch đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng khán giả.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 3.

Bà Nicole Wyrsch, Phó Đại sứ Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam tại buổi công chiếu vở nhạc kịch "Chuyện người lính".

Bà Nicole Wyrsch, Phó Đại sứ Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam khẳng định "Tác giả viết vở kịch "Chuyện người lính" là nhà văn Thụy Sĩ Charles Ferdinand Ramuz, cùng với nhà soạn nhạc người Pháp gốc Nga Igor Stravinsky. Tác phẩm đã ra đời hơn một trăm năm, điều này khiến cho vở kịch mang hơi thở của thời đại. Việc công chiếu vở nhạc kịch là hoạt động phù hợp và vô cùng ý nghĩa để thúc đẩy giao lưu văn hóa và quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Thụy Sĩ."

Một số hình ảnh tại buổi công chiếu vở nhạc kịch "Chuyện người lính":

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 4.

Khán giả tò mò và háo hức với vở nhạc kịch "Chuyện người lính" phiên bản đặc biệt.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 5.

Khán giả tò mò và háo hức với vở nhạc kịch "Chuyện người lính" phiên bản đặc biệt.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 6.

Vở kịch là sự kết hợp tinh tế giữa âm nhạc thính phòng, DJ, kịch nghệ và nghệ thuật thị giác.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 7.

Khác với những dự án kịch trước đây, các nghệ sĩ của sân khấu kịch ATH sẽ không trình diễn thông qua ngôn ngữ cơ thể mà bằng giọng nói.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 9.

Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam trong buổi công chiếu vở nhạc kịch "Chuyện người lính".

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 10.

Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Việt Nam trong buổi công chiếu vở nhạc kịch "Chuyện người lính".

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 12.

Nghệ thuật thị giác kết hợp với nhạc giao hưởng và DJ khiến khán giả không chỉ thưởng thức âm nhạc mà còn thỏa mãn trí tưởng tượng qua những tranh minh họa.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 13.

Những minh họa đầy huyền ảo của Nguyễn Mỹ Anh với phần cố vấn của họa sĩ Nguyễn Thành Phong là yếu tố mới lạ trong vở kịch.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 15.

Vở nhạc kịch nhận được nhiều lời khen từ khán giả.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 16.

Khởi nguồn dự án sáng tạo này là Honna Tetsuji, nhạc trưởng người Nhật được yêu thích tại Việt Nam, từng chỉ huy trong nhiều vở opera cổ điển và đương đại

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 17.

Dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nghệ thuật biểu diễn nói chung, các hoạt động hợp tác nghệ thuật nói riêng, nhưng vở nhạc kịch "đa quốc tịch" này đã ra đời trong những điều kiện khó khăn như thế.

Nhạc kịch thể nghiệm “Chuyện người lính” mang nghệ thuật vượt qua khoảng cách địa lý - Ảnh 18.

Vở nhạc kịch quy tụ tài năng của ba lĩnh vực nghệ thuật: âm nhạc, kịch nghệ và nghệ thuật thị giác từ ba quốc gia: Việt Nam, Nhật Bản và Pháp

 

Thu Mai - Anh Tú

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×