Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Nga: Chính sách hợp tác văn hóa quốc tế

27/02/2018 | 15:06

Chính sách ngoại giao văn hóa là hoạt động đi đầu của quốc gia và khởi xướng các hoạt động văn hóa quốc tế nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại giao, nâng tầm hiểu biết của cộng đồng quốc tế về Nga.

1. Tổng quan về cơ cấu và xu hướng hợp tác văn hóa quốc tế

Bước ngoặt trong hợp tác văn hóa quốc tế vào những năm 90 đã dẫn đến mở cửa các vùng biên giới của Nga về du lịch, trao đổi thông tin và tăng cường các quan hệ hợp tác văn hóa ở tất cả các cấp chính quyền. Năm 1996, Liên bang Nga trở thành thành viên của Hội đồng châu Âu. Điều này đánh dấu thời kỳ thực hiện cam kết đối với các hiệp định và hiệp ước quốc tế trong lĩnh vực văn hóa nhằm tăng cường sự phát triển nền tảng pháp lý trong lĩnh vực văn hóa.

        Hình ảnh tiết mục trong chương trình "Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam"


Năm 2008, Thủ tướng Nga tuyên bố Quan điểm mới của chính sách văn hóa trên phạm vi quốc gia với việc tập trung vào sự hỗ trợ đối với các loại hình ngôn ngữ và tăng cường văn hóa của các dân tộc trên đất nước Nga, góp phần tạo sự đa dạng về văn hóa và văn minh thế giới. Phát triển hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực văn hóa đối với khối thịnh vượng chung quốc gia độc lập (CIS) được xem là ưu tiên hàng đầu. Chính sách ngoại giao mới cũng công nhận Liên minh châu Âu là một trong những đối tác chính của Nga và mối quan tâm chính là phát triển môi trường chung châu Âu về giáo dục, khoa học và văn hóa. Năm 2010, Thủ tướng Nga đã thông qua Các nguyên tắc chỉ dẫn thực hiện chính sách liên bang Nga trong lĩnh vực hợp tác văn hóa và nhân đạo, góp phần hỗ trợ cho chính sách ngoại giao. Chính sách nêu bật tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa và ảnh hưởng của nền văn hóa Nga trên trường quốc tế. Nghị định Chính phủ ban hành vào tháng 5/2012 đã đặt ra nhiệm vụ tăng cường sự hiện diện của văn hóa Nga tại các nước, củng cố vị trí của tiếng Nga trên thế giới, đồng thời phát triển mạng lưới các Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga.

Kể từ năm 2004, giới thiệu văn hóa Nga trong quan hệ quốc tế trở thành tâm điểm. Văn hóa được đưa vào trong các vấn đề hợp tác của Nga đối với các tổ chức trong khu vực bao gồm Hội đồng châu Âu, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Hội đồng Bắc cực, Hội đồng Bắc cực Euro Barents và các hiệp ước về hợp tác kinh tế tại các khu vực thuộc vùng biển Baltic, Biển Đen và Biển Caspi.

Hợp tác văn hóa nhìn chung dựa trên các hiệp định song và đa phương trong khi các hoạt động quy mô lớn hơn chủ yếu được tổ chức một cách hệ thống và mang tính truyền thống với tên gọi Năm Văn hóa tại Nga và các nước châu Âu hoặc châu Á.

2. Hợp tác văn hóa quốc tế

2.1. Các nhà hoạt động công lập và ngoại giao văn hóa

Thủ tướng Nga xác định các chính sách ngoại giao là hoạt động đi đầu của quốc gia và khởi xướng các hoạt động văn hóa quốc tế với sự hỗ trợ của Ban giám đốc mối quan hệ văn hóa và liên khu vực với các quốc gia trên thế giới. Hội đồng Liên bang cung cấp nền tảng pháp lý về các mối quan hệ quốc tế và thực hiện các hiệp định liên quan.

Bộ Ngoại giao (MOFA) làm rõ các chiến lược chung, thực hiện các hoạt động ngoại giao, cung cấp cơ sở phát triển hợp tác văn hóa quốc tế, đại diện cho nước Nga trong các tổ chức quốc tế (UNESCO, Hội đồng châu Âu…vv) và liên kết các mối quan hệ bên ngoài của các bộ thuộc liên bang. MOFA và các tổ chức trực thuộc tại nước ngoài tham gia vào các chương trình văn hóa quốc gia, hỗ trợ phát triển Liên minh các nền văn minh do Liên Hợp Quốc thành lập, tăng cường đối thoại liên văn hóa, đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Thế giới Nga…vv.

Năm 2002, Trung tâm Hợp tác Văn hóa và Khoa học quốc tế Nga được thành lập và trực thuộc MOFA. Trung tâm quản lý mạng lưới tổ chức tại các nước trên thế giới với vai trò tổ chức các khóa học đào tạo và thông tin chung bằng tiếng Nga, quảng bá văn học và văn hóa Nga ra thế giới. Các đại diện của Trung tâm cũng hỗ trợ liên kết giữa Nga và các tổ chức phi chính phủ quốc tế, hỗ trợ các cộng đồng nói tiếng Nga tại các nước, tổ chức trao học bổng và các chương trình giáo dục tại Nga dành cho các sinh viên quốc tế…vv. Vào năm 2008, Trung tâm nằm dưới sự quản lý của tổ chức mới thành lập với tên gọi Cục Quản lý các vấn đề CIS liên bang, Cộng đồng xa xứ tại ngước ngoài và Tổ chức hợp tác nhân đạo quốc tế trực thuộc MOFA; tạo sợi dây liên kết trong CIS chính là một trong những mối quan tâm chính của Tổng cục. Vào năm 2012, người đứng đầu tổ chức này đã đề xuất phát triển và tăng cường hoạt động của Tổng cục, quản lý các phòng ban và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại nước ngoài như một công cụ tạo “năng lượng mềm”.

Bộ Văn hóa đàm phán và công nhận các hiệp định song và đa phương về hợp tác văn hóa, thảo luận các vấn đề về bồi thường, thông qua các kế hoạch hợp tác văn hóa, xuất khẩu văn hóa và nghệ thuật Nga, quản lý các sự kiện văn hóa tại Nga, tổ chức các cuộc đối thoại văn hóa và hỗ trợ Nga tham gia các cuộc thi nghệ thuật, các lễ hội, diễn đàn, triển lãm, sân khấu thời trang quốc tế...vv. Bộ trưởng là thành viên thường trực của các cuộc hội thảo giữa các bộ trưởng trong lĩnh vực văn hóa thuộc Hội đồng Bắc cực Euro Barents, Các nước thuộc khu vực Baltic và chủ trì Hội đồng Hợp tác văn hóa cho các nước thành viên thuộc CIS.

Bộ Phát triển khu vực liên kết với các tổ chức quốc tế trong các lĩnh vực như phát triển văn hóa, ngôn ngữ, nghệ thuật dân gian, bảo tồn bản sắc dân tộc và giám sát các hoạt động hợp tác văn hóa khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn 2009-2010, Bộ cùng với Hội đồng châu Âu kêu gọi các nước thành viên gia nhập chương trình “Các cộng đồng dân tộc thiểu số tại Nga” với sự liên kết giữa Hội đồng châu Âu, Ủy ban châu Âu và Bộ Phát triển khu vực. Chương trình bao gồm các hoạt động phát triển ngôn ngữ, văn hóa, thông tin, xã hội dân sự. Các đại diện của Bộ tham gia vào Chương trình Hợp tác xuyên biên giới giữa Nga, Lithuania và Ba Lan giai đoạn 2013-2017, được thực hiện trong khuôn khổ của Chương trình liên khu vực Lithuania, Ba Lan và Kaliningrad của Liên bang Nga.

2.2. Các nhà hoạt động và chương trình châu Âu/quốc tế

Trong quá trình hợp tác với tổ chức UNESCO và cùng thực hiện các hiệp định khác, những cuộc thảo luận về các tiêu chuẩn và các vấn đề liên quan đã diễn ra nhằm mục đích hiểu sâu hơn về các quá trình phát triển văn hóa hiện đại. Tuy nhiên, Nga không phải là thành viên của các hiệp định mới nhất về văn hóa và Bộ Văn hóa đang chuẩn bị phê chuẩn Hiệp định về Bảo vệ và tăng cường tính đa dạng của các hoạt động văn hóa, Hiệp định về Bảo tồn Di sản văn hóa nước và Hiệp định về Bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể.

Hoạt cảnh múa "Những anh chàng độc thân" trong chương trình "Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam"

 

Một số các tài liệu của Hội đồng châu Âu đã chỉ rõ các công việc chuẩn bị cho quá trình phê chuẩn của Liên Bang Nga. Liên Bang Nga đã ký kết và phê chuẩn HIệp ước Granada về Di sản kiến trúc, Bộ Văn hóa đang chuẩn bị cho quá trình phê chuẩn của Hiệp ước Bảo tồn di sản khảo cổ học châu Âu. Hợp tác văn hóa giữa Nga và Liên minh châu Âu được dựa trên lược đồ phát triển bốn không gian chung bao gồm Bản đồ Văn hóa (2005) với các mục tiêu sau:

- Tăng cường một phương thức có tính hệ thống về hợp tác văn hóa giữa Liên minh châu Âu và Nga

- Đẩy mạnh hoạt động sáng tạo và tính linh hoạt của các nghệ sĩ.

- Phát triển các diễn đàn, nâng cao kiến thức về lịch sử và di sản văn hóa của người dân bản địa tại châu Âu và khả năng công chúng tiếp cận văn hóa.

- Tăng cường và củng cố bản sắc châu Âu trên cơ sở các giá trị chung, sự đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ, không có sự phân biệt tại châu Âu.

- Phát triển hợp tác giữa các ngành văn hóa nhằm tăng cường ảnh hưởng về mặt kinh tế và văn hóa.

Chương trình khung về Hợp tác Văn hóa và Di sản giữa Bộ và Ủy ban điều hành về Văn hóa, Hội đồng châu Âu và Ủy ban Di sản văn hóa và Di sản thiên nhiên (2009-2011) nhằm mục đích tăng cường và phát triển các chính sách và hoạt động văn hóa và di sản. Các bộ phận chính của chương trình bao gồm Rà soát Chính sách Văn hóa quốc gia và chuẩn bị Báo cáo tóm tắt hiện nay, Nga tham gia vào Mạng lưới Di sản châu Âu (HEREIN) và Hành động chung của Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu vì các thành phố liên văn hóa, Chương trình Khu vực Yaroslavl được xem như dự án mẫu...vv.

Ở cấp khu vực, Nga cũng hoạt động hiệu quả ở vùng phía Tây Âu. Liên bang Nga tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa trong Khu vực Barents. Kể từ năm 1993, các mối liên kết hiệu quả và các mô hình hợp tác khu vực hiện đại được phát triển tại nước Cộng hòa Karelia. Tháng 1/2006, cuộc họp đầu tiên của các Bộ trưởng văn hóa trong Hội đồng Bắc cực đã được tổ chức tại Khanty-Mansiisk bàn về các vấn đề bảo tồn văn hóa truyền thống của người dân tộc bản xứ. Các hành động thiết thực được đưa ra nhằm thiết lập Bản ghi nhớ chung của các nước thuộc khu vực Bắc cực dưới dạng thư viện được số hóa về lịch sử, văn hóa, khoa học và nghiên cứu của khu vực.

Ưu tiên hàng đầu được dành cho Lễ hội Quốc tế Finno – Ugric (2007) lần thứ nhất do những người đứng đầu Phần Lan, Hungary và Nga tổ chức tại thành phố Saransk và Hội nghị Finno – Ugric thế giới lần thứ 5 (2008) được tổ chức tại Nga. Kể từ đó, các hoạt động hợp tác trong các dự án văn hóa Finno – Ugric ngày càng phổ biến đặc biệt tại các khu vực nơi có đại diện của những dân tộc này sinh sống.
Sự phát triển các hoạt động hợp tác song và đa phương với CIS vẫn là ưu tiên hàng đầu. Vào năm 2006, Hội đồng Hợp tác nhân đạo và Hiệp hội Giáo dục, Khoa học và Hợp tác văn hóa liên Chính phủ (IFESCCO) đã được thành lập nhằm cung cấp các dự án đa dạng trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học...vv. Kể từ năm 2008, IFESCCO và UNESCO  đã hợp tác phát triển các chương trình văn hóa bao gồm Hội nghị khu vực CIS lần thứ nhất (2009) và lần thứ hai (2012) với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế về Chính sách văn hóa được tổ chức tại Yerevan, dự án về Giáo dục Nghệ thuật tại các nước thuộc CIS: Phát triển tiềm năng nghệ thuật thế kỷ 21 (2010).

2.3. Hợp tác phát triển chuyên môn trực tiếp

Hợp tác trực tiếp được phát triển dưới sự quản lý của các tổ chức liên minh trên nhiều lĩnh vực văn hóa như Liên hiệp các nhà làm phim quy tụ các nhà sản xuất phim đến từ CIS và vùng biển Baltic. Hiệp hội nhằm mục đích duy trì không gian chung trong mối quan hệ về nghệ thuật nghe nhìn và giữa các cá nhân nghệ sĩ.

Kể từ năm 2006, một năm sau khi Tổ chức Hợp tác liên Chính phủ về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa tổ chức Diễn đàn của các nhân tài trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học CIS đã tăng cường sự liên kết trực tiếp giữa các nghệ sĩ. Diễn đàn lần thứ 7 đưa ra chiến lược phát triển hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác. IFESCCO cũng khởi xướng tổ chức Dàn nhạc giao hưởng dành cho giới trẻ CIS tại Moscow và các chuyến du lịch xung quanh các nước CIS.

2.4. Đối thọai và hợp tác văn hóa giữa các vùng biên giới

Các dự án văn hóa xuyên biên giới được bắt đầu từ các khu vực giàu có hơn vào đầu những năm 90 khi hợp tác văn hóa quốc tế ngày càng mở rộng và các sự kiện xuyên biên giới ngày càng nở rộ. Với các khu vực thuộc Nga lại càng trở nên đặc biệt bởi vì sự lạm phát tài chính trong ngành văn hóa dẫn đến tạo cho họ các nguồn lực để  bảo tồn di sản cấp thiết. Các nước thuộc khu vực Bắc Âu tập trung vào phát triển các mối quan hệ đặc biệt với các nước láng giềng nhằm tăng cường trùng tu các công trình kiến trúc gỗ trong thành phố Archangel.

Tất cả các khu vực biên giới đều tham gia vào các hiệp định song phương với các quốc gia láng giềng và tổ chức các hoạt động du lịch và giao lưu văn hóa. Vào năm 2001, Văn bản Hợp tác giữa các vùng biên giới đã được thông qua với mục đích:

- Bảo tồn di sản kiến trúc và văn hóa trong khi phát triển các dự án đầu tư.

- Tạo các mối quan hệ đối tác trực tiếp đối với các tổ chức giáo dục trong nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa của người dân các vùng lân cận.

- Quảng bá du lịch, sử dụng chung di sản văn hóa và nghệ thuật, xuất bản sách hướng dẫn du lịch.

Vào năm 2002, 2008, 2012 Nga đã phê chuẩn Hiệp định khung về Hợp tác các vùng biên giới châu Âu dành cho các cộng đồng hoặc chính quyền và Nghị định thư, các cuộc đối thoại văn hóa giữa các nước láng giềng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của quốc gia và là nhiệm vụ của Bộ Phát triển khu vực. Trong Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu và Nga vào năm 2009, năm hiệp định về hợp tác giữa các vùng biên giới được ký kết bao gồm Công cụ hợp tác giữa các vùng biên giới như Chương trình Kolarctic với ưu tiên hàng đầu liên kết mọi người dân trong lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa.

Vào năm 2007, Bộ Văn hóa và Truyền thông đã tổ chức cuộc họp liên quan đến các vấn đề đối thoại giữa các vùng biên giới và cần phát triển cơ sở hạ tầng văn hóa phù hợp tại các khu vực biên giới với Nga. Các hành động cấp thiết trong tăng cường vốn cho các tổ chức văn hóa và các di sản được đề xuất cùng với đưa văn hóa vào các chương trình mục tiêu của liên bang về phát triển kinh tế và xã hội tại các khu vực biên giới.

Các lễ hội nghệ thuật giữa các vùng biên giới như: Lễ hội Altargana thể hiện văn hóa, nền văn học, điện ảnh, thể thao của Buryat với sự hỗ trợ của Bộ Phát triển khu vực. Lễ hội được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2002 và tổ chức định kỳ hai năm một lần với sự hỗ trợ của ban quản lý và chính phủ liên bang, quốc hội và Bộ Văn hóa và Truyền thông của nước Cộng hòa Buryat. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường hợp tác văn hóa giữa các vùng biên giới và thu hút du khách Nga và nước ngoài.

2.5. Các vấn đề liên quan khác

Hỗ trợ cộng đồng nói tiếng Nga tại nước ngoài và trợ cấp duy trì các hoạt động gìn giữ bản sắc văn hóa gần đây đã đạt được nhiều thành công. Nga là ngôn ngữ đứng thứ tư có số lượng người nói nhiều nhất trên thế giới và các hoạt động liên quan khác được sự hỗ trợ ở cả cấp bang và khu vực.

3.Kết luận

Chính sách ngoại giao văn hóa cấp quốc gia của Nga sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại giao, nâng tầm hiểu biết của cộng đồng quốc tế về Nga, đồng thời củng cố mối quan hệ với những quốc gia khác, qua đó góp phần cùng với nền ngoại giao chung xây dựng lòng tin chiến lược giữa Nga và quốc tế.
 

(Theo artscouncil.ie, BT VHTTDL)

 

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×