Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Một số kinh nghiệm phát triển của ngành thể thao Trung Quốc qua góc nhìn của chuyên gia bản địa

08/03/2024 | 16:04

Giáo sư Hà Văn Nghĩa - Tổng thư ký Cơ sở Nghiên cứu Công nghiệp Thể thao Quốc gia - Đại học Bắc Kinh và là giáo viên lớp vô địch Olympic đã chia sẻ một số kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình phát triển ngành thể thao nước này.

Kể từ Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc đã bước vào một kỷ nguyên mới, ngành thể thao Trung Quốc cũng bước vào giai đoạn quan trọng để đẩy nhanh quá trình thị trường hóa. Trong bối cảnh cải cách sâu rộng toàn diện, các biện pháp cải cách thể thao không ngừng được thúc đẩy, nhiều văn bản chính sách lần lượt được ban hành, các nguồn tài nguyên thể thao khác nhau đã nhanh chóng gia nhập thị trường, giải phóng sức sống to lớn của thị trường. Là một trong năm ngành chính, ngành thể thao không chỉ trở thành động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cấp tiêu dùng mà còn là trọng tâm để cải thiện "chỉ số hạnh phúc" và chất lượng cuộc sống của người dân.

Giáo sư Hà Văn Nghĩa - Tổng thư ký Cơ sở Nghiên cứu Công nghiệp Thể thao Quốc gia - Đại học Bắc Kinh và là giáo viên của lớp vô địch Olympic đã chỉ ra rằng, cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội, ngành thể thao Trung Quốc đang có xu hướng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là từ khi Quốc vụ viện ban hành "Một số ý kiến về việc thúc đẩy phát triển ngành thể thao và thúc đẩy tiêu dùng thể thao", quy mô ngành đã liên tục đạt những đỉnh cao mới và vị thế của ngành thể thao trong nền kinh tế quốc gia đã dần được nâng cao.

Để có được những kết quả đáng kinh ngạc này, Giáo sư Hà Văn Nghĩa cho biết, sau 20 đến 30 năm phát triển, ngành thể thao Trung Quốc đã bắt đầu hình thành một bố cục ngành nghề, phát huy vai trò nhất định trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy hài hòa xã hội.

Giáo sư Hà Văn Nghĩa cũng đưa ra những minh chứng cụ thể cho đánh giá này. Năm 1995, Trung Quốc ban hành "Luật thể thao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" và cùng năm đó, "Đề cương phát triển ngành thể thao giai đoạn 1995-2010" đã được ban hành và thực thi, tạo cơ sở để xây dựng các chính sách đồng bộ cho ngành thể thao toàn quốc và các tỉnh, thành. Vào ngày 20 tháng 10 năm 2014, Quốc vụ viện đã ban hành "Một số ý kiến về việc đẩy nhanh sự phát triển của ngành thể thao và thúc đẩy tiêu dùng thể thao", đề xuất đến năm 2025, tổng quy mô của ngành thể thao sẽ vượt quá 5 nghìn tỷ nhân dân tệ và trở thành một lực lượng quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ngày 31/3/2019, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Văn phòng Quốc vụ viện đã công bố "Ý kiến về việc coi Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 là thời cơ để phát triển mạnh mẽ các môn thể thao băng tuyết". Ngày 17/9/2019, Văn phòng Quốc vụ viện đã ban hành "Ý kiến về việc thúc đẩy tập luyện thể thao và tiêu dùng thể thao quốc gia, thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của ngành thể thao". Ngày 2/9/2019, Văn phòng Quốc vụ viện đã ban hành "Đề cương xây dựng cường quốc thể thao", đề xuất rằng đến năm 2035, ngành thể thao sẽ lớn hơn, năng động hơn và tốt hơn,  trở thành ngành trụ cột của nền kinh tế quốc dân.

Một số kinh nghiệm phát triển của ngành thể thao Trung Quốc qua góc nhìn của chuyên gia bản địa - Ảnh 1.

Trung Quốc coi Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 là thời cơ để phát triển mạnh mẽ các môn thể thao băng tuyết" (Ảnh: olympic.com)

Ngoài ra, Trung Quốc còn ban hành các chính sách thể thao thúc đẩy sự phát triển của ngành thể thao Trung Quốc như " hội nhập sâu giữa giáo dục và thể thao, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thanh thiếu niên", "tăng cường Xây dựng các cơ sở thể dục thể thao toàn dân và phát triển thể thao quần chúng”, “tăng cường và cải tiến toàn diện công tác thể thao tại các trường học trong thời kỳ mới” cùng hàng loạt “Kế hoạch toàn dân tập thể thao”…

Giáo sư Hà Văn Nghĩa nhấn mạnh, để có thể phát triển ngành thể thao tại một quốc gia, trước hết, cần tìm hiểu hiện trạng phát triển ngành nghề và quy hoạch, chính sách phát triển ngành nghề. Từ các phương diện như quy mô ngành nghề, cơ cấu ngành nghề, quy mô và số lượng doanh nghiệp, cơ sở vật chất, số người tập thể thao.... để nắm bắt hiện trạng phát triển của ngành thể thao tại quốc gia đó. Tổng kết những ưu thế và bất lợi, cơ hội và thách thức trong việc phát triển ngành, trên cơ sở đó, xây dựng chính sách, quy hoạch phát triển ngành, xác định rõ nguyên tắc, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển ngành.

Giáo sư Hà Văn Nghĩa cũng chỉ ra những ví dụ cụ thể để cải thiện các yếu tố cơ bản trong phát triển ngành thể thao. Trước tiên là cải thiện các cơ sở hạ tầng. Sử dụng nguồn vốn của trung ương để hỗ trợ chính quyền địa phương tập trung đẩy mạnh xây dựng hoặc cải tạo các công viên thể thao, sân vận động công cộng, sân bóng đá, đường chạy thể dục và các công trình công cộng phục vụ cho các hoạt động thể thao ngoài trời. 

Hai là khuyến khích các doanh nghiệp thể thao, hiệp hội hoặc liên đoàn thể thao, câu lạc bộ thể thao phát triển lành mạnh, tìm tòi xây dựng hệ thống ngành nghề hiện đại mang đậm bản sắc, kích thích sức sống của thị trường, mở rộng tiêu dùng thể thao, tăng cường giám sát thị trường thể thao.

Ba là tổ chức thi đấu thể thao. Trong đó, ông nhấn mạnh, thi đấu thể thao là nội dung và cơ sở quan trọng để các thương hiệu quốc gia, thành phố được nâng cao và mở rộng tầm ảnh hưởng. Một mặt có thể tích cực thu hút các cuộc thi đẳng cấp quốc tế, mặt khác có thể đổi mới các cuộc thi một cách chủ động, sáng tạo. Tích cực quảng bá các hoạt động thể thao dân tộc trong nước, đồng thời có kế hoạch xây dựng, nâng tầm thương hiệu của một số cuộc thi sẵn có, từng bước hình thành hệ thống cung cấp hoạt động thi đấu 3 trong 1 khi kết hợp giữa các giải đấu thể thao chuyên nghiệp, các cuộc thi dành cho thanh thiếu niên với các cuộc thi quần chúng đa dạng hóa.

Bốn là tăng số người chơi thể thao, phải bắt đầu từ tầng lớp thanh thiếu niên. Mặt khác có thể thông qua việc hội nhập giữa thể dục và thể thao, hoàn thiện hệ thống thể thao thanh thiếu niên, tích cực quảng bá phong trào thể dục thể thao toàn dân, ra sức phát triển thể thao đại chúng.

Tiếp đến, tích cực thúc đẩy sự hội nhập xuyên biên giới giữa ngành thể thao và các ngành liên quan khác.  Phát huy đầy đủ vai trò của thể thao trong việc thúc đẩy nâng cấp và giá trị gia tăng của các ngành liên quan, đồng thời thúc đẩy sự hội nhập của ngành thể thao với lối sống cộng đồng, ngành bất động sản, ngành du lịch, nông nghiệp, bồi dưỡng đào tạo giáo dục, ngành nghề văn hóa, ngành nghề y tế, dưỡng lão, khoa học và công nghệ, v.v., để khám phá các khả năng kết hợp  giữa Thể thao  và những lĩnh vực khác.

Cuối cùng, tăng cường hợp tác với ngành thể thao ở các khu vực xung quanh, mở rộng giao lưu quốc tế, đạt được kết quả đôi bên cùng có lợi. 

Theo Cục Thể dục thể thao

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×