Lữ hành kỳ vọng Nhà hát Lớn sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách
25/08/2016 | 13:52Các doanh nghiệp lữ hành kỳ vọng chủ trương đưa nghệ thuật đỉnh cao vào Nhà hát Lớn của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện sẽ giúp Nhà hát Lớn “chuyển mình”, trở thành một điểm đến không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội.
12 nhà hát thuộc Bộ VHTTDL sẽ lần lượt trình diễn các chương trình nghệ thuật có chất lượng cao tại Nhà hát Lớn Hà Nội, vào các ngày cuối tuần, bắt đầu từ ngày 30/8 này và kéo dài tới hết tháng 12/2016.
Dự kiến Bộ VHTTDL cũng sẽ tổ chức các hoạt động bên lề để Nhà hát Lớn thành điểm đến hấp dẫn như: Triển lãm về lịch sử Nhà hát Lớn, bán quà lưu niệm, xây dựng màn hình Led ở phía ngoài Nhà hát Lớn để quảng bá chương trình… Đồng thời, sẽ có những quy định riêng về trang phục văn minh, lịch sự, ứng xử khi bước vào Nhà hát Lớn, xây dựng đội ngũ tổ chức sự kiện, phục vụ chuyên nghiệp... để khi bước vào Nhà hát Lớn, khán giả có cảm giác thực sự là thưởng thức nghệ thuật.
Chủ trương này là bước đột phá và cũng là quyết tâm lớn của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện nhằm tạo dựng một điểm đến nghệ thuật đích thực cho Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời từng bước đưa Nhà hát Lớn trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đến thủ đô. Được biết, trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện sẽ làm việc với Sở Du lịch Hà Nội, Tổng cục Du lịch yêu cầu phối hợp trong việc đề nghị các doanh nghiệp du lịch đưa chương trình biểu diễn tại Nhà hát Lớn vào tour du lịch và đưa khách đến với Nhà hát Lớn.
Trước chủ trương này của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đều ủng hộ và bày tỏ kỳ vọng “sự thay da đổi thịt” của Nhà hát Lớn sẽ đưa “thánh đường nghệ thuật” trở thành điểm đến đẹp và không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với thủ đô Hà Nội.
Ông Nguyễn Hồng Đài - Tổng giám đốc Công ty APT Travel: Đưa du khách đến Nhà hát Lớn sẽ góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam
Việt Nam có nhiều nhà hát có giá trị văn hóa, nhưng cần lựa chọn để đầu tư, nâng tầm để trở thành điểm đến thu hút công chúng và cả du khách trong và ngoài nước. Dưới góc độ lữ hành, tôi ủng hộ chủ trương chọn Nhà hát Lớn để biểu diễn những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Ví dụ ở nước Nga, họ biểu diễn ba lê trong Nhà hát Lớn và hầu hết các Nhà hát Lớn của các quốc gia khác cũng chủ yếu để biểu diễn nhưng tác phẩm nghệ thuật mang tính chất truyền thống và có tính đại diện cho quốc gia đó.
Rõ ràng, trong những năm vừa qua, chúng ta sử dụng Nhà hát Lớn mang mục tiêu kinh tế nhiều hơn, đưa nhiều chương trình vào đó quá, khiến giá trị của Nhà hát Lớn bị giảm. Giờ đây, chủ trương của Bộ VHTTDL đã xác định Nhà hát Lớn sẽ ưu tiên trình diễn nghệ thuật đỉnh cao, có tính đại diện cho quốc gia là rất đúng đắn, chúng ta cần cắt giảm những chương trình không mang giá trị đại diện cho quốc gia. Nếu như có chương trình nghệ thuật thường xuyên hàng tuần tại Nhà hát Lớn dành cho du khách thì rất tốt, bởi vì hoạt động du lịch không chỉ góp phần quay trở lại đầu tư cho nghệ thuật phát triển, mà còn góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Nếu làm được điều này thì chủ trương của Bộ trưởng Bộ VHTTDL sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Trước đây, các đơn vị lữ hành cũng muốn đưa khách đến với các nhà hát, bảo tàng, tuy nhiên tại thời điểm đó có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Thực tế thì chúng ta có những bảo tàng, nhà hát có chương trình khá tốt, tuy nhiên hơi bị động quá. Họ chưa thực sự chủ động để có kế hoạch quảng bá cho các đơn vị lữ hành, chưa nói đến các du khách. Điều này là lý do chính dẫn đến sự liên kết lỏng lẻo giữa các nhà hát, bảo tàng với doanh nghiệp du lịch. Lý do thứ hai là các chương trình ở các nhà hát, bảo tàng thường được xây dựng theo ý chí chủ quan, chứ không bám sát vào thị hiếu du khách, lịch biểu diễn không phù hợp với lịch trình của khách du lịch… Do vậy, các nhà hát, bảo tàng cần có sự vào cuộc chủ động hơn, đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp lữ hành để xây dựng các chương trình phù hợp với du khách, có như vậy mới thu hút được khách. Riêng các đơn vị lữ hành thì hầu hết đều sẵn sàng góp ý và phối hợp.
Ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Giám đốc Công ty du lịch Transviet: Chủ trương là hoàn toàn khả thi
Bây giờ Nhà hát Lớn rộng cửa đối với các loại hình nghệ thuật đỉnh cao là rất xứng tầm. Việc Nhà hát Lớn phối hợp với các đơn vị lữ hành để đưa khách đến với nhà hát là điều nên làm. Từ trước đến nay, chúng ta chưa có nhiều sự kết hợp giữa các hãng lữ hành với các đơn vị biểu diễn nghệ thuật nên nhiều khi du khách không được giới thiệu nghệ thuật đỉnh cao tại Việt Nam, trong khi các đơn vị lại không có nhiều nguồn thu.
Tôi cho rằng chủ trương thu hút du khách đến với Nhà hát Lớn là hoàn toàn khả thi vì Nhà hát Lớn hội tụ đầy đủ các điều kiện để trở thành điểm đến đẹp dành cho du khách, nhất là các giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là địa điểm rất đắc địa. Vấn đề là làm sao để lựa chọn được những màn trình diễn nghệ thuật đỉnh cao nhưng cũng phải hấp dẫn đại chúng. Nếu kén người xem thì lại không bán vé được và trở thành không khả thi.
Chủ trương này cần sự chung tay của các bên liên quan. Thực đơn các “món ăn tinh thần” cần sự thay đổi thường xuyên và nhắm tới nhiều đối tượng khán giả, trong đó có du khách. Bởi vì nếu Nhà hát Lớn chỉ nhắm vào khách du lịch thôi thì không ổn. Chỗ trong nhà hát khoảng 300 chỗ, thì dành ra khoảng 50 -100 chỗ dành cho khách du lịch, số còn lại là khán giả, khách sinh sống làm việc tại Hà Nội. Vậy chúng ta cần nghiên cứu, phân loại đối tượng khách, về cả nội dung, thị hiếu.
Tôi chắc chắn sẽ tham gia phối hợp triển khai chủ trương này nếu được mời. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu muốn các DN lữ hành chủ động tham gia và kết nối lâu dài thì ban đầu khi triển khai thí điểm, cần phát một số lượng vé miễn phí để mời họ tham gia, thẩm định và đóng góp ý kiến. Tuy nhiên, cần mời đích danh Giám đốc, bộ phận quản lý, điều hành tour, hướng dẫn viên… để họ tham gia, chứ không nên phát vé mời tự do, ai đi cũng được. Ví dụ mới đây, Hàn Quốc có tổ chức một chương trình về du lịch thông qua biểu diễn nghệ thuật, họ yêu cầu đơn vị lữ hành đưa danh sách để họ trực tiếp mời từng người. Việc kiểm soát khách mời chặt chẽ sẽ đem lại hiệu quả lớn.
Bà Trần Thị Việt Hương – Giám đốc Ban Tiếp thị (Công ty Du lịch Vietravel): Sẽ đưa vào tour như một sản phẩm du lịch văn hóa dành cho du khách
Chúng tôi cho rằng chủ trương trên sẽ góp phần củng cố và tạo thêm động lực cho các nghệ sỹ có tinh thần hăng say hoạt động nghệ thuật. Mỗi nhà hát sẽ đầu tư, xây dựng một tác phẩm đặc sắc, toát lên được cái hồn của dân tộc Việt Nam theo tiêu chí “tinh gọn, dễ hiểu” cho khách quốc tế nhưng phải làm bật được giá trị cốt lõi, nhìn vào thấy được nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam, không hòa lẫn với các quốc gia khác. Các chương trình nghệ thuật này được luân phiên tổ chức tại Nhà hát lớn để phục vụ cho đối tượng khách quốc tế như một sản phẩm du lịch. Tôi cho rằng, giai đoạn ban đầu cần sự hỗ trợ từ ngành du lịch để suất diễn cho giá ưu đãi cho khách và bản thân các doanh nghiệp lữ hành sẽ đưa chương trình biểu diễn vào trong tour như một sản phẩm văn hóa cho du khách quốc tế thưởng thức./.
Dự kiến Bộ VHTTDL cũng sẽ tổ chức các hoạt động bên lề để Nhà hát Lớn thành điểm đến hấp dẫn như: Triển lãm về lịch sử Nhà hát Lớn, bán quà lưu niệm, xây dựng màn hình Led ở phía ngoài Nhà hát Lớn để quảng bá chương trình… Đồng thời, sẽ có những quy định riêng về trang phục văn minh, lịch sự, ứng xử khi bước vào Nhà hát Lớn, xây dựng đội ngũ tổ chức sự kiện, phục vụ chuyên nghiệp... để khi bước vào Nhà hát Lớn, khán giả có cảm giác thực sự là thưởng thức nghệ thuật.
Các doanh nghiệp lữ hành kỳ vọng Nhà hát Lớn sẽ "chuyển mình", trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến Hà Nội (Ảnh: Nam Nguyễn)
Chủ trương này là bước đột phá và cũng là quyết tâm lớn của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện nhằm tạo dựng một điểm đến nghệ thuật đích thực cho Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, đồng thời từng bước đưa Nhà hát Lớn trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đến thủ đô. Được biết, trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện sẽ làm việc với Sở Du lịch Hà Nội, Tổng cục Du lịch yêu cầu phối hợp trong việc đề nghị các doanh nghiệp du lịch đưa chương trình biểu diễn tại Nhà hát Lớn vào tour du lịch và đưa khách đến với Nhà hát Lớn.
Trước chủ trương này của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, hầu hết các doanh nghiệp lữ hành đều ủng hộ và bày tỏ kỳ vọng “sự thay da đổi thịt” của Nhà hát Lớn sẽ đưa “thánh đường nghệ thuật” trở thành điểm đến đẹp và không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến với thủ đô Hà Nội.
Ông Nguyễn Hồng Đài - Tổng giám đốc Công ty APT Travel: Đưa du khách đến Nhà hát Lớn sẽ góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam
Việt Nam có nhiều nhà hát có giá trị văn hóa, nhưng cần lựa chọn để đầu tư, nâng tầm để trở thành điểm đến thu hút công chúng và cả du khách trong và ngoài nước. Dưới góc độ lữ hành, tôi ủng hộ chủ trương chọn Nhà hát Lớn để biểu diễn những tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Ví dụ ở nước Nga, họ biểu diễn ba lê trong Nhà hát Lớn và hầu hết các Nhà hát Lớn của các quốc gia khác cũng chủ yếu để biểu diễn nhưng tác phẩm nghệ thuật mang tính chất truyền thống và có tính đại diện cho quốc gia đó.
"Chủ trương của Bộ VHTTDL đã xác định để trình diễn nghệ thuật đỉnh cao, có tính đại diện cho quốc gia là rất đúng đắn"
Rõ ràng, trong những năm vừa qua, chúng ta sử dụng Nhà hát Lớn mang mục tiêu kinh tế nhiều hơn, đưa nhiều chương trình vào đó quá, khiến giá trị của Nhà hát Lớn bị giảm. Giờ đây, chủ trương của Bộ VHTTDL đã xác định Nhà hát Lớn sẽ ưu tiên trình diễn nghệ thuật đỉnh cao, có tính đại diện cho quốc gia là rất đúng đắn, chúng ta cần cắt giảm những chương trình không mang giá trị đại diện cho quốc gia. Nếu như có chương trình nghệ thuật thường xuyên hàng tuần tại Nhà hát Lớn dành cho du khách thì rất tốt, bởi vì hoạt động du lịch không chỉ góp phần quay trở lại đầu tư cho nghệ thuật phát triển, mà còn góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Nếu làm được điều này thì chủ trương của Bộ trưởng Bộ VHTTDL sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Trước đây, các đơn vị lữ hành cũng muốn đưa khách đến với các nhà hát, bảo tàng, tuy nhiên tại thời điểm đó có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Thực tế thì chúng ta có những bảo tàng, nhà hát có chương trình khá tốt, tuy nhiên hơi bị động quá. Họ chưa thực sự chủ động để có kế hoạch quảng bá cho các đơn vị lữ hành, chưa nói đến các du khách. Điều này là lý do chính dẫn đến sự liên kết lỏng lẻo giữa các nhà hát, bảo tàng với doanh nghiệp du lịch. Lý do thứ hai là các chương trình ở các nhà hát, bảo tàng thường được xây dựng theo ý chí chủ quan, chứ không bám sát vào thị hiếu du khách, lịch biểu diễn không phù hợp với lịch trình của khách du lịch… Do vậy, các nhà hát, bảo tàng cần có sự vào cuộc chủ động hơn, đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp lữ hành để xây dựng các chương trình phù hợp với du khách, có như vậy mới thu hút được khách. Riêng các đơn vị lữ hành thì hầu hết đều sẵn sàng góp ý và phối hợp.
Ông Nguyễn Tiến Đạt – Phó Giám đốc Công ty du lịch Transviet: Chủ trương là hoàn toàn khả thi
Bây giờ Nhà hát Lớn rộng cửa đối với các loại hình nghệ thuật đỉnh cao là rất xứng tầm. Việc Nhà hát Lớn phối hợp với các đơn vị lữ hành để đưa khách đến với nhà hát là điều nên làm. Từ trước đến nay, chúng ta chưa có nhiều sự kết hợp giữa các hãng lữ hành với các đơn vị biểu diễn nghệ thuật nên nhiều khi du khách không được giới thiệu nghệ thuật đỉnh cao tại Việt Nam, trong khi các đơn vị lại không có nhiều nguồn thu.
"Tôi cho rằng chủ trương thu hút du khách đến với Nhà hát Lớn là hoàn toàn khả thi vì Nhà hát Lớn hội tụ đầy đủ các điều kiện để trở thành điểm đến đẹp dành cho du khách"
Tôi cho rằng chủ trương thu hút du khách đến với Nhà hát Lớn là hoàn toàn khả thi vì Nhà hát Lớn hội tụ đầy đủ các điều kiện để trở thành điểm đến đẹp dành cho du khách, nhất là các giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là địa điểm rất đắc địa. Vấn đề là làm sao để lựa chọn được những màn trình diễn nghệ thuật đỉnh cao nhưng cũng phải hấp dẫn đại chúng. Nếu kén người xem thì lại không bán vé được và trở thành không khả thi.
Chủ trương này cần sự chung tay của các bên liên quan. Thực đơn các “món ăn tinh thần” cần sự thay đổi thường xuyên và nhắm tới nhiều đối tượng khán giả, trong đó có du khách. Bởi vì nếu Nhà hát Lớn chỉ nhắm vào khách du lịch thôi thì không ổn. Chỗ trong nhà hát khoảng 300 chỗ, thì dành ra khoảng 50 -100 chỗ dành cho khách du lịch, số còn lại là khán giả, khách sinh sống làm việc tại Hà Nội. Vậy chúng ta cần nghiên cứu, phân loại đối tượng khách, về cả nội dung, thị hiếu.
Tôi chắc chắn sẽ tham gia phối hợp triển khai chủ trương này nếu được mời. Tuy nhiên, tôi cho rằng, nếu muốn các DN lữ hành chủ động tham gia và kết nối lâu dài thì ban đầu khi triển khai thí điểm, cần phát một số lượng vé miễn phí để mời họ tham gia, thẩm định và đóng góp ý kiến. Tuy nhiên, cần mời đích danh Giám đốc, bộ phận quản lý, điều hành tour, hướng dẫn viên… để họ tham gia, chứ không nên phát vé mời tự do, ai đi cũng được. Ví dụ mới đây, Hàn Quốc có tổ chức một chương trình về du lịch thông qua biểu diễn nghệ thuật, họ yêu cầu đơn vị lữ hành đưa danh sách để họ trực tiếp mời từng người. Việc kiểm soát khách mời chặt chẽ sẽ đem lại hiệu quả lớn.
Bà Trần Thị Việt Hương – Giám đốc Ban Tiếp thị (Công ty Du lịch Vietravel): Sẽ đưa vào tour như một sản phẩm du lịch văn hóa dành cho du khách
"Tôi cho rằng, giai đoạn ban đầu cần sự hỗ trợ từ ngành du lịch để suất diễn cho giá ưu đãi cho khách và bản thân các doanh nghiệp lữ hành sẽ đưa chương trình biểu diễn vào trong tour như một sản phẩm văn hóa"
Chúng tôi cho rằng chủ trương trên sẽ góp phần củng cố và tạo thêm động lực cho các nghệ sỹ có tinh thần hăng say hoạt động nghệ thuật. Mỗi nhà hát sẽ đầu tư, xây dựng một tác phẩm đặc sắc, toát lên được cái hồn của dân tộc Việt Nam theo tiêu chí “tinh gọn, dễ hiểu” cho khách quốc tế nhưng phải làm bật được giá trị cốt lõi, nhìn vào thấy được nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam, không hòa lẫn với các quốc gia khác. Các chương trình nghệ thuật này được luân phiên tổ chức tại Nhà hát lớn để phục vụ cho đối tượng khách quốc tế như một sản phẩm du lịch. Tôi cho rằng, giai đoạn ban đầu cần sự hỗ trợ từ ngành du lịch để suất diễn cho giá ưu đãi cho khách và bản thân các doanh nghiệp lữ hành sẽ đưa chương trình biểu diễn vào trong tour như một sản phẩm văn hóa cho du khách quốc tế thưởng thức./.
Minh Khoa