Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

LHP Việt Nam lần thứ XVI: Mong LHP không chỉ là “sự kiện của ngành”

29/11/2009 | 07:00

Trở lại TP.HCM sau 26 năm (kể từ Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 tổ chức năm 1983), Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 16 hứa hẹn sôi động với nhiều đổi mới trong công tác tổ chức

 Đích của sự đổi mới chính là thu hút sự quan tâm của công chúng đối với sự kiện có tầm quốc gia. Qua đó, kéo người xem trở lại với điện ảnh Việt. Tất nhiên, trong kế hoạch kéo khán giả cho điện ảnh nội phải kể đến vai trò của tác giả- tác phẩm và những định hướng chiến lược nâng cao chất lượng phim ở thời điểm đất nước hội nhập. Trước thềm LHP, nghe tâm sự của những người làm nghề, để biết họ nghĩ gì và  trông đợi điều gì ở LHP lần này.
“Điện ảnh nước nhà chỉ phát triển nếu sản xuất được những tác phẩm nghệ thuật đích thực”
Đến với LHP  VN 16, điều tôi mong muốn chính là phim của Hodafilm sẽ đoạt giải cao. Mong được gặp gỡ các anh chị, bạn bè đồng nghiệp trong cả nước... để biết nhau còn khoẻ, còn đam mê nghề nghiệp, còn muốn trao đổi, hợp tác làm các bộ phim sắp tới... Bởi vì chỉ có làm phim (dù ở thể loại nào), chỉ có sản xuất ra được những tác phẩm điện ảnh đích thực thì khi ấy nền điện ảnh VN mới thực sự tồn tại và phát triển.Và chỉ khi các nhà chuyên môn (biên kịch, đạo diễn, quay phim, họa sĩ thiết kế bối cảnh, họa sĩ phục trang, hoá trang) còn đau đáu với nghề, làm nghề còn có lương tâm, có trách nhiệm thì khi ấy mới hy vọng làm ra được những bộ phim hay, có tính chuyên nghiệp cao.  (Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Giám đốc Hodafilm)

"Nên vinh danh các  bộ môn phục trang, hóa trang và hiệu quả đặc biệt” 

Tính chuyên nghiệp trong Điện ảnh ó là sự phân công và đánh giá được giá trị của từng bộ môn trong việc sản xuất một bộ phim. Thật đáng tiếc, trong cả 15 Liên hoan phim trước đây chưa một lần chúng ta vinh danh và trao giải cho các bộ môn rất quan trọng như Hoá trang, Phục trang, Hiệu quả đặc biệt, vv... Theo tôi nghĩ đó là những bộ môn góp phần rất lớn vào sự thành công của một bộ phim. Cần phải thay đổi điều đó. Mặt khác, ở các LHP trước sự công thức trong việc tổ chức khiến LHP có vẻ chưa phải là một ngày hội của những người làm điện ảnh và công chúng yêu điện ảnh trong cả nước. Hy vọng, điều này sẽ được thay đổi ở LHP VN 16. (Họa sĩ thiết kế Vũ Huy)

 

 

 

“Sự công tâm khi xét giải cũng luôn là một ẩn số không thể không nghĩ đến”

LHP là cơ hội tốt để xây dựng một tầng lớp khán giả muốn tìm hiểu sâu về nghệ thuật điện ảnh.

 

Họ đến xem một loạt các phim được trình chiếu, dự những buổi bàn luận (Q & A) với đạo diễn, diễn viên của phim đó, đưa ra những đánh giá của riêng mình thông qua những phiếu thăm dò (phản ánh qua giải của khán giả), và so sánh với những đánh giá của BGK và các nhà phê bình. Từ đó họ sẽ rút ra nhiều điều bổ ích cho việc thưởng thức và thẩm định một tác phẩm điện ảnh. Kết quả các giải thưởng sẽ có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực đến khán giả, đến bản thân người làm phim và nhất là đến uy tín của LHP. Chúng ta hay có thói quen “mỗi người một miếng cho vui vẻ cả làng”. Điều này sẽ rất tai hại cho sự phát triển của điện ảnh nước nhà. Được biết LHP năm nay có nhiều hoạt động hướng đến khán giả, như Hội chợ phim. Hay quá đi chứ. Phải tìm mọi cách để người làm phim và người xem phim gặp gỡ trực tiếp nhau, bàn cãi với nhau, càng hấp dẫn, càng đa dạng càng tốt.  Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn)

“Phải có sự bứt phá về chất lượng mới mong có nhiều khán giả”

Điều tôi mong đợi nhất ở mỗi LHP là chất lượng các phim phải được nâng cao hơn, đề tài đa dạng, nội dung cuốn hút, chất lượng kỹ thuật cao hơn và đặc biệt có nhiều khán giả hơn. Tôi còn mong đợi ở mỗi LHP là sự xuất hiện nhiều hơn những người làm điện ảnh trẻ, có sự bứt phá trong sáng tạo nhiều hơn nữa. Đó là yêu cầu tất yếu để điện ảnh VN có nhiều khán giả hơn trước sự cạnh tranh của phim nước ngoài. Một sự kiện lớn như LHP Quốc gia cần thiết một sự hậu thuẫn mạnh mẽ về tài chính để có thể thuê những người thật giỏi trong lĩnh vực “Tổ chức sự kiện”. Họ là những người chuyên nghiệp trong việc này, Ban tổ chức hãy đặt ra yêu cầu, và họ là những người thực hiện. Tất cả những LHP lớn trên thế giới đều làm như vậy. Một LHP được tổ chức khoa học, hấp dẫn, sang trọng là sự tôn vinh các nghệ sĩ và khán giả điện ảnh, khán giả cả nước. (Nhà quay phim Lý Thái Dũng) 

“Giải thưởng cao nhất sẽ định hướng  về sáng tác  nên phải chính xác và công bằng”

So với  phim truyện, tài liệu là thể loại luôn  sống trong “lặng lẽ”, ít được dư luận chú ý cả trong  và ngoài LHP. Lý do thì nhiều, một mặt do số lượng phim chúng tôi được đặt hàng  quá ít so với những vấn đề cuộc sống đang cần chúng tôi đề cập. Mặt khác, đầu ra của phim tài liệu quá hẹp. Ngoài   việc phát sóng trên truyền hình  VN, chúng tôi không còn cửa nào khác , mà truyền hình thì không phải lúc nào cũng “rộng cửa” với phim tài liệu điện ảnh thực hiện. Một BGK để cho anh em nghệ sĩ tâm phục khẩu phục quả là một vấn đề. Một bộ phim được giải thưởng cao nhất nó sẽ là một sự định hướng về sáng tác. (Đạo diễn Nguyễn Thước)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×