Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Lào Cai: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch gắn với dược liệu và nông nghiệp thuộc vùng dân tộc thiểu số

02/12/2022 | 15:21

Ngày 1/12, tại Sa Pa, Sở Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng khai thác phát triển sản phẩm du lịch gắn với dược liệu và nông nghiệp thuộc vùng dân tộc thiểu số.

Tham dự hội thảo có đại diện một số ngành, địa phương và hơn 20 công ty lữ hành du lịch đến từ các địa phương trong cả nước.

Lào Cai: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch gắn với dược liệu và nông nghiệp thuộc vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Quang cảnh hội thảo.

Lào Cai có tiềm năng và được tạo điều kiện để phát triển mạnh cây dược liệu. Theo thống kê của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh có 850 loại cây thuốc, trong đó 78 loài có khả năng khai thác được và gần 80 loài thuốc quý thuộc diện cần được bảo tồn. Đến hết năm 2021, Lào Cai có khoảng 3.500 ha trồng dược liệu, trong đó 140 ha với 11 loại cây được Bộ Y tế đánh giá đạt tiêu chuẩn GACP - WHO trong sản xuất dược liệu.

Lào Cai: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch gắn với dược liệu và nông nghiệp thuộc vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Đại diện Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bát Xát nêu ý kiến.

Những năm gần đây, Lào Cai xác định cây dược liệu là một trong những cây chủ lực mũi nhọn để phát triển. Mục tiêu giai đoạn 2022 - 2025 sẽ ổn định và phát triển vùng trồng dược liệu quy mô 4.000 ha, trong đó gồm phát triển sản phẩm dược liệu gắn với du lịch (5 nhóm sản phẩm dược liệu gắn với 5 điểm du lịch, 3 trục phát triển dược liệu gắn với văn hoá, du lịch). 5 nhóm sản phẩm dược liệu bao gồm: Thuốc tắm người Dao đỏ; sản phẩm làm đẹp và chất tẩy rửa hữu cơ từ dược liệu như tía tô, gừng, nghệ; các loại tinh dầu; thảo dược dùng trong ẩm thực; đông trùng hạ thảo.

Lào Cai: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch gắn với dược liệu và nông nghiệp thuộc vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Đại diện công ty lữ hành du lịch phát biểu ý kiến.

Việc gắn kết 2 lĩnh vực dược liệu và du lịch không chỉ tạo ra những thành công lớn cho ngành công nghiệp “không khói” mà còn góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương phục vụ giảm nghèo bền vững.

Lào Cai: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch gắn với dược liệu và nông nghiệp thuộc vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 4.

Chủ cơ sở sản xuất dược liệu phát biểu ý kiến.

Tại hội thảo, Sở Du lịch đã nhận được 18 ý kiến góp ý, trao đổi các nội dung: Hạ tầng các vùng dược liệu, quy trình sản xuất sản phẩm, mẫu mã, cách phục vụ, thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch tại điểm, biển chỉ dẫn tại vùng dược liệu…

Lào Cai: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch gắn với dược liệu và nông nghiệp thuộc vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 5.

Đoàn khảo sát tại vùng dược liệu xã Y Tý.

Lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh đã tiếp thu các ý kiến của đại biểu và khẳng định ngành du lịch Lào Cai mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các công ty lữ hành du lịch để tiếp tục hoàn thiện mục tiêu đề ra.

Lào Cai: Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch gắn với dược liệu và nông nghiệp thuộc vùng dân tộc thiểu số - Ảnh 6.

Đoàn được giới thiệu một số cây thuốc quý tại xã Tả Phìn.

Trước đó, trong 2 ngày (30/11 – 1/12), lãnh đạo Sở Du lịch cùng hơn 20 công ty lữ hành du lịch đã tiến hành khảo sát các vùng trồng dược liệu tại Y Tý ( Bát Xát) và Tả Phìn (thị xã Sa Pa).

Theo Báo Lào Cai

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×