Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII: Các hoạt động văn hoá, thể thao có nhiều chuyển biến tích cực

23/05/2013 | 16:42

Như tin đã đưa, ngày 20.5, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Đến dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN Huỳnh Đảm; các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước; các vị lão thành cách mạng; các vị trong Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội…

Bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa được quan tâm chỉ đạo thực hiện

Tại phiên khai mạc kỳ họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KTXH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong tổng số 15 chỉ tiêu kế hoạch năm 2012, có thêm chỉtiêu giảm nghèo vượt kế hoạch đề ra. Như vậy, có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 4 chỉtiêu không đạt. Với kết quả như vậy, kinh tế vĩ mô được đánh giá là ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế. Nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng, khẳng định vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển đất nước. Tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đạt được kết quả bước đầu. An sinh xã hội cơ bản được bảo đảm. Văn hóa, xã hội, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí có những chuyển biến tích cực. An ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại, quốc phòng được tăng cường; độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Chính phủ đã khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội vềkế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.

Đặc biệt, các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, môi trường, văn hóa xã hội được đánh giá tiếp tục có bước tiến bộ. Chính phủ đã tập trung chỉđạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Đã hoàn thành việc xây dựng Đềán chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ban hành và triển khai thực hiện nhiều chính sách, đềán; tăng cường kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật vềbảo vệ môi trường. Tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược phát triển bền vững, Chiến lược tăng trưởng xanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng, tài nguyên nước, bảo vệ và phát triển rừng. Cũng theo báo cáo của Chính phủ, hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy di sản văn hóa được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các di sản văn hóa phi vật thể tiếp tục được sưu tầm, bảo vệ và phát huy nhằm từng bước góp phần làm đa dạng hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Các ngày lễ, hội truyền thống của dân tộc tiếp tục diễn ra sôi nổi, phong phú. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội của các địa phương trên toàn quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đến hết năm 2012, Việt Nam đã được UNESCO công nhận 17 di sản thế giới (7 di sản thiên nhiên, 7 di sản văn hóa phi vật thể và 3 di sản tư liệu). Công tác quản lý nhà nước vềnghệ thuật biểu diễn tiếp tục được tăng cường. Các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương và địa phương phát triển ổn định, tập trung biểu diễn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật quần chúng trong năm 2012 được tổ chức nhằm chào mừng sự thành công của các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển rộng khắp ở cơ sở với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia; chất lượng các hội thi, hội diễn, liên hoan dần được nâng lên, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân. Hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, thư viện tiếp tục được tập trung chỉ đạo thực hiện. Các hoạt động thể dục thể thao quần chúng được tổ chức đa dạng, nội dung hoạt động sôi nổi, thiết thực chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho toàn thể nhân dân. Thể thao chuyên nghiệp và các giải thi đấu thể thao có bước phát triển và đạt kết quả nhất định,... đã góp phần phát triển thể chất và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.

Đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố

Ngày 21.5, Quốc hội nghe Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy; Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy; Thảo luận ở hội trường vềmột số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố. Theo Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố, trong những năm gần đây, tình hình khủng bố trên thế giới có những diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, tuy chưa xảy ra khủng bố do tổ chức khủng bố quốc tế thực hiện, nhưng đã phát hiện một số âm mưu tiến hành khủng bố của bọn phản động người Việt lưu vong và phát hiện một số đối tượng khủng bố quốc tế tìm cách nhập cảnh vào nước ta. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế liên quan đến chống khủng bố và trên thực tế đã tích cực triển khai các hoạt động Phòng, chống khủng bố, nhưng chưa có văn bản pháp lý dưới hình thức là một đạo luật để điều chỉnh vềlĩnh vực này. Dự án Luật Phòng, chống khủng bố đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tư. Vì nội dung cơ bản của dự án Luật là những vấn đềnhạy cảm liên quan đến chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và quyền cơ bản của công dân, nên đã được các đại biểu quốc hội, các cơ quan thẩm tra và UBTVQH quan tâm nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng trên mọi khía cạnh, bảo đảm các điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc phục vụ hoạt động phòng, chống khủng bố và hợp tác quốc tế vềphòng, chống khủng bố trong thời điểm hiện nay. Tại phiên họp toàn thể sáng 21.5, đa số kiến cho rằng, việc thành lập các Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động thường xuyên là phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong đó, một số ý kiến đềnghị thành lập các Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố hoạt động thường xuyên ở hai cấp (cấp quốc gia và cấp tỉnh); một số ý kiến đềnghị duy trì Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố ở một số Bộ, ngành hoạt động như hiện nay. Có ý kiến đềnghị thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố ở 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện) hoặc 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã). Có ý kiến đềnghị quy định cụ thể thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố; quy định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Phó Trưởng ban chỉ đạo hoặc Thường trực Ban chỉ đạo và tương tự là Chỉ huy trưởng quân sự ở cấp tỉnh. Đại biểu Nguyễn Văn Minh (đoàn Bắc Kạn) cho rằng, cần xác định rõ ràng vềhành vi gây nên khủng bố, bởi không phải hành vi nào của cá nhân, tổ chức cũng là khủng bố. Để đảm bảo an ninh quốc gia thì cần quy định cụ thể cấp có thẩm quyền phát hiện và xử lý hành vi khủng bố. Điều này cũng là yếu tố để quy định trách nhiệm của cơ quan phòng chống khủng bố. Đồng ý với quan điểm trên, đại biểu Hà Huy Thông - Thừa Thiên - Huế cho rằng mặc dù phải lên án, phải trừng phạt những hành động khủng bố nhưng làm sao đảm bảo được việc tôn trọng quyền con người. Chính vấn đềkhi đưa ra Luật phòng, chống khủng bố thì cái vướng nhất là làm sao để đảm bảo quyền con người. Đây là kinh nghiệm của quốc tế, của hầu hết tất cả các nước trên thế giới. Đại biểu Phạm Hồng Hương (đoàn Hải Dương) nêu ý kiến: Khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thì cần quy định rõ công việc của Uỷ ban như: hướng dẫn các địa phương phòng chống khủng bố; tư vấn cho các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc khủng bố; huy động các phương tiện, tài sản để thực hiện các hành vi khủng bố, chủ động đối phó với các tình huống khủng bố bất ngờ. Đại biểu Nguyễn Công Hồng (đoàn Đồng Nai) cho rằng, không nên thành lập Uỷ ban quốc gia vềphòng chống khủng bố mà đơn vị phát hiện, xử lý hành động khủng bố nên giao cho Uỷ ban quốc gia vềphòng chống tội phạm. Khi giao cho các đơn vị giải quyết những vấn đề, vụ việc khủng bố thì cần phải quy định rõ trách nhiệm, công việc của từng đơn vị, ban, ngành. Việc làm này nhằm tránh tình trạng công việc chồng chéo lên nhau dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm. Trong khi đó, đại biểu Phạm Trường Dân - Quảng Nam lại khẳng định cần phải có Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố của Trung ương và ở cấp tỉnh. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố này tách bạch ra không nằm trong Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm. Bởi vì chống khủng bố là liên quan đến an ninh quốc gia, còn chống tội phạm thì nặng hơn vềvấn đềtrật tự xã hội. Ông Dân cũng nêu đềnghị cử Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức vụ Thường trực cơ quan chỉ đạo chống khủng bố, ngoài ra cần có cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách. Ở địa phương thì Giám đốc Công an cấp tỉnh làm Thường trực và cũng có cơ quan tham mưu giúp việc.


Không thay đổi tên nước

Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho thấy, đa số ý kiến đề nghị tiếp tục quy định tên nước là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Tên gọi này ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội, khẳng định rõ con đường, mục tiêu xây dựng chế độ Xã hội chủ nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Luồng ý kiến thứ 2 đề nghị lấy lại tên gọi “Việt Nam dân chủ cộng hòa” vì tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng giành độc lập tháng Tám năm 1945. Tên gọi này đã được chính thức ghi nhận trong Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên đọc ngày 2.9.1945 và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ… Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến nêu trên, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nhận thấy, việc giữ nguyên tên nước “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm tính ổn định, tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ. Hơn nữa, trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.


Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×