Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Kinh nghiệm phát triển điện ảnh của Hàn Quốc: Việt Nam có thể học hỏi

17/08/2023 | 07:36

Trong thời gian dài, ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đã tạo nên tiếng vang lớn trên thế giới khi nhận được rất nhiều giải thưởng quốc tế uy tín.

Theo trang Outlook India, tại Liên hoan phim Cannes năm 2022, điện ảnh Hàn Quốc đã giành được hai giải thưởng quan trọng là đạo diễn xuất sắc và nam diễn viên chính xuất sắc. Giải đạo diễn xuất sắc trao cho Park Chan Wook với tác phẩm Decision to Leave (tạm dịch: Quyết định rời đi). Trong khi đó, Song Kang Ho, nam diễn viên được biết đến với vai diễn trong phim Parasite đoạt giải Oscar 2020, nhận giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất cho phim Broker (tạm dịch: Người môi giới).

Kinh nghiệm phát triển điện ảnh của Hàn Quốc: Việt Nam có thể học hỏi - Ảnh 1.

Ảnh: Netflix

Trong số những bộ phim nhận giải thưởng danh giá, điểm chung là đều xoay quanh câu chuyện về cuộc sống và trải nghiệm địa phương, đan xen các yếu tố lãng mạn và phiêu lưu.

Hiện nay, 'Hallyuwood' hay làn sóng phim Hàn Quốc là từ thông dụng trên thế giới, nhưng đằng sau thành công của làn sóng này là những nỗ lực của ngành điện ảnh Hàn Quốc trong thời gian dài. Sự bắt nhịp với các thay đổi và những chính sách kịp thời của Chính phủ đã giúp điện ảnh Hàn Quốc đạt đến sự nổi tiếng như hiện nay.

Thu hút dòng phim nhập khẩu

Ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đã rất phát triển vào những năm 1990. Một giai đoạn thay đổi đáng kể trong ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc phải kể đến là vào tháng 7/1987 khi một thỏa thuận ký kết cho phép các bộ phim Hollywood được phân phối tại Hàn Quốc.

Các bước như xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu phim và cho phép mọi công ty tham gia sản xuất phim đã mở ra một con đường mới cho điện ảnh Hàn Quốc. Việc nhập khẩu phim Hollywood vào Hàn Quốc ban đầu mang lại rất nhiều lợi nhuận nhưng dần dần bắt đầu giảm sút. Các công ty điện ảnh được phép nhập phim mà không cần bất kỳ hạn ngạch nào nhưng cũng có quy định phải sản xuất ít nhất một phim trong nước hàng năm.

Vì vậy, một số công ty bắt đầu tập trung vào làm phim trong nước. Năm 1984, có 20 công ty sản xuất phim ở Hàn Quốc, con số này đã tăng lên 121 vào năm 1991.

Cũng trong thời kỳ này, các đạo diễn trẻ trong lĩnh vực nghệ thuật và video đã mạo hiểm lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh và mang đến cho ngành công nghiệp điện ảnh những góc nhìn, câu chuyện và năng lượng mới. Từ năm 1988 đến 1997, tên tuổi của các nhà làm phim mới nổi lên. Những bộ phim đã nhấn mạnh vào chủ nghĩa hiện thực và đối thoại nghiêm túc trong phim, dẫn đến cái được gọi là Làn sóng mới của Hàn Quốc.

Đạo diễn Jang Sun-woo và Lee Myung-se là một trong những tên tuổi nổi bật thời kỳ ấy, những người cho rằng cần phải làm phim xoay quanh các tình huống chính trị xã hội và các vấn đề cuộc sống chung. Làn sóng điện ảnh mới tập trung vào các chủ đề xã hội như chính trị, cuộc sống thành thị và lao động, và các phong trào sinh viên ở Hàn Quốc. Những bộ phim như Rooster (1990) và The Day a Pig Fell into the Well (1996) khám phá những thành phố lớn nhất của đất nước như Seoul thông qua những câu chuyện về những người đấu tranh với những mối quan hệ trống rỗng, sự cô đơn và các vấn đề về tinh thần đã nổi tiếng vào thời điểm ấy.

Các bộ phim thời gian này cũng mô tả lịch sử chính trị của Hàn Quốc và địa vị của phụ nữ. Làn sóng điện ảnh mới của Hàn Quốc đã có tác động sâu rộng đến ngành công nghiệp điện ảnh trong nước và mang đến cho các đạo diễn cơ hội phát triển độc đáo cũng như tạo cơ hội ươm mầm các tài năng mới. Nhìn chung, giai đoạn này được coi là dấu mốc quan trọng trong việc mở rộng ngành điện ảnh Hàn Quốc, mặc dù không dễ dàng để các bộ phim địa phương đến với các rạp.

Nắm bắt xu hướng tiếp cận nội dung mới trong phim

Trong những năm 1980, các bộ phim trong nước tiếp tục được thực hiện thông qua đầu tư tư nhân, nghĩa là các công ty không có cơ chế nào để huy động vốn để sản xuất phim. Đến năm 1993 khi Chính phủ Hàn Quốc chuyển ngành điện ảnh ra khỏi lĩnh vực dịch vụ và trở thành một phần của lĩnh vực sản xuất, giúp các công ty điện ảnh có thể vay vốn ngân hàng đồng thời huy động nguồn tiền từ các công ty lớn đã có bộ phận video như Samsung, Daewoo và Huyndai.

Chẳng hạn từ năm 1992 đến 1996, Samsung đã tham gia dưới hình thức này và đầu tư sản xuất ít nhất 20 bộ phim. Khi các bộ phim bắt đầu nhận được sự hỗ trợ của công ty, thời đại cạnh tranh trên thị trường điện ảnh cũng bắt đầu. Năm 1996 cũng có ý nghĩa đặc biệt bởi sự trỗi dậy của những tiếng nói mới và sắc bén trong điện ảnh, những người sau này được quảng bá tại các liên hoan phim quốc tế.

Bên cạnh đó, Liên hoan phim Busan được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1996. Đây là công cụ tìm kiếm thị trường quốc tế cho ngành công nghiệp điện ảnh. Hàn Quốc bắt đầu tính đến việc phân phối các bộ phim truyền hình và nhạc pop của Hàn Quốc ra quốc tế .

Ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đã có những bộ phim thuộc mọi thể loại để mang đến thế giới - có thể là lãng mạn, khoa học viễn tưởng, kinh dị hay giải trí thực tế. Các câu chuyện và nhân vật trong phim đan xen vào môi trường xung quanh và trải nghiệm bản địa, mang đậm dấu ấn hiện thực.

Ngoài ra, sự nổi tiếng quốc tế của điện ảnh Hàn Quốc một phần nhờ vào ngành công nghiệp nội địa khổng lồ và sự đón nhận lớn của khán giả trong nước.

Nói về thành công to lớn của bộ phim ăn khách "Squid Games", Đạo diễn Hwang Dong-hyuk cho biết xã hội Hàn Quốc rất nhạy cảm với những thay đổi diễn ra trong nước và thế giới, và nội dung phim ảnh của Hàn Quốc cũng nhanh chóng tiếp cận những thay đổi đang diễn ra./.

Hồng Nhung

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×