“Khuyến khích xã hội hóa đầu tư vào Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia”
16/02/2017 | 14:06Ngày 14/2/2017 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tổ trưởng Tổ công tác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã chuyển ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong đó có một nội dung liên quan đến Khu liên hợp Thể thao quốc gia về công tác xã hội hóa thể thao trong khai thác, sử dụng cơ sở hạ tầng.
Xung quanh buổi làm việc này, ông Ông Cấn Văn Nghĩa, Giám đốc Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia Mỹ Đình đã có những chia sẻ với Dân trí.
PV: Thông thường đối với một Khu Liên hợp Thể thao của một quốc gia thì có những công trình thể thao nào? Đối với Việt Nam các công trình trong Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia có đáp ứng được với yêu cầu của quốc tế hay không, thưa ông?
Giám đốc khu liên hợp thể thao Mỹ Đình Cấn Văn Nghĩa: Chúng ta phải đáp ứng 3 công trình thể thao cơ bản: Sân vận động, Khu thi đấu thể thao trong nhà và khu thi đấu thể thao dưới nước. Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia hiện đã có 3 công trình thể thao đi vào hoạt động gồm: Sân vận động quốc gia có sức chứa 40 nghìn chỗ, Cung Thể thao dưới nước có thể một lúc tổ chức nhiều nội dung: Bơi, lặn, nhảy cầu, bơi nghệ thuật, và Bệnh viện thể thao.
Ông Cấn Văn Nghĩa chia sẻ với Dân trí về kế hoạch xã hội hóa đầu tư vào Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia
Trong thời gian tới nếu tập trung xây dựng Nhà thi đấu đa năng, Sân đua xe đạp lòng chảo, Khách sạn thể thao 5 sao, Trung tâm đào tạo vận động viên golf quốc gia, và Trung tâm doping y học và thể thao thì Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia sẽ đáp ứng đồng bộ về cơ sở vật chất, cộng vào đó với một hạ tầng giao thông khá hiện đại thì nước ta hoàn toàn có thể đáp ứng đăng cai các sự kiện thể thao lớn trong khu vực, Châu lục và thế giới.
Vậy bài toán hiện nay là lấy tiền đâu để đầu tư một loạt các công trình thể thao trong điều kiện Nhà nước không có kinh phí đầu tư? Vậy ông có suy nghĩ gì về vấn đề này hay nói cách khác giải pháp của ông là gì?
Đúng là như vậy, ngay trong thời điểm này mà Nhà nước phải đầu tư nhiều ngàn tỷ đồng để xây dựng các công trình thể thao là điều không tưởng. Đối với các nước cũng vậy Nhà nước chỉ tập chung từ 2 đến 3 công trình cơ bản là Sân vận động, Khu thể thao dưới nước và Khu thể thao trong nhà còn các công trình thể thao khác thì họ vận dụng bằng các cơ chế chính sách cho tư nhân vào đầu tư. Do vậy đối với Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia theo tôi nghĩ cần phải tập trung giải quyết hai vấn đề lớn:
Một là phải đẩy mạnh xã hội hóa để kêu gọi tổ chức cá nhân, trong nước, nước ngoài vào đầu tư các công trình thể thao và Nhà nước phải có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích các nhà đầu tư. Trong những ngày đầu năm, đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đoàn công tác đã chuyền đạt 5 ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 1 ý kiến Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh xã hội hóa, đầu tư xây dựng các công trình thể thao tại Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia, đây được xem là một chủ chương hoàn toàn đúng, trúng và phù hợp với nước ta hiện nay.
Hai là trước mắt phải tập trung, phải đẩy mạnh khai thác tạo nguồn thu tại Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia như phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, dịch vụ để lấy tiền đầu tư cho công tác duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thể thao hiện có sau 15 năm đi vào hoạt động rất nhiều các hạng mục của Sân vận động quốc gia, Cung Thể thao dưới nước đã bắt đầu xuống cấp, cần sửa chữa và thay mới. Mỗi năm theo tính toán của chúng tôi kinh phí chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng phải cần từ 15-20 tỷ việt nam đồng nếu mà trông chờ vào ngân sách nhà nước thì rất khó khăn.
Được biết từ năm 2012 Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia được Nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và tổ chức bộ máy?Trong quá trình triển khai thực hiện ông thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?
Từ năm 2012 Chính phủ cho phép Khu Liên hợp thể thao Quốc gia thí điểm sử dụng cơ sở vật chất, quỹ đất để xã hội hóa tạo nguồn thu phục vụ cho sự phát triển của Khu Liên hợp thể thao Quốc gia.
Với quyết tâm lớn, năm 2016 chúng tôi đạt doanh thu 47 tỷ, nguồn thu trên đã đáp ứng được nhiệm vụ chi thường xuyên của đơn vị và đầu tư cho duy tu, bảo dưỡng hàng năm từ 10 đến 15 tỷ Việt Nam đồng.
Thưa ông, được biết hiện nay tại Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia có một số diện tích đất chờ dự án đơn vị đang cho thuê để làm dịch vụ? Trong thời gian tới đơn vị có kế hoạch thu hồi hay không? Và nếu thu hồi có ảnh hưởng đến nguồn thu của đơn vị không?
Năm 2021 Việt Nam là chủ nhà của Sea Games 31 Khu Liên hợp Thể thao Quốc gia có kế hoạch gì cho việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất?
Về sửa chữa và thay thế, Sân vận động Quốc gia phải thay mới một số hạng mục như lớp phủ sân điền kinh, bảng điện tử, hệ thống đèn chiếu sáng, chống sụt lún khán đài C,D và một số hạng mục khác trong Cung Thể thao dưới nước bằng nguồn ngân sách tập trung của Nhà nước.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!