Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Chuẩn bị chiếu 3 bộ phim: "Vài hình ảnh về giải phóng Sài Gòn", "Cánh đồng hoang", "Giải phóng Sài Gòn"

24/04/2025 | 16:21

Trong khuôn khổ chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp nối các buổi chiếu phim từ ngày 21/4, sáng 24/4, tại rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội), khán giả đã tiếp tục được thưởng thức tập 4 của hai bộ phim "Mùa xuân toàn thắng" và "Biệt động Sài Gòn".

Khép lại hai bộ phim kinh điển về Ngày Giải phóng miền Nam - Ảnh 1.

Phân cảnh trong phim "Mùa xuân toàn thắng" tập 4, khoảnh khắc xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập

Tập 4 của phim tài liệu Mùa xuân toàn thắng có tựa đề "Toàn thắng", được sản xuất năm 1999 với nội dung: Chiến dịch Hồ Chí Minh giành toàn thắng, giải phóng Sài Gòn, thống nhất cả nước. Đặc biệt tập phim chứa đựng khoảnh khắc đầy xúc động vào trưa ngày 30/4/1975, xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập, trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng nhất của ngày chiến thắng. Chiến thắng ấy là mốc son lịch sử rực rỡ nhất của đất nước trong thế kỷ XX đầy biến động. Hào quang chiến thắng tỏa sáng từ tư tưởng Hồ Chí Minh, từ trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khơi dậy sức sống vĩ đại của toàn dân tộc và mạnh mẽ vươn lên trong thời kỳ đổi mới.

Khép lại hai bộ phim kinh điển về Ngày Giải phóng miền Nam - Ảnh 2.

Các buổi chiếu phim khán giả đều đến xem kín rạp

Tập 4 của phim truyện Biệt động Sài Gòn có tựa đề "Trả lại tên cho em", được sản xuất năm 1985 bởi Xưởng phim truyện Việt Nam. Trong tập này, vì nhiệm vụ lâu dài, Tư Trung không được lộ diện nên Huyền Trang thay anh chỉ huy trận đánh. Chị đã hy sinh khi chỉ huy biệt động đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Để tránh sự nghi ngờ của địch, Ngọc Mai "phải chết". Năm năm sau, khi trao đổi tù binh ở sân bay Tân Sơn Nhất, toàn bộ tướng lĩnh cao cấp của Sài Gòn nhận ra vị đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam chính là Tư Trung, đi cạnh là bà vợ Ngọc Mai "đã chết". Có lẽ thành công lớn nhất của phim Biệt động Sài Gòn không chỉ dừng lại ở những chiến công lẫy lừng của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, mà còn bắt được "nhịp cầu lòng dân" từ thời chiến sang thời bình.

Khép lại hai bộ phim kinh điển về Ngày Giải phóng miền Nam - Ảnh 3.

Cô Nguyễn Thị Ngọc, một khán giả tới xem phim

Cô Nguyễn Thị Ngọc (Cầu Giấy, Hà Nội), một khán giả có mặt sớm nhất tại rạp cho biết: "Tôi đã xem 2 bộ phim này từ rất lâu nhưng năm nào vào dịp lễ 30/4 cũng xem lại. Tôi hy vọng sẽ có nhiều buổi chiếu phim hơn nữa về đề tài chiến tranh cách mạng Việt Nam để thế hệ trẻ hiểu thêm về tinh thần chiến đấu kiên cường của cha ông ta, từ đó nhân lên niềm tự hào và tình yêu quê hương, đất nước, trân trọng hơn giá trị của hòa bình, độc lập dân tộc".

Khép lại 2 bộ phim kinh điển "Mùa xuân toàn thắng" và "Biệt động Sài Gòn", tiếp theo, khán giả sẽ đón xem 3 bộ phim: "Vài hình ảnh về giải phóng Sài Gòn"; "Cánh đồng hoang"; "Giải phóng Sài Gòn" vào hai ngày 25 và 26/4.

Thanh Thủy

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×