Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Khai quật khảo cổ tại di chỉ Rạch Núi thuộc tỉnh Long An

28/02/2012 | 07:22

(VP) - Bộ VHTTDL vừa cho phép Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Long An khai quật di chỉ Rạch Núi thuộc ấp Tây, xã Đông Thạnh, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Thời gian tiến hành khai quật từ ngày 01/03 đến 15/4/2012, với diện tích  100m2. Theo quyết định, trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép có trách nhiệm tuyên truyền cho nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương. Những hiện vật thu thập trong quá trình thăm dò, khai quật được giao cho Sở VHTTDL tỉnh Long An giữ gìn, bảo quản và sau khi kết thúc đợt khai quật chậm nhất 03 tháng Viện Phát triển bền vững Nam Bộ và Sở VHTTDL tỉnh Long An phải có báo cáo sơ bộ, sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL).  

Di tích khảo cổ học Rạch Núi là một gò đất rộng khoảng 1 hecta, đường kính trung bình khoảng 100m, cao hơn 6 mét so với mặt đất tự nhiên, xung quanh có rạch bao bọc. Trên mặt gò có nhiều cây cổ thụ, bao quanh gò là Rạch Núi - là một con rạch nhỏ nhánh của sông Cần Giuộc (sông Rạch Cát). Do địa thế cao giữa khu vực đồng bằng nên còn được gọi theo dân gian là gò Núi Đất (hay Thổ Sơn).  

Trước đó, năm 1978, Sở Văn Hóa - Thông Tin Long An đã phối hợp với Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh khai quật di tích Rạch Núi lần thứ nhất, kết quả thu được nhiều hiện vật có giá trị cho việc nghiên cứu đặc điểm-tính chất xã hội cổ trong vùng đất phía nam lưu vực sông Đồng Nai như: những công cụ bằng đá, bằng xương, các loại đồ dùng bằng đất nung, đồ gốm (có đến hàng vạn mảnh). Nhóm hiện vật đặc trưng nhất ở đây là bộ sưu tập công cụ có vai làm bằng yếm rùa lần đầu tiên được phát hiện ở nước ta.  

Cuộc khai quật di tích Rạch Núi lần thứ hai diễn từ tháng 01 đến 02/2003, do Bảo tàng Long An hợp tác với Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam thực hiện đã có thêm những phát hiện mới về di vật như rìu vai, vòng tay bằng yếm rùa, đồ trang sức bằng vỏ sò ốc; nhiều công cụ chế tác đá như hòn ghè, bàn mài, hàng vạn mảnh gốm cổ, trong đó có những mẫu gốm thể hiện mối quan hệ với gốm ở các di tích tiền sử thuộc khu vực đất xám trên phù sa cổ An Sơn, Lộc Giang (Đức Hoà).  

HCTC
(Nguồn Quyết định số 549/QĐ-BVHTTDL)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×