Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Khách quan, công tâm, tôn vinh đúng người, đúng tác phẩm

09/09/2011 | 10:49

Bộ VHTTDL đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về cơ cấu thành viên Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú. Khách quan, công tâm, nghiêm ngặt với mục đích tôn vinh đúng người, đúng tác phẩm, công việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT và Danh hiệu NSND, NSƯT năm 2011 đang dần về đích.


ông Nguyễn Hải Anh, Vụ trưởng Vụ TĐKT
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Trước sự quan tâm của dư luận đối với công việc được cho là phức tạp và nhạy cảm này, Trang tin điện tử xin giới thiệu bài trao đổi của Báo Văn hóa đối với ông Nguyễn Hải Anh, Vụ trưởng Vụ Thi đua - khen thưởng (Bộ VHTTDL) xung quanh những vấn đề dư luận đang quan tâm.

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và Danh hiệu NSND, NSƯT là những giải thưởng và danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước ghi nhận và tôn vinh những tác phẩm VHNT đặc biệt xuất sắc; những nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà. Vì thế, dư luận đặc biệt quan tâm đến quy trình xét tặng với mong muốn, tác phẩm và nghệ sĩ được tôn vinh phải thật sự xứng đáng. Xin ông cho biết, quy trình xét tặng năm 2011 được thực hiện như thế nào?

- Ông Nguyễn Hải Anh: Thực hiện quy định về xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật, danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú tại Luật Thi đua-Khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 03/2010/ TT-BVHTTDL ngày 27.5.2010 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và Thông tư số 06/2010/ TT-BVHTTDL ngày 16/7/2010 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú.

Trên cơ sở Thông tư số 03 và Thông tư số 06 nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 3423/BVHTTDL-TĐKT và Công văn số 3424/ BVHTTDL-TĐKT ngày 27/9/2010 hướng dẫn triển khai công tác xét tặng Giải thưởng và Danh hiệu đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội VHNT chuyên ngành Trung ương, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở VHTTDL trong cả nước, các đơn vị thuộc Bộ.

Theo đó, việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước được thực hiện qua 3 cấp Hội đồng: cấp cơ sở; cấp Bộ/ ngành/tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và cấp Nhà nước trước khi trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Hội đồng cấp cơ sở là Hội đồng do Chủ tịch Hội Văn học, Nghệ thuật tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Chủ tịch Hội Văn học, Nghệ thuật Trung ương quyết định thành lập. Hội đồng cấp Bộ/ngành/tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định thành lập hoặc Chủ tịch UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Hội đồng cấp Nhà nước. Tác giả, đồng tác giả hoặc người đại diện hợp pháp của tác giả, đồng tác giả phải gửi hồ sơ đăng ký tác phẩm đề nghị xét Giải thưởng (theo mẫu quy định tại Thông tư số 03/2010/ TT-BVHTTDL) gửi về hội đồng cấp cơ sở, cụ thể là gửi về Hội văn học, nghệ thuật tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có hộ khẩu thường trú của tác giả, đồng tác giả, người đại diện hợp pháp của tác giả, đồng tác giả hoặc gửi về Hội Văn học, nghệ thuật Trung ương.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với các tác phẩm:
Đường dài và những đốm lửa; Tiếng bom và tiếng chuông chùa; Vừa làm vừa nghĩ


Việc xét phong tặng Danh hiệu NSND, NSƯT cũng được thực hiện qua 3 cấp Hội đồng: Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp Bộ/ngành/ tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng cấp Nhà nước. Hội đồng cấp cơ sở là Hội đồng được thành lập tại đơn vị hoạt động nghệ thuật cơ sở.

Đơn vị cơ sở có trách nhiệm giới thiệu, tôn vinh; hướng dẫn nghệ sĩ làm hồ sơ, kê khai thành tích và các thủ tục theo quy định và đề nghị Hội đồng cấp cơ sở xét, trình hội đồng cấp trên xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho nghệ sĩ đã và đang công tác tại đơn vị hoặc đang sinh hoạt nghệ thuật tại Hội chuyên ngành của mình.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Hội Văn học, nghệ thuật địa phương giới thiệu, tôn vinh và hướng dẫn hồ sơ cho đối tượng là nghệ sĩ tự do có hộ khẩu cư trú tại địa phương.

Người được đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT có trách nhiệm lập hồ sơ, kê khai thành tích của mình theo mẫu quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BVHTTDL, gửi về hội đồng cấp cơ sở. Hội đồng cấp cơ sở nhận hồ sơ, tổ chức việc xét chọn nghệ sĩ đủ điều kiện, đạt tiêu chuẩn trình Hội đồng cấp Bộ/ ngành/tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội đồng cấp Bộ/ngành/tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương nhận kết quả xét chọn do Hội đồng cấp cơ sở trình, tổ chức việc xét chọn tác phẩm, nghệ sĩ đủ điều kiện, đạt tiêu chuẩn trình Hội đồng cấp Nhà nước. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm nhận hồ sơ kết quả xét duyệt từ các Hội đồng cấp Bộ/ngành/ tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; thành lập các Hội đồng chuyên ngành để tư vấn, đánh giá về mặt chuyên môn các lĩnh vực nghệ thuật trước khi trình lên Hội đồng cấp Nhà nước.

Hội đồng cấp Nhà nước tổ chức xét và trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước ra quyết định phong tặng. Hội đồng các cấp làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai, quyết định theo đa số và bỏ phiếu kín. Hội đồng cấp trên chỉ xem xét các trường hợp đã được Hội đồng cấp dưới đề nghị.

Đơn vị cơ sở có trách nhiệm giới thiệu, tôn vinh và đề nghị Hội đồng cấp cơ sở xét, trình cấp có thẩm quyền phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho nghệ sĩ đã và đang công tác tại đơn vị hoặc đang sinh hoạt nghệ thuật tại Hội chuyên ngành của mình; hướng dẫn nghệ sĩ làm hồ sơ, kê khai thành tích và các thủ tục theo quy định. (Thông tư 06/2010/TT - BVHTTDL)


So với các năm trước, quy định xét tặng năm 2011 có những điểm nào đổi mới và những điểm mới này đã giải quyết được những tồn tại, bất cập nào so với trước đây?


- Thông tư số 03/2010/TT-BVHTTDL ngày 27/5/2010 được xây dựng trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BVHTT và Quyết định số 165/2005/QĐ-TTg ngày 04/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy định tạm thời về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2005”.

Thông tư số 06/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/7/2010 được xây dựng trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 24/2007/ TT-BVHTT và Quyết định số 166/2005/QĐ-TTg ngày 06/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy định tạm thời về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét tặng Danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú năm 2005”.

Điểm mới của Thông tư số 03/2010/TT-BVHTTDL so với trước đây là các tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình khi đăng ký xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật không bắt buộc phải là các tác phẩm đã được tặng giải Vàng, giải Bạc, giải A, giải B hoặc giải Nhất, giải Nhì tại các Liên hoan, Triển lãm về văn học, nghệ thuật quốc gia hoặc quốc tế hoặc của các Hội VHNT Trung ương. Nếu tác phẩm có giải thưởng thì sẽ được cộng thêm điểm khi xem xét, đánh giá tác phẩm, cụm tác phẩm.


PGS-TS, NSND Lê Ngọc Canh được đề nghị xét tặngGiải thưởng Hồ Chí Minh
lĩnh vực Múa với tác phẩm Nghệ thuật Múa thế giới (công trình nghiên cứu)


Điểm mới của Thông tư số 06/2010/TT-BVHTTDL so với Thông tư số 24/2007/TT-BVHTT ngày 27/7/2007 đó là bổ sung quy định cụ thể về đối tượng nghệ sĩ tự do; chính thức có quy định về đối tượng xét đặc cách (Điều 7); bỏ quy định về việc nghệ sĩ phải đạt danh hiệu Lao động tiên tiến 5 năm liền kề với năm xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT; giảm số Hội đồng các cấp từ 5 xuống còn 3 cấp; thay quy định “được tặng ít nhất 03 giải chính thức (loại Vàng) trở lên, trong đó có 1 giải Vàng của 2 năm liền kề với năm xét tặng… tính từ sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ (đối với các trường hợp đề nghị xét tặng NSND) thành quy định “có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia hoặc quốc tế, tính từ thời điểm sau khi được phong tặng NSƯT”; và thay quy định “Được tặng ít nhất 4 giải thưởng chính thức (loại Vàng hoặc Bạc) trở lên trong đó có 1 giải thưởng của 2 năm liền kề với năm xét tặng” thành quy định “có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia hoặc quốc tế” (đối với các trường hợp đề nghị xét tặng NSƯT).

Do đặc trưng của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, do các cuộc thi, các cuộc liên hoan nghệ thuật có quy mô và tiêu chí khác nhau nên về nghệ thuật điện ảnh, lấy giải Bông sen Vàng của Liên hoan phim quốc gia làm chuẩn, về nghệ thuật biểu diễn, lấy Huy chương Vàng của Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc làm chuẩn. Các giải thưởng trong nước và quốc tế khác được áp dụng quy đổi dựa theo tiêu chí nghệ thuật, theo quy mô, tầm cỡ của Liên hoan phim quốc gia hoặc của Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc.

Bên cạnh đó, một trong những thay đổi căn bản trong Thông tư số 06/2010/TT-BVHTTDL đó là quy định Các đơn vị nghệ thuật cơ sởcó trách nhiệm giới thiệu, tôn vinh và đề nghị lên Hội đồng cấp cơ sởxét, trình cấp có thẩm quyền phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho nghệ sĩ đã và đang công tác tại đơn vị hoặc đang sinh hoạt nghệ thuật tại Hội chuyên ngành của mình; hướng dẫn nghệ sĩ làm hồ sơ, kê khai thành tích và các thủ tục theo quy định.


Nhà văn Ma Văn Kháng với các tác phẩm: Truyện ngắn chọn lọc; Mưa mùa hạ;
Côi cút giữa cảnh đời; Gặp gỡ ở La Pan Tẩn được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh


Thời gian qua, khi đề cập đến việc xét tặng Giải thưởng HCM, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu NSND, NSƯT, do không nắm rõ Thông tư 03 và 06, nhiều người đã cho rằng muốn được xét tặng Giải thưởng và Danh hiệu, các tác giả, nghệ sĩ phải viết đơn và đó là một dạng “xin”- “cho” khiến nhiều người e ngại. Cũng chính vì hiểu chưa đúng như vậy nên có nhiều ý kiến nêu “giải pháp” để các cấp Hội văn học nghệ thuật có thể đứng ra đề cử các nghệ sĩ xứng đáng được trao tặng Giải thưởng thay vì tự thân các nghệ sĩ đứng ra viết đơn xin được trao giải như hiện nay? Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Trong Thông tư số 03/2010/TT-BVHTTDL cũng như Thông tư số 06/2010/TT-BVHTTDL không có quy định nào về việc nghệ sĩ phải viết đơn. Thông tư 06/2010/TT-BVHTTDL quy định rõ “Đơn vị cơ sở có trách nhiệm giới thiệu, tôn vinh và đề nghị Hội đồng cấp cơ sở xét, trình cấp có thẩm quyền phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT cho nghệ sĩ đã và đang công tác tại đơn vị hoặc đang sinh hoạt nghệ thuật tại Hội chuyên ngành của mình; hướng dẫn nghệ sĩ làm hồ sơ, kê khai thành tích và các thủ tục theo quy định”.

Tại một văn bản khác của Bộ gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các Hội VHNT Trung ương và địa phương, các Sở VHTTDL trong cả nước, các đơn vị thuộc Bộ cũng nêu rõ “các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp (công lập, ngoài công lập), các Hội chuyên ngành nghệ thuật giới thiệu, bầu chọn, tôn vinh nghệ sĩ có đủ phẩm chất và tài năng quy định tại điều 4, điều 5 Thông tư để đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT; hướng dẫn các nghệ sĩ làm hồ sơ, thủ tục theo quy định của Thông tư số 06/2010/TT-BVHTTDL”.

Như vậy, sau khi được các đơn vị nghệ thuật cơ sở giới thiệu lên Hội đồng cấp cơ sở, các nghệ sĩ được giới thiệu sẽ hoàn tất hồ sơ cá nhân của mình (theo mẫu). Đây là quy định hoàn toàn hợp hiến, là quyền lợi và trách nhiệm của các nghệ sĩ trong lập hồ sơ cá nhân, kê khai thành tích, quá trình công tác, phấn đấu của bản thân, các giải thưởng, các hình thức khen thưởng mà nghệ sĩ đã đạt được trong quá trình công tác...

Đây là những thông tin quan trọng, là một trong những cơ sở để hội đồng các cấp xem xét đề nghị phong tặng danh hiệu.

Đối với việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về VHNT, Bộ đã có công văn đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội VHNT Trung ương và địa phương, SởVHTTDL tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ triển khai Thông tư số 03/2010/TT-BVHTTDL đến các tác giả để nghiên cứu, nắm vững đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình xét chọn; hướng dẫn tác giả tự chọn và đăng ký tên tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình tiêu biểu của mình để đề nghị xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật.

 Nhà biên kịch điện ảnh Hoàng Tích Chỉ và áp phích giới thiệu phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
mà ông là tác giả biên kịch thứ nhất. Ông được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Việc tác giả có Bản đăng ký tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (mẫu M 1a) hoặc Giải thưởng Nhà nước (Mẫu M 1b) là quyền lợi và trách nhiệm của tác giả trong đăng ký tác phẩm, là cơ sởpháp lý và minh chứng về tác phẩm và các giải thưởng liên quan phục vụ cho công tác xét tặng.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, một tác giả có thể sáng tác hoặc đồng sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng đạt các tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước.

Vì vậy, tác giả/đồng tác giả là người/những người duy nhất có toàn quyền quyết định sẽđề nghị tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình nào để xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc Giải thưởng Nhà nước.


Việc tác giả có Bản đăng ký tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (mẫu M 1a) hoặc Giải thưởng Nhà nước (Mẫu M 1b) là quyền lợi và trách nhiệm của tác giả trong đăng ký tác phẩm, là cơ sở pháp lý và minh chứng về tác phẩm và các giải thưởng liên quan phục vụ cho công tác xét tặng.

... Tác giả/đồng tác giả là người/những người duy nhất có toàn quyền quyết định sẽ đề nghị tác phẩm, cụm tác phẩm; công trình, cụm công trình nào để xét tặng.



Áp phích giới thiệu vở Hồn Trương Ba da hàng thịt.
Đạo diễn, NSND Nguyễn Đình Nghi - tác giả được đề nghị xét tặng giải thưởng HCM


Được biết, việc thẩm định hồ sơ của Hội đồng cấp Bộ lần này được thực hiện theo những nguyên tắc khá nghiêm ngặt?


- Đúng. Công tác thẩm định, xử lý hồ sơ được tiến hành qua 6 bước, gồm: (1) tiếp nhận hồ sơ từ các hội đồng cơ sở, kiểm tra các văn bản theo mẫu quy định; (2) phân loại hồ sơ, lập danh sách tác giả, tác phẩm, danh sách nghệ sĩ đề nghị xét danh hiệu, đưa vào các chuyên ngành cho phù hợp; (3) đọc, thẩm định và tóm tắt hồ sơ theo mẫu; dự thảo bản Báo cáo tình hình tiếp nhận, xử lý hồ sơ; (4) kiểm tra chéo bản tóm tắt hồ sơ; dự thảo báo cáo tình hình tiếp nhận, xử lý hồ sơ; (5) kiểm tra, chỉnh sửa bản tóm tắt hồ sơ, bản báo cáo tình hình tiếp nhận, xử lý hồ sơ; (6) kiểm tra, duyệt lần cuối bản tóm tắt hồ sơ và bản Báo cáo tình hình tiếp nhận, xử lý hồ sơ để trình bày tại Hội đồng.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ, một số vấn đề mang tính nguyên tắc được tuân thủ nghiêm ngặt, như: không trình ra Hội đồng những hồ sơ không đủ số phiếu của Hội đồng cấp cơ sở; không đủ thời gian hoạt động nghệ thuật; không đủ thời gian kể từ khi được phong tặng NSƯT; không đủ thời gian công bố (đối với các tác phẩm); hồ sơ không đủ thủ tục, không đúng quy trình, không đúng chức danh quy định trong xét tặng danh hiệu nghệ sĩ…

Trong quá trình thẩm định, kiểm tra, các bộ phận phối hợp chặt chẽ, kịp thời trao đổi làm rõ và thống nhất những vấn đề phát sinh; làm việc với các Hội đồng cơ sởđể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định và thống nhất giữa các văn bản trong hồ sơ của các hội đồng.



Chương trình giới thiệu vở Khúc thứ ba bi tráng.
Đạo diễn, NSND Dương Ngọc Đức-tác giả được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh


Xin cảm ơn ông!

(Theo Báo Văn hóa)

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×