Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

K-pop và J-pop gắn kết nhịp cầu văn hóa

21/01/2019 | 10:27

Năm 2018, đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 nền âm nhạc hàng đầu châu Á là K-pop của Hàn Quốc và J-pop của Nhật Bản. Điều đó cũng chứng tỏ đây là 1 năm đặc biệt "ấm áp" cho mối quan hệ giữa hai quốc gia về văn hóa, trong đó có âm nhạc là nổi bật, sau nhiều thập niên vết thương chiến tranh chưa lành hẳn.

Lễ hội âm nhạc FNS cuối năm 2018 trên truyền hình Fuji TV (Nhật Bản) đã nhắc nhở rằng, nhạc pop có thể giúp tạo cầu nối giữa 2 nước.

Chương trình dành nhiều thời gian giới thiệu ban nhạc nữ Izone, gồm 12 thành viên với 9 ca sĩ Hàn Quốc thuộc nhóm Produce 101 và 3 ca sĩ Nhật Bản thuộc nhóm AKB 48.

Sự pha trộn này đã tạo ra một số tranh cãi ở cả hai quốc gia, nhưng thu về doanh số kỷ lục bán vé và album ở Hàn Quốc, cũng như sự quan tâm mạnh mẽ khi vừa ra mắt tại Nhật Bản.

K-pop và J-pop gắn kết nhịp cầu văn hóa - Ảnh 1.

Ban nhạc Izone kết hợp K-pop và J-pop

Izone xuất hiện trong một cuộc thi tài năng được phát sóng ở Hàn Quốc vào mùa hè năm 2018. Khởi đầu của Izone gặp nhiều khó khăn, nhất là ở Hàn Quốc, vì một số người dân nơi đây vẫn chưa quên hậu quả cuộc chiến Nhật Bản gây ra tại Hàn Quốc thời kỳ Thế chiến II.

Nhưng đến ngày 29-10-2018, Izone đã phát hành album đầu tay tại Hàn Quốc, lập kỷ lục về số lượng mua nhiều nhất trong 24 giờ. Video bài hát La Vie en Rose của Izone với hơn 54 triệu lượt xem trên YouTube (tính đến ngày 17-1-2019). Và bây giờ, ánh đèn sân khấu chuyển sang Nhật Bản, với hiệu suất từ truyền hình Fuji.

Dấu hiệu cho thấy, Izone đang giành được sự yêu thích không thua gì tại Hàn Quốc với vị trí đứng đầu bảng xếp hạng Oricon của Nhật Bản trong tuần ra mắt. Ngoài các thần tượng J-pop xuất phát từ nhóm AKB48, giới trẻ Nhật Bản cũng bị lôi cuốn từ các danh ca của K-pop.

K-pop và J-pop nhìn chung có sự ảnh hưởng lẫn nhau từ lâu. Ngành công nghiệp âm nhạc nổi tiếng Nhật Bản đã phát triển mạnh vào những năm 1990 và ảnh hưởng đến các quốc gia trên khắp châu Á, bao gồm cả Hàn Quốc.

Lee Soo-man, người sáng lập SM Entertainment, là một trong những nhạc sĩ châu Á được truyền cảm hứng từ việc đào tạo các ngôi sao vừa chớm nở ở Nhật Bản vào thời điểm đó và anh ấy đã áp dụng hệ thống này vào ngành giải trí ở Hàn Quốc.

Ở giai đoạn đó, không có hệ thống nào được áp dụng trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc về mặt tìm kiếm và đào tạo các nghệ sĩ trẻ tiềm năng. Lee được truyền cảm hứng từ công ty tìm kiếm tài năng Nhật Bản là Johnny & Associates, (thành lập vào năm 1962), bằng cách thành lập phiên bản tiếng Hàn của riêng mình mang tên SM Entertainment vào năm 1995.

Sau khi gia nhập công ty, các ca sĩ trải qua nhiều năm đào tạo - bao gồm hướng dẫn kỹ lưỡng về giọng hát và kỹ năng thể hiện - trước khi ra mắt chuyên nghiệp. Nhóm nhạc K-pop đầu tiên được SM Entertainment ra mắt là nhóm nhạc nam H.O.T vào năm 1996.

SM Entertainment sau đó đã tạo ra các ban nhạc S.E.S., BoA, TVXQ, Super Junior và Girls… Ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đã nhanh chóng phát hiện ra tiềm năng của mình, vì vậy nhiều ban nhạc được hình thành và trở nên nổi tiếng tạo nên làn sóng K-pop ngày nay.

Giờ đây, sau hơn 20 năm Lee phát động cuộc cách mạng K-pop, nền âm nhạc Hàn Quốc này bắt đầu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp giải trí Nhật Bản.

Một số chuyên gia phụ trách vũ đạo của các nhóm nhạc K-pop đang được các cơ quan Nhật Bản thuê để dạy và cải thiện kỹ năng nhảy của các ca sĩ của họ.

Vào thời điểm các ngôi sao K-pop đang được công nhận rộng rãi khắp châu Á, một số ngôi sao J-pop đang gặp khó khăn muốn tìm những cách mới để có danh tiếng hơn ở trong và ngoài nước. Và AKB48 đã chọn cách kết hợp với ban nhạc Produce 101.


Theo sggp.org.vn

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×