Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Indonesia thăng hạng trên bảng Chỉ số Phát triển du lịch và Lữ hành

10/09/2022 | 21:58

Lần đầu tiên Indonesia vượt qua Thái Lan và Malaysia về chỉ số xếp hạng du lịch nhờ nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp không khói sau thời kỳ đỉnh dịch.

Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư của Indonesia Luhut Pandjaitan mới đây cho biết, Indonesia vừa vươn lên vị trí thứ 32 trong bảng xếp hạng Chỉ số Phát triển du lịch và lữ hành mới nhất với số điểm 4,4. Trước đó, nước này xếp ở vị trí thứ 44, với số điểm 4,2.

Theo ông Luhut, đây là lần đầu tiên Indonesia vượt qua Thái Lan và Malaysia về chỉ số xếp hạng du lịch nhờ nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp không khói sau thời kỳ đỉnh dịch. Thành tựu này khiến Tổng thống Indonesia Joko Widodo hướng sự quan tâm hơn nữa đến việc phát triển 5 điểm du lịch siêu ưu tiên ở Labuan Bajo và Đông Nusa Tenggara như một phần của các chương trình chiến lược quốc gia.

Trước đó, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno thông báo về việc giảm giá vé máy bay nội địa như một phần của kế hoạch tiếp thêm sức mạnh cho ngành du lịch. Quyết định này được đưa ra trong thời gian khá ngắn, với sự hỗ trợ của các hãng hàng không như Garuda Indonesia, Citilink và Lion Group. AirAsia và một số hãng hàng không quốc tế khác cũng nỗ lực nhằm cắt giảm giá vé máy bay, nhất là trong mùa cao điểm cuối năm.

Bộ trưởng Uno kêu gọi các hãng hàng không bổ sung các đường bay mới, đồng thời cho rằng việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian dài có khả năng làm giảm lượng khách du lịch đến Indonesia. Giá nhiên liệu hàng không sẽ được Indonesia giữ nguyên để hỗ trợ các hãng bay duy trì mức giá rẻ cho du khách.

Indonesia thăng hạng trên bảng Chỉ số Phát triển du lịch và Lữ hành  - Ảnh 1.

Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia Sandiaga Uno thông báo về việc giảm giá vé máy bay nội địa như một phần của kế hoạch tiếp thêm sức mạnh cho ngành du lịch.

Mới đây, nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và nâng cao giá trị xuất khẩu các gia vị truyền thống, Indonesia đã giới thiệu các món ăn truyền thống tới du khách quốc tế ngay tại cửa khẩu hàng không ở đảo du lịch Bali.

Tại khu ẩm thực ở ga đi của sân bay quốc tế I Gusti Ngurah Rai ở Bali, Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia phối hợp với chính quyền địa phương, 5 món ngon đặc trưng của Indonesia được các công ty du lịch quảng bá, bao gồm: gà xiên nướng (satay gà); thịt bò vị cay (rendang); cơm chiên (nasi goreng); canh gà (soto) và sa-lát trộn nước sốt đậu phộng (gado-gado). Khi mua mỗi món ăn, du khách được tặng thêm một gói các gia vị khác nhau của Indonesia.

Đây là một phần trong chương trình “Thêm gia vị cho thế giới” (Indonesia Spice Up the World) của Indonesia nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực và nâng cao giá trị xuất khẩu các loại gia vị nổi tiếng lên 2 tỷ USD. Bà Rizki Handayani, Phó Ban tổ chức các hoạt động và sản phẩm du lịch thuộc Bộ Du lịch và Kinh tế Sáng tạo Indonesia cho rằng, hoạt động này sẽ giúp các du khách có thêm trải nghiệm tuyệt vời trước khi rời Indonesia, đồng thời trở thành “cầu nối”, đưa ẩm thực Indonesia trở thành điểm sáng trên bản đồ ẩm thực toàn cầu.

Indonesia thăng hạng trên bảng Chỉ số Phát triển du lịch và Lữ hành  - Ảnh 2.

Indonesia chú trọng thúc đẩy hoạt động du lịch tại một số hòn đảo, trong đó có Raja Ampat, nơi được mệnh danh là "Thiên đường cuối cùng trên Trái đất".

Bên cạnh đó, Indonesia cũng chú trọng thúc đẩy hoạt động du lịch tại một số hòn đảo, trong đó có Raja Ampat, nơi được mệnh danh là "Thiên đường cuối cùng trên Trái đất". Hiện, Raja Ampat là nơi sinh sống của 1.600 loài cá với khoảng 75% loài san hô trên thế giới được tìm thấy ở đây.

"Có những khu vực đẹp vô tận và hàng trăm khu vườn san hô đẹp tuyệt vời", người sáng lập công ty chuyên về lặn biển Papua Diving Max Ammer nói.

Được biết, ông Ammer đang sở hữu khu nghỉ dưỡng lặn Kri Eco Dive Resort từ năm 1994 nhằm mục đích đào tạo thợ lặn địa phương và đưa mọi người bước vào "thế giới thủy sinh hoang sơ". Khu nghỉ mát tại Vịnh Sordio và 2 khách sạn hoạt động dưới sự điều hành của công ty chuyên về lặn biển Papua Diving cũng do ông Ammer quản lý.

"Cách đây khoảng 20 năm, Raja Ampat gần như bị phá hủy bởi tình trạng đánh bắt không bền vững. Chúng tôi đã hợp tác với các bên liên quan khác nhau để xoay chuyển tình thế này", ông Meizani Irmadhiany, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch điều hành của Konservasi Indonesia nói.

Theo: Jakarta Post 

Bên dưới lớp cát dày của sa mạc Sahara ở Châu Phi có gì?

Vũ Anh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×