Họp báo thường kỳ hoạt động VHTTDL Quý III/2014
26/08/2014 | 18:00Sáng 26/8, Bộ VHTTDL đã tổ chức họp báo thường kỳ hoạt động VHTTDL Quý III/2014. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn và Chánh Văn phòng - Người phát ngôn Bộ VHTTDL - Phan Đình Tân đã chủ trì Họp báo.
Theo báo cáo tại buổi họp báo, trong 8 tháng đầu năm, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật đã có sự chuyển biến tích cực; nhiều hoạt động được tổ chức trang trọng, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn, tiết kiệm. Các đơn vị nghệ thuật của Trung ương và địa phương tổ chức các đoàn xung kích đi biểu diễn phục vụ cán bộ, chiến sỹ ở quần đảo Trường Sa, đồn biên phòng thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc, Đông Bắc của Tổ quốc.
Nhiều sự kiện văn hóa-du lịch được tổ chức thành công, tạo được tiếng vang cả trong và ngoài nước, góp phẩn nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, thu hút khách du lịch tới Việt Nam: Các hoạt động khai mạc Năm chéo Việt Nam tại Pháp; Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga; các hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc-Vesak 2014; Festival Huế 2014...
Các di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục được vinh danh trên thế giới, với việc Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản văn hóa-thiên nhiên thế giới; Châu bản Triều Nguyễn được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được Ban Chỉ đạo các cấp quan tâm, chỉ đạo và có tác động tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội căn bản đạt yêu cầu đề ra, ý thức thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội của người dân có chuyển biến tích cực. Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh/huyện, các đội tuyên truyên lưu động chủ động, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính trị về biên giới và Biển đảo Việt Nam.
Tập trung thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, Quyết định số 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Triển khai phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số (05 lễ hội) có số dân dưới 5 nghìn người tại Tuyên Quang; Lai Châu; Nghệ An và Kon Tum.
Toàn cảnh buổi họp báo
Về Thể dục thể thao, công tác quản lý nhà nước tiếp tục được đẩy mạnh. Thể dục, thể thao quần chúng được tổ chức đa dạng, với nhiều nội dung hoạt động sôi nổi, thiết thực. Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII được triển khai tích cực. Đã có 58/63 tỉnh/thành tổ chức Đại hội, đạt 92,1%; 719/724 huyện tổ chức Đại hội, đạt 99%; 10868/11095 xã tổ chức Đại hội đạt 98%. Tích cực chuẩn bị tổ chức Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 (ABG5) và Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014.
Phối hợp tổ chức 15 giải thể thao quốc gia và cử 5 lượt đội tuyển tập huấn nước ngoài, các đội tuyển tham dự 14 giải quổc tế giành được 41HCV, 16HCB, 22HCĐ.
Các đội tuyển tham dự giải thể thao quốc tế giành 120HCV, 78HCB, 88HCĐ (trong đó: 16HCV, 13HCB, 10HCĐ thế giới; 8HCV, 15HCB, 22HCĐ Châu Á; 83HCV, 41HCB, 43HCĐ Đông Nam Á; 10HCV, 9HCB, 13HCĐ các giải khác). Thành tích nổi bật: VĐV Hoàng Xuân Vinh giành HCV và phá kỷ lục thế giới nội dung l0m súng hơi tại Cup Bắn súng thế giới; VĐV Phan Thị Hà Thanh giành 1 HCV tại Cúp Thể dục dụng cụ tốp đầu thế giới, 2 HCV, 1HCĐ tại Cúp Thể dục dụng cụ thế giới; VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên giành 1 HCV Đại hội Ọlympic trẻ lần thứ 2, giành 9HCV (phá 7 kỷ lục) tại giải vô địch Bơi các lửa tuổi Đông Nam Á; VĐV Thạch Kim Tuấn giành 3 HCV tại giải Vô địch Cử tạ trẻ thế giới; VĐV Nguyễn Trần Anh Tuấn giảnh 1HCB môn Cử tạ tại Đại hội Olympic Trẻ lần thứ 2...
Về du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2014 đạt 618.588 lượt (tăng 9,5% so với tháng 7/2014 và giảm 8,6% so với tháng 8/2013). Tổng lượng khách quốc té đến Việt Nam 8 tháng đầu năm 2014 đạt 5.471.209 lượt (tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2013). Lượng khách du lịch nội địa trong 8 tháng đầu năm 2014 đạt 30,1 triệu lượt (tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013). Tổng thu từ khách du lịch đạt 159.770 tỷ đồng (tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2013).
Trước diễn biến phức tạp của tình hình do Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái pháp luật giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bộ đã có Công điện số 1538/CĐ-BVHTTDL gửi các tỉnh/thành, các đơn vị trực thuộc hướng dẫn thực hiện Công điện số 697/CĐ-TTg ngày 15/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh, trật tự, trong đó yêu cầu tập trung theo dõi sát tình hình, tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách, chỉ đạo và đảm bảo an ninh, tuyệt đối an toàn cho khách du lịch; đồng thời thành lập Tổ công tác thường trực để theo dõi sát tình hình, chi đạo xử lý kịp thời các diễn biến phức tạp và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Trước diễn biến của bệnh dịch Ebola, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch có Công văn số 800/TCDL-LH ngày 07/8/2014 gửi các Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp du lịch về việc phòng, chóng dịch Ebola, đảm bảo an toàn cho khách du lịch; chỉ đạo Tổng cục Du lịch có Công văn khẩn số 806/TCDL-LH ngày 09/8/2014 về việc triển khai các giái pháp phòng, chống dịch Ebola trong hoạt động du lịch, xác định khả năng lây lan dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại giữa các quốc gia, trực tiếp tác động đến hoạt động du lịch thế giới và ngành Du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Bộ đã có Công điện khẩn số 2682/CĐ-BVHTTDL gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chỉ đạo các Sở, ngành hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm dịch y tế; triển khai tích cực các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola trong ngành du lịch và tổ chức ngay Đoàn công tác của Bộ chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola theo khuyến cáo của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn và Chánh Văn phòng - người phát ngôn Bộ VHTTDL - Phan Đình Tân đã trả lời một cách thẳng thắn và cởi mở các câu hỏi thắc mắc của các phóng viên, nhà báo đặt ra đó là: Tình trạng sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa, khu di tích, đình, chùa, công sở cơ quan, đơn vị gây phản cảm về thẩm mỹ, văn hóa, tâm linh ở những nơi công cộng; Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất - năm 2015 cũng như chính sách hỗ trợ các nghệ nhân sau khi được phong tặng; Quy chế bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam; sự phối hợp giữa Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm và Cục Di sản văn hóa trong việc trùng tu các di tích trên địa bàn cả nước...
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết, vừa qua đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên dẫn đầu đã tiến hành khảo sát, kiểm tra tình hình sử dụng linh vật, vật phẩm không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam tại một số di tích trên địa bàn Hà Nội. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã ban hành công văn giới thiệu các mẫu tượng linh vật của Việt Nam, nhằm bước đầu giúp cho công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, xử lý cũng như hướng dẫn những nơi sản xuất, tiêu thụ để các Sở VHTTDL các tỉnh/thành; Thanh tra văn hóa nghiên cứu, tham khảo. Đây là việc làm rất đáng hoan nghênh, cho thấy sự phối hợp giữa các Cục, Vụ trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa.
Thứ trưởng mong muốn, với những kết quả mà Ngành VHTTDL đã đạt được trong Quý III năm 2014 và những hạn chế cần phải khắc phục, Ngành VHTTDL mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, chia sẻ, đề xuất đóng góp ý kiến của các phóng viên cơ quan báo chí cùng các Ban, Bộ, ngành liên quan để Ngành VHTTDL ngày càng phát triển mạnh mẽ.
CTTĐT
Nhiều sự kiện văn hóa-du lịch được tổ chức thành công, tạo được tiếng vang cả trong và ngoài nước, góp phẩn nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, thu hút khách du lịch tới Việt Nam: Các hoạt động khai mạc Năm chéo Việt Nam tại Pháp; Những ngày Văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga; các hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc-Vesak 2014; Festival Huế 2014...
Các di sản văn hóa Việt Nam tiếp tục được vinh danh trên thế giới, với việc Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản văn hóa-thiên nhiên thế giới; Châu bản Triều Nguyễn được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được Ban Chỉ đạo các cấp quan tâm, chỉ đạo và có tác động tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội căn bản đạt yêu cầu đề ra, ý thức thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội của người dân có chuyển biến tích cực. Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh/huyện, các đội tuyên truyên lưu động chủ động, tổ chức các hoạt động tuyên truyền chính trị về biên giới và Biển đảo Việt Nam.
Tập trung thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc, Quyết định số 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Triển khai phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số (05 lễ hội) có số dân dưới 5 nghìn người tại Tuyên Quang; Lai Châu; Nghệ An và Kon Tum.
Toàn cảnh buổi họp báo
Phối hợp tổ chức 15 giải thể thao quốc gia và cử 5 lượt đội tuyển tập huấn nước ngoài, các đội tuyển tham dự 14 giải quổc tế giành được 41HCV, 16HCB, 22HCĐ.
Các đội tuyển tham dự giải thể thao quốc tế giành 120HCV, 78HCB, 88HCĐ (trong đó: 16HCV, 13HCB, 10HCĐ thế giới; 8HCV, 15HCB, 22HCĐ Châu Á; 83HCV, 41HCB, 43HCĐ Đông Nam Á; 10HCV, 9HCB, 13HCĐ các giải khác). Thành tích nổi bật: VĐV Hoàng Xuân Vinh giành HCV và phá kỷ lục thế giới nội dung l0m súng hơi tại Cup Bắn súng thế giới; VĐV Phan Thị Hà Thanh giành 1 HCV tại Cúp Thể dục dụng cụ tốp đầu thế giới, 2 HCV, 1HCĐ tại Cúp Thể dục dụng cụ thế giới; VĐV Nguyễn Thị Ánh Viên giành 1 HCV Đại hội Ọlympic trẻ lần thứ 2, giành 9HCV (phá 7 kỷ lục) tại giải vô địch Bơi các lửa tuổi Đông Nam Á; VĐV Thạch Kim Tuấn giành 3 HCV tại giải Vô địch Cử tạ trẻ thế giới; VĐV Nguyễn Trần Anh Tuấn giảnh 1HCB môn Cử tạ tại Đại hội Olympic Trẻ lần thứ 2...
Về du lịch, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 8/2014 đạt 618.588 lượt (tăng 9,5% so với tháng 7/2014 và giảm 8,6% so với tháng 8/2013). Tổng lượng khách quốc té đến Việt Nam 8 tháng đầu năm 2014 đạt 5.471.209 lượt (tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2013). Lượng khách du lịch nội địa trong 8 tháng đầu năm 2014 đạt 30,1 triệu lượt (tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013). Tổng thu từ khách du lịch đạt 159.770 tỷ đồng (tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2013).
Trước diễn biến phức tạp của tình hình do Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái pháp luật giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bộ đã có Công điện số 1538/CĐ-BVHTTDL gửi các tỉnh/thành, các đơn vị trực thuộc hướng dẫn thực hiện Công điện số 697/CĐ-TTg ngày 15/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an ninh, trật tự, trong đó yêu cầu tập trung theo dõi sát tình hình, tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách, chỉ đạo và đảm bảo an ninh, tuyệt đối an toàn cho khách du lịch; đồng thời thành lập Tổ công tác thường trực để theo dõi sát tình hình, chi đạo xử lý kịp thời các diễn biến phức tạp và đề xuất các giải pháp khắc phục.
Trước diễn biến của bệnh dịch Ebola, Bộ VHTTDL đã chỉ đạo Tổng cục Du lịch có Công văn số 800/TCDL-LH ngày 07/8/2014 gửi các Sở VHTTDL, Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp du lịch về việc phòng, chóng dịch Ebola, đảm bảo an toàn cho khách du lịch; chỉ đạo Tổng cục Du lịch có Công văn khẩn số 806/TCDL-LH ngày 09/8/2014 về việc triển khai các giái pháp phòng, chống dịch Ebola trong hoạt động du lịch, xác định khả năng lây lan dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc đi lại giữa các quốc gia, trực tiếp tác động đến hoạt động du lịch thế giới và ngành Du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Bộ đã có Công điện khẩn số 2682/CĐ-BVHTTDL gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chỉ đạo các Sở, ngành hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm dịch y tế; triển khai tích cực các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ebola trong ngành du lịch và tổ chức ngay Đoàn công tác của Bộ chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Ebola theo khuyến cáo của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn và Chánh Văn phòng - người phát ngôn Bộ VHTTDL - Phan Đình Tân đã trả lời một cách thẳng thắn và cởi mở các câu hỏi thắc mắc của các phóng viên, nhà báo đặt ra đó là: Tình trạng sử dụng biểu tượng, vật phẩm, linh vật (sư tử bằng đá và một số vật phẩm khác) theo tạo hình, hình thức không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam ở cổng, cửa, khu di tích, đình, chùa, công sở cơ quan, đơn vị gây phản cảm về thẩm mỹ, văn hóa, tâm linh ở những nơi công cộng; Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất - năm 2015 cũng như chính sách hỗ trợ các nghệ nhân sau khi được phong tặng; Quy chế bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam; sự phối hợp giữa Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm và Cục Di sản văn hóa trong việc trùng tu các di tích trên địa bàn cả nước...
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho biết, vừa qua đoàn công tác của Bộ VHTTDL do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên dẫn đầu đã tiến hành khảo sát, kiểm tra tình hình sử dụng linh vật, vật phẩm không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam tại một số di tích trên địa bàn Hà Nội. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã ban hành công văn giới thiệu các mẫu tượng linh vật của Việt Nam, nhằm bước đầu giúp cho công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, xử lý cũng như hướng dẫn những nơi sản xuất, tiêu thụ để các Sở VHTTDL các tỉnh/thành; Thanh tra văn hóa nghiên cứu, tham khảo. Đây là việc làm rất đáng hoan nghênh, cho thấy sự phối hợp giữa các Cục, Vụ trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa.
Thứ trưởng mong muốn, với những kết quả mà Ngành VHTTDL đã đạt được trong Quý III năm 2014 và những hạn chế cần phải khắc phục, Ngành VHTTDL mong muốn nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm, chia sẻ, đề xuất đóng góp ý kiến của các phóng viên cơ quan báo chí cùng các Ban, Bộ, ngành liên quan để Ngành VHTTDL ngày càng phát triển mạnh mẽ.
CTTĐT