Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hội thảo "Công ước 1972 và phát triển bền vững: Gắn kết Công ước 1972 và chương trình con người”

12/09/2012 | 23:53

(VP) - Nằm trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm 40 năm Công ước UNESCO về Bảo vệ Di sản Văn hóa - Thiên nhiên Thế giới (1972-2012), ngày 11/9, tại khách sạn Hoàng Sơn Ninh Bình đã diễn ra Hội thảo với chủ đề "Công ước 1972 và phát triển bền vững: Gắn kết Công ước 1972 và chương trình con người và sinh quyển”. Hội thảo do UBND tỉnh Ninh Bình và tổ chức UNESCO phối hợp tổ chức.

Tham dự hội thảo có ông Kishore Rao, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO; ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; cùng các đại biểu quốc tế, Trung ương và các Ban Quản lý di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, công viên địa chất các tỉnh.

Với 15 tham luận của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn đến từ các quốc gia trong khu vực trình bày tại hội thảo đã tập trung vào một số vấn đề lớn: Công ước Di sản thế giới với phát triển bền vững và sự tham gia của cộng đồng; sự gắn kết Công ước 1972 với chương trình con người và sinh quyển; chia sẻ thực tế quản lý di sản: Những cơ hội và thách thức.

Đồng thời, tại hội thảo, các đại biểu, các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn thảo luận đã cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và những kết quả thực tiễn mà mỗi quốc gia trong khu vực đã đạt được thời gian qua, từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc hợp tác phát triển và khai thác tiềm năng, giá trị của các khu di sản, sinh quyển hay công viên địa chất trong thời gian tới.

Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu, các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và những kết quả thực tiễn mà mỗi quốc gia trong khu vực đã đạt được thời gian qua, từ đó đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc hợp tác phát triển và khai thác tiềm năng, giá trị của các khu di sản, sinh quyển hay công viên địa chất trong thời gian tới.


Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Phạm Cao Phong, Tổng thư ký Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nhấn mạnh, qua quá trình phát triển, Công ước Di sản thế giới (Công ước 1972) đã chứng tỏ là một trong những Công ước quốc tế có dấu ấn và tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lĩnh vực bảo tồn các di sản văn hoá thiên nhiên. 40 năm qua, Công ước đã và đang ngày càng phát triển, hoàn thiện và phản ánh nhu cầu to lớn của nhiều khu di sản khác nhau trong việc gắn kết công tác bảo tồn di sản văn hoá thiên nhiên với nhu cầu phát triển của cộng đồng dân cư liên quan. Năm 2012 là năm đánh dấu 25 năm Công ước được thực thi ở Việt Nam. Trong thời gian đó, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của nhân loại.

Theo ông Kishore Rao, Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO: một trong những thách thức lớn nhất của Công ước là việc giải quyết những vấn đề tiềm ẩn giữa nhu cầu bảo tồn di sản và nguyện vọng của các cộng đồng địa phương liên quan. Chính vì thế, các quốc gia thành viên Công ước đã lựa chọn chủ đề của lễ kỷ niệm 40 năm Công ước Di sản thế giới là "Di sản thế giới và phát triển bền vững: vai trò của cộng đồng địa phương", chú trọng tới việc bảo vệ, khai thác giá trị di sản phải gắn với lợi ích, vai trò của cộng đồng dân cư địa phương.

Thay mặt tỉnh Ninh Bình, ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, việc tổ chức Hội thảo tại Ninh Bình không chỉ là cơ hội quý cho Chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình nâng cao hiểu biết về giá trị, ý nghĩa của Công ước Di sản Thế giới, vai trò vị thế của Tổ chức UNESCO, mà còn là dịp tốt để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương và doanh nghiệp trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và thiên nhiên có tầm cỡ quốc gia và quốc tế của Ninh Bình.

Nhân dịp này, tổ chức UNESSCO trao hai bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là Cố đô Hoa Lư và Tràng An- Tam Cốc Bích Động thuộc quần thế danh thắng Tràng An.

HCTC

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×