Hội nghị - Hội thảo “Công đoàn phối hợp tham gia giám sát cơ quan và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”
19/10/2016 | 17:31Sáng 18/10, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Công đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị - Hội thảo “Công đoàn phối hợp tham gia giám sát cơ quan và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”.
Tham dự Hội nghị - Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Giang Tuệ Minh - Uỷ viên BCH Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn Viên chức Việt Nam; Đào Ngọc Thịnh - Chủ tịch Công đoàn Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Trần Thị Kim Anh - Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Chính sách, Pháp luật Công đoàn Viên chức Việt Nam; Nguyễn Thị Hà - Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn Bộ Nội vụ; Nguyễn Hữu Giới - Vụ trưởng - Chủ tịch Công đoàn Bộ VHTTDL cùng đại diện Công đoàn các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ.
Đồng chí Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Công đoàn Bộ VHTTDL phát biểu tại Hội nghị - Hội thảo.
Phát biểu đề dẫn Hội nghị - Hội thảo, đồng chí Nguyễn Hữu Giới cho biết: Những năm gần đây, nhằm nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn trong mọi hoạt động, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để chỉ đạo hoạt động Công đoàn Việt Nam: Nghị định 60/2013/NĐ-CP; Nghị định 200/2013/NĐ-CP; Nghị định 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh hai nội dung cần thiết, quan trọng trong bối cảnh đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế: Một là, quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; Hai là thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Đảng ủy Bộ VHTTDL và Công đoàn Viên chức Việt Nam, những năm qua cả hai vấn đề quan trọng nêu trên cũng đã được Công đoàn Bộ triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm, hiệu quả; đồng thời Công đoàn Bộ cũng có công văn chỉ đạo các công đoàn cơ sở trong hệ thống thực hiện triển khai đồng bộ.
Triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, việc tham gia phối hợp giám sát chính quyền và thực hiện quy chế dân chủ trong hệ thống công đoàn Bộ đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ, các đơn vị đã có sự sáng tạo, vận dụng nhiều biện pháp mới, phong phú về nội dung, hình thức, có sự lồng ghép các hoạt động tại cơ quan. Nhiều đơn vị đã thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong quản lý, phân bổ, sử dụng tài chính, tài sản công, đấu thầu dự án; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo; thi đua khen thưởng; nâng lương và các quyền lợi khác đối với người lao động, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”…
Với những lí do đó, Công đoàn Bộ tổ chức Hội nghị - Hội thảo “Công đoàn phối hợp tham gia giám sát cơ quan và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” nhằm nâng cao một bước nhận thức, lý luận và nhất là hành động thực tiễn cho các tổ chức và đoàn viên công đoàn Bộ và các công đoàn cơ sở về thực hiện và triển khai các Nghị định của Chính phủ, các văn bản của Bộ, ngành Trung ương.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Công đoàn Viên chức Việt Nam và 10 ý kiến phát biểu, tham luận của công đoàn cơ sở (công đoàn Cục Văn hóa cơ sở, Tổng cục Thể dục thể thao, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam, Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch…) với nhiều ý tưởng sâu sắc và khách quan, nhiều kinh nghiệm mang tính thực tiễn cao… Những vấn đề tuy không mới song luôn mang tính thời sự, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đang ra sức thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Mỗi ý kiến tham luận dù ở lĩnh vực nào cũng đều thống nhất cao, đó là làm thế nào để tổ chức thực hiện tốt hơn vai trò, chức trách của công đoàn ở cơ quan, đơn vị phù hợp, hiệu quả hơn, tránh hình thức chủ nghĩa và giáo điều…/.
Đồng chí Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Công đoàn Bộ VHTTDL phát biểu tại Hội nghị - Hội thảo.
Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Đảng ủy Bộ VHTTDL và Công đoàn Viên chức Việt Nam, những năm qua cả hai vấn đề quan trọng nêu trên cũng đã được Công đoàn Bộ triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, trách nhiệm, hiệu quả; đồng thời Công đoàn Bộ cũng có công văn chỉ đạo các công đoàn cơ sở trong hệ thống thực hiện triển khai đồng bộ.
Triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, việc tham gia phối hợp giám sát chính quyền và thực hiện quy chế dân chủ trong hệ thống công đoàn Bộ đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ, các đơn vị đã có sự sáng tạo, vận dụng nhiều biện pháp mới, phong phú về nội dung, hình thức, có sự lồng ghép các hoạt động tại cơ quan. Nhiều đơn vị đã thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong quản lý, phân bổ, sử dụng tài chính, tài sản công, đấu thầu dự án; quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo; thi đua khen thưởng; nâng lương và các quyền lợi khác đối với người lao động, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, đảm bảo “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”…
Quang cảnh Hội nghị - Hội thảo.
Tuy nhiên, ở một số công đoàn cơ sở, việc nhận thức và triển khai các Nghị quyết của Chính phủ về hai vấn đề trên và vận dụng vào cuộc sống còn có những hạn chế. Có đơn vị còn làm đại khái, chung chung; hoặc có những đoàn viên công đoàn nhận thức chưa sâu sắc và đầy đủ về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội, nhất là việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở…Với những lí do đó, Công đoàn Bộ tổ chức Hội nghị - Hội thảo “Công đoàn phối hợp tham gia giám sát cơ quan và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” nhằm nâng cao một bước nhận thức, lý luận và nhất là hành động thực tiễn cho các tổ chức và đoàn viên công đoàn Bộ và các công đoàn cơ sở về thực hiện và triển khai các Nghị định của Chính phủ, các văn bản của Bộ, ngành Trung ương.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo Công đoàn Viên chức Việt Nam và 10 ý kiến phát biểu, tham luận của công đoàn cơ sở (công đoàn Cục Văn hóa cơ sở, Tổng cục Thể dục thể thao, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam, Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch…) với nhiều ý tưởng sâu sắc và khách quan, nhiều kinh nghiệm mang tính thực tiễn cao… Những vấn đề tuy không mới song luôn mang tính thời sự, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi chúng ta đang ra sức thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Mỗi ý kiến tham luận dù ở lĩnh vực nào cũng đều thống nhất cao, đó là làm thế nào để tổ chức thực hiện tốt hơn vai trò, chức trách của công đoàn ở cơ quan, đơn vị phù hợp, hiệu quả hơn, tránh hình thức chủ nghĩa và giáo điều…/.
Nguyên Hà