Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Hành vi vi phạm nào trong lĩnh vực di sản văn hóa bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Tội danh cụ thể là gì?

03/12/2019 | 09:53

Điều 272 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 có quy định về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

1. Người nào vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Ngoài ra, Bộ luật Hình sự còn có quy định một số tội danh khác có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hóa. Cụ thể:

- Người nào có hành vi buôn bán trái phép qua biên giới vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất có thể là phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Người nào vận chuyển trái phép qua biên giới vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất có thể là phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×