Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Góc lạ đời của bóng đá Indonesia: Cầu thủ luôn phải sẵn nghề tay trái từ nuôi bò, họa sĩ, bartender và có cả làm quan chức

11/05/2020 | 17:15

Bóng đá Indonesia luôn đứng trước nguy cơ xảy ra xung đột với chính phủ. Đỉnh điểm vào năm 2015 khi giải VĐQG nước này dừng thi đấu và các cầu thủ buộc phải trang trải cuộc sống bằng nhiều nghề khác nhau.

Không dễ rơi vào tình cảnh bị thất nghiệp, lăn lộn kiếm sống bằng nghề khác như rất nhiều cầu thủ khắp nơi trên thế giới, cầu thủ Indonesia thích ứng rất nhanh với những khó khăn khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Vì năm 2015, sự xung đột giữa Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) với chính phủ khiến giải VĐQG không thể tổ chức, hầu hết các cầu thủ đều đã sẵn... kinh nghiệm ứng phó với cuộc sống không bóng đá.

Và cũng kể từ đó, họ luôn ý thức được việc phải thủ sẵn nghề tay trái, từ những công việc đơn giản như mở quầy bán đồ ăn đường phố, đi giao gas, xe ôm công nghệ... hay quy mô hơn với các quán cà phê, siêu thị mini, kinh doanh trực tuyến và thậm chí còn là trở thành một cán bộ, quan chức địa phương.

Góc lạ đời của bóng đá Indonesia: Cầu thủ luôn phải sẵn nghề tay trái từ nuôi bò, họa sĩ, bartender và có cả làm quan chức - Ảnh 1.

Cựu thủ môn Kadek Wardana có nghề tay trái là họa sĩ, bartender và sau đó còn kiêm luôn điều hành doanh nghiệp. Ảnh: Bali United FC

Cầu thủ Indonesia có nhiều nghề tay trái đến nỗi báo chí thể thao nước này còn bình luận vui: "Ít nhất là cầu thủ Indonesia bình tĩnh đối phó với tình hình tốt hơn nhiều nơi. Đôi lúc họ ra sân thi đấu với cái đầu nặng trĩu con số, làm sao để bán hết hàng".

Mục đích cao hơn của việc đối phó tình hình bất ngờ, bóng đá Indonesia cũng coi trọng việc các cầu thủ có sẵn nghề tay trái. Vì đó như lời gợi ý cho một số đội bóng lo liệu cho các cầu thủ một công việc ổn định và đóng góp cho xã hội sau khi chia tay nghiệp quần đùi áo số.

Như chuyện diễn ra tại Sở cứu hỏa quận Malang từ năm 2013, những người lính cứu hỏa hầu hết đều từng chơi bóng cho đội Persekam Metro. Từ năm 2011, đội Persip Pekalonga cũng đã áp dụng chính sách tương tự khi "tuyển quân" cho các công ty dịch vụ nhà nước và các trung tâm y tế, bệnh viện địa phương.

Bóng đá Indonesia có nhiều đội bóng tạo điều kiện cho các cầu thủ thử sức công việc của một nhân viên văn phòng tại các cơ quan địa phương. Một số trang tin tiết lộ, có vài cầu thủ hoàn thành công việc tay trái này tốt đến mức được trở thành quan chức ngay khi còn đang thi đấu.

Một trong những cầu thủ Indonesia có nhiều nghề tay trái mà lại còn lạ lùng, rất khác biệt với bóng đá là của thủ môn Kadek Wardana từng bắt cho Bali United.

Cựu thủ môn sinh năm 1981 có thân hình đồ sộ 1m81 này được biết đến như một họa sĩ nghiệp dư khi còn thi đấu. Vào các buổi tối ngày không có bóng đá vào hôm sau, dọc trên các bờ biển Bali, các đồng đội còn có thể bắt gặp Kadek trong vai trò của một bartender (pha chế đồ uống) chuyên nghiệp.

Chưa dừng lại đó, khi Kadek Wardana chính thức treo găng, các doanh nhân tại Bali còn đã gặp Kadek trong vai trò của nhà điều hành các biệt thự cho thuê.

Góc lạ đời của bóng đá Indonesia: Cầu thủ luôn phải sẵn nghề tay trái từ nuôi bò, họa sĩ, bartender và có cả làm quan chức - Ảnh 2.

Lính cứu hỏa, xe ôm công nghệ, nuôi bò và mở hàng ẩm thực đường phố, những nghề tay trái của các cầu thủ Indonesia. Ảnh: Bola

Nhiều cầu thủ Indonesia không tự ti hay mặc cảm, trái lại họ cảm thấy vui khi có một nghề tay trái. Như thủ môn Ghoni Yanuar Gitoyo cứ mỗi khi rảnh sẽ "lên đồ" chạy xe ôm công nghệ, làm shipper. Anh tâm sự: "Tôi chẳng có gì phải xấu hổ. Ai cũng có nhu cầu kiếm tiền và quan trọng là hợp pháp. Không làm chuyện xấu và tận hưởng cuộc sống thôi".

Hơn nữa, nghề tay trái cũng từng giúp một cựu cầu thủ U23 Indonesia thoát khỏi cảnh rơi xuống vực sâu tâm lý khi gặp chấn thương nặng.

"Đó là vào năm 2016, trước ngày ký hợp đồng chuyên nghiệp quan trọng của sự nghiệp, tôi bị gãy xương bàn tay. Cảm thấy bế tắc. Cha tôi mới nói hay con chọn luôn công việc của gia đình đi. Vậy là tôi về, dừng lại sự nghiệp bóng đá". 

Cựu tiền vệ Fariz Bagus Dhinata kể lại bước ngoặt của cuộc đời, từ một cầu thủ có tương lai xán lạn bỗng chấn thương phải trở về chăn bò nhưng giờ đã thành ông chủ trang trại.

TK

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×