Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

[eMagazine] Ngăn chặn đạo đức xã hội xuống cấp, phải dạy giới trẻ bằng những bài học từ cuộc sống

05/02/2019 | 10:33

Chưa bao giờ vấn đề đạo đức xã hội, văn hóa ứng xử lại "nóng" như hiện nay. Chỉ cần đánh cụm từ "văn hóa ứng xử" trên Google, dường như ngay lập tức đã trả về gần 400.000 kết quả (0,29 giây) mà tìm trong số đó phần lớn là những kết quả có chiều hướng tiêu cực. Đạo đức xã hội xuống cấp, các hành vi ứng xử thiếu văn hóa thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống xã hội, trong mọi lĩnh vực, mọi môi trường.

Chưa bao giờ vấn đề đạo đức xã hội, văn hóa ứng xử lại "nóng" như hiện nay. Chỉ cần đánh cụm từ "văn hóa ứng xử" trên Google, dường như ngay lập tức đã trả về gần 400.000 kết quả (0,29 giây) mà tìm trong số đó phần lớn là những kết quả có chiều hướng tiêu cực. Đạo đức xã hội xuống cấp, các hành vi ứng xử thiếu văn hóa thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống xã hội, trong mọi lĩnh vực, mọi môi trường.

[eMagazine] Ngăn chặn đạo đức xã hội xuống cấp, phải dạy giới trẻ bằng những bài học từ cuộc sống - Ảnh 1.

* Thưa PGS.TS Lê Thị Bích Hồng, dường như tình trạng ứng xử kém, ứng xử thiếu văn hóa trong đời sống hiện nay, nhất là trong giáo dục đang ngày càng phổ biến. Không ngoại trừ thành thị hay nông thôn, những vụ việc đáng tiếc xảy ra liên quan tới văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục từ cấp mầm non cho đến đại học khiến xã hội không khỏi đau lòng. Là người từng làm công tác văn hóa, giờ lại tham gia giảng dạy tại một trường thuộc khối ngành văn hóa nghệ thuật, bản thân bà nghĩ sao về hiện trạng này?

- Trong thời gian qua, ở bất cứ môi trường nào cũng có những chuyện đau lòng liên quan đến văn hóa ứng xử. Dường như không có ngoại lệ với bất cứ môi trường nào, đối tượng nào. Môi trường văn hóa học đường vốn được coi là chuẩn chỉ với những lễ nghi, phép tắc truyền thống cũng đã xuất hiện những biến đổi, vênh lệch. Quan hệ thầy trò, trường lớp vốn được coi là thiêng liêng cũng len lỏi nhiều ứng xử thiếu lễ nghi… đã không còn hiếm thấy. Trò gặp thầy không chào hỏi, coi thường, xúc phạm, vô lễ…cũng không là chuyện lạ. Những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực liên quan đến đạo đức, lối sống, ứng xử trong học đường là một thực tế rất đáng báo động. Sự quan ngại, lo lắng trước thực trạng đó khiến các nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa phải thốt lên: văn hóa ứng xử đang thực sự rất có vấn đề. Rất cần phải đi tìm nguyên nhân căn cơ để có giải pháp khắc phục rốt ráo, kịp thời.

Theo tôi, văn hóa ứng xử nói chung, đặc biệt là trong môi trường giáo dục ngày càng xuống cấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân (khách quan và chủ quan, trực tiếp và gián tiếp). Song dù những yếu tố bên ngoài tác động trực tiếp đến bao nhiêu thì bản thân mỗi người vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Nếu mỗi chủ thể học đường ít quan tâm tới ứng xử văn hóa, lơ là trước các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, không chú ý điều chỉnh bản thân, coi chuyện ứng xử là "chuyện nhỏ", là những vấn đề không thiết thực...thì rất khó. Bởi văn hóa ứng xử chính là đạo đức, là con người. Cốt lõi của văn hóa chính là con người, giáo dục cũng chính là văn hóa, và văn hóa là nền tảng xuyên suốt theo những trục đạo đức, lễ nghi, phép tắc, ứng xử.

Thấy được tầm quan trọng của xây dựng văn hóa ứng xử trong học đường, khi chuyển công tác về Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội, tôi đã nhận được sự đồng thuận cao của Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa học khi thực hiện đề tài khoa học "Xây dựng văn hóa ứng xử trong sinh viên Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh Hà Nội". Đề tài nghiệm thu xuất sắc và Trường đã đưa vào thực hiện Bộ tiêu chí văn hóa ứng xử học đường. Sinh viên là đối tượng trực tiếp của nhóm nghiên cứu đã có cách nhìn nhận chuẩn mực, tiến bộ về đạo đức, lối sống, cách ứng xử, quan niệm về tình yêu, tình bạn… Theo đó, văn hóa ứng xử đã lan tỏa cái đẹp tạo nên sự chuyển biến rất lớn trong sinh viên nghệ thuật.

[eMagazine] Ngăn chặn đạo đức xã hội xuống cấp, phải dạy giới trẻ bằng những bài học từ cuộc sống - Ảnh 2.

buyt-nhanh-brt-da-khong-con-nhanh
buyt-nhanh-brt-da-khong-con-nhanh
buyt-nhanh-brt-da-khong-con-nhanh-3
buyt-nhanh-brt-da-khong-con-nhanh-3


* Thực trạng này cho thấy môi trường giáo dục vốn được xem như thánh đường của đạo đức, nhưng qua những gì bà nói, nhất là sau những vụ việc xảy ra liên tục trong năm 2018, có vẻ giá trị đạo đức, đạo đức con người, văn hóa học đường đã bị thay đổi?

Cần phải nói rằng đời sống kinh tế, xã hội hiện nay so với hơn 30 năm trước đây đã khá hơn nhiều. Cùng với những thay đổi trong toàn bộ cục diện tốt hơn thì lại có những mặt đi xuống. Chẳng hạn như những lễ nghi, phép tắc ứng xử, những chuẩn mực đạo đức đều bị sao nhãng, thay đổi. Chuẩn mực từ trong gia đình, trong trường lớp, đến xã hội đã thay đổi.

Trong những quan sát về những hành vi trong cuộc sống hằng ngày, trên chuyến xe buýt thôi cũng có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh trái ngược nhau, sự thờ ơ của những người trẻ trước các vấn đề xã hội đã phần nào nói lên được những thay đổi này. Tôi để ý trên một chuyến xe, khi tiếng nói từ loa nhắc nhở thanh niên nên nhường chỗ ngồi cho những người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… thì có những thanh niên vẫn điềm nhiên ngồi và để những đối tượng cần được ưu tiên kia phải đứng, mặc nhiên như không.

Hoặc những biểu hiện trong khi tham gia giao thông cũng cho thấy sự biến đổi này, mọi người thiếu sự nhường nhịn, thiếu sự nghiêm túc tuân thủ theo các quy định khi tham gia giao thông, mạnh ai nấy đi, không quan tâm tới người khác, miễn được việc cho mình.

Một thực tế nữa là có thể thấy câu phương châm "Tiên học lễ - Hậu học văn" phổ biến trước đây vẫn hay trong thực tiễn hôm nay, tuy nhiên so với trước đây cũng đã có sự thay đổi. Trong cuộc sống hiện tại, phương châm này cũng bị tác động để làm cho khác đi. Các cơ sở giáo dục phổ thông vẫn tôn trọng phương châm này thế nhưng họ đã cụ thể để đi vào thực chất chứ không phải khẩu hiệu suông và đó vẫn là một chuẩn mực để rèn giũa đạo đức, trong mọi trường học đều hướng tới những mục đích tốt đẹp. Còn làm thế nào để nó phù hợp với những thực tế cuộc sống thay vì các phép tắc ứng xử cứng nhắc, thì học sinh giờ được tự do lựa chọn và được hướng dẫn để có cách ứng xử cho phù hợp. Thêm vào đó, nghĩa của chữ Văn trong câu này cũng được hiểu rộng hơn, Văn chính là người, là văn hóa, là văn chương, cách ứng xử, không nên bó hẹp trong phạm vi kiến thức, văn học. Văn phải đẹp ở bên ngoài và phải truyền được vào bên trong, mục đích và cốt lõi phải nằm trong văn hóa ứng xử.

Tuy vậy, dù cuộc sống có thay đổi thì một điều bất biến là đạo đức con người phải giữ nguyên không đổi.

nhung-net-ha-noi-xua-con-an-hien-trong-cuoc-song-tron-thi-thanh-10-1539830266576175140037
nhung-net-ha-noi-xua-con-an-hien-trong-cuoc-song-tron-thi-thanh-10-1539830266576175140037
buu dien hn
buu dien hn
sach
sach


* Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội là một trường thuộc khối VHNT, Nhà trường cũng gìn giữ những hình ảnh về trường rất tốt, xây dựng được một môi trường giáo dục "đẹp" từ những sinh viên cho tới các giảng viên của trường, bà có thể cho biết Trường đã làm như thế nào để được như vậy?

Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương IX lần thứ 11 ban hành Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó đề cập đến việc xây dựng, nâng cao giá trị đạo đức, lối sống của con người trong xã hội, nếp sống của con người Việt Nam, vấn đề giá trị đạo đức học đường, giữa ứng xử của con người với con người… Nhà trường đã xác định, đối với học sinh, sinh viên trong trường cần phải có những hành động, những việc làm thực tế, có tính thiết thực và phải tổ chức thường xuyên các hoạt động này, phải được Phòng Công tác học sinh, sinh viên đưa vào kế hoạch hoạt động thường xuyên tại trường.

Việc giáo dục cho các học sinh, sinh viên cũng không ngừng được thay đổi, được củng cố bằng những nền nếp, truyền thống văn hóa, cách ứng xử đẹp trong giao tiếp. Việc này thực hiện từ ngay trong gia đình của các em tới nhà trường, nếu con em mình ra ngoài xã hội có những hành vi lệch chuẩn thì chính những người lớn trong gia đình, các thầy cô giáo phải kéo các em lại theo những chuẩn mực, những cái tốt, mà việc cần thiết là phải có được bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường để làm một chuẩn để các em hướng đến.

Đồng thời nhà trường cũng cập nhật thông tin thường xuyên về các vấn đề thời sự, xã hội, tình hình đất nước… đến các em học sinh, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho các em.

Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức cho sinh viên xem các bộ phim trong nước và quốc tế vào chiều thứ 5 hàng tuần, qua đó các em có thể học tập và truyền được những thông điệp giáo dục hết sức nhân văn qua đó giáo dục tính nhân văn cho các em.

Ngoài ra Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên, các Phòng chức năng, các Khoa trong trường… cũng tổ chức những cuộc thi tìm hiểu tư tưởng về đạo đức, nhân cách Chủ tịch Hồ Chí Minh với những câu chuyện, những hình ảnh hết sức dung dị, và phần tiểu phẩm trình bày đã đi vào cuộc sống của các em sinh viên trong trường.

Trong các tác phẩm tốt nghiệp, nhà trường cũng yêu cầu sinh viên xây dựng những tiểu phẩm mang tính nghệ thuật hướng thiện, nhân văn, đây cũng là một lần các em được nhìn nhận lại và nâng cao nhận thức của mình, qua đó giáo dục đạo đức, truyền thống văn hóa cho các em.

Trong lớp học, trên giảng đường cũng có những quy định, những khẩu hiệu, hình ảnh đẹp để qua đó nhắc nhỏ cho các em học sinh, sinh viên trong trường có cách hành xử đúng đắn, đồng thời xây dựng hình ảnh đẹp về người sinh viên Sân khấu Điện ảnh. Bởi là sinh viên trong ngành văn hóa nghệ thuật, phải làm sao để giữ được hình ảnh của mình để sau này khi trở thành người của công chúng có thể lan tỏa cái đẹp, lan tỏa văn hóa tới mọi người trong cộng đồng.

Cần phải nói thêm rằng, mọi người đều chung tay thực hiện, không phải chỉ riêng ngành văn hóa, ngành giáo dục mà tất cả phải cùng nhau triển khai sâu rộng. Văn hóa phải bao trùm đồng thời cũng là sợi chỉ xuyên suốt để làm sao mọi người đều nâng cao ý thức, như vậy mới có thể tốt được.


[eMagazine] Ngăn chặn đạo đức xã hội xuống cấp, phải dạy giới trẻ bằng những bài học từ cuộc sống - Ảnh 5.

* Được biết bà đã thực hiện những công trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong xã hội, trong học đường, gần đây bà cũng ra mắt độc giả trẻ một cuốn sách về văn hóa ứng xử được độc giả khá quan tâm, bà cho biết động lực nào để bà thực hiện những công trình này?

Là một nhà giáo, một người bà, một người mẹ, từ thực tế cuộc sống, thực tế gia đình, văn hóa ứng xử có nhiều điều mà tôi thấy mình cần phải làm một việc gì đó thiết thực để dành cho các thế hệ sau.

Trẻ em hiện nay được sống trong những điều kiện sống khá đầy đủ nhưng các em thiếu những kỹ năng cuộc sống, người lớn thì dường như quá bận rộn thành ra thiếu quan tâm, hướng dẫn cho con em mình những hành vi cụ thể, chi tiết. Thậm chí trong công sở, mọi người cũng có những cách xử sự không đúng mực với nhau… Vì vậy tôi thấy mình cần phải lên tiếng bằng những hình ảnh, những câu chuyện văn hóa cụ thể từ thực tế này. Thêm vào đó, tôi cũng có một thuận lợi là một nhà văn nên tôi dùng chính lời văn để nói lại những câu chuyện, dùng những câu chuyện thực tế để cho thế hệ sau, cho những người trẻ thấy được những điều hay, lẽ phải trong cuộc sống.

Và tôi cũng sẽ tiếp tục mạch viết này. Sau cuốn đầu tiên viết cho các học sinh mầm non, học sinh tiểu học, thời gian tới tôi sẽ viết tiếp những câu chuyện ở cấp cao hơn, mang những điều hay ý đẹp đến cho mọi người.

Nhân đây tôi cũng xin dành một lời nhắn tới độc giả trẻ về cách ứng xử: Hãy lan tỏa cái đẹp từ văn hóa ứng xử, trước hết là cho mình, sau đó là cho mọi người để thấy rằng cái đẹp luôn tự thân là sự tỏa sáng và cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới như một nhà văn hóa lớn.

* Xin cảm ơn PGS.TS Lê Thị Bích Hồng với những lời chia sẻ đầy ý nghĩa về cách ứng xử có văn hóa dành cho những người trẻ trong cuộc sống hôm nay!

Bài: Khánh Vân

Ảnh: Nam Nguyễn- Minh Khánh


Vân Khánh

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×