Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Dùng số hoá để quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt

27/10/2021 | 14:28

Theo nghiên cứu mới nhất của Đại học RMIT, việc gia tăng nội dung văn hóa số hóa có thể giúp thu hút khán thính giả trong nước, cũng như giới thiệu hình ảnh văn hóa Việt Nam đương đại với công chúng quốc tế.

Dùng số hoá để quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt - Ảnh 1.

Thạc sĩ Michal Teague (bên trái) và Tiến sĩ Emma Duester.

Nhóm hai giảng viên của Khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT gồm Tiến sĩ Emma Duester và Thạc sĩ Michal Teague đã tiến hành phỏng vấn 50 nghệ sĩ và chuyên gia văn hoá tại Hà Nội, để tìm hiểu về thực tiễn số hóa văn hóa nghệ thuật hiện nay. Một phần kết quả của nghiên cứu đó đã được công bố trên Tạp chí Creative Industries trong năm nay.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trong 5 năm qua ở Hà Nội, việc số hóa văn hóa nghệ thuật đã diễn ra trên phạm vi toàn ngành và có hệ thống hơn, thông qua các phương thức như chụp ảnh, quét tài liệu, và lập kho lưu trữ số cho các tác phẩm, cũng như bộ sưu tập nghệ thuật.

Các bảo tàng và cơ sở nghệ thuật công lập đã và đang thực hiện các dự án số hóa, tập trung vào việc bảo tồn những loại hình nghệ thuật dân gian, nghề thủ công và di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, một số chuyên gia văn hóa hiện đang tìm kiếm những phương cách đổi mới sáng tạo để trưng bày công khai các nội dung được số hóa từ những công nghệ mới như quét 3D, thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR).

Các chuyên gia nghiên cứu Đại học RMIT đã lấy thành công của dự án nghệ thuật công cộng Into Thin Air làm ví dụ. Đây là dự án nhằm đưa địa điểm ở khắp Thành phố Hà Nội thành những tác phẩm sắp đặt nghệ thuật số do Manzi Art Space khởi xướng. Từ đó, Đại học RMIT đã tiến hành hỗ trợ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam số hóa bộ sưu tập bằng công nghệ VR và AR.

Tiến sĩ Emma Duester là giảng viên Khoa Truyền thông và Thiết kế, Đại học RMIT. Lĩnh vực nghiên cứu của Emma Duester bao gồm các ngành công nghiệp sáng tạo, văn hóa nghệ thuật, công nghệ kỹ thuật số và truyền thông xuyên quốc gia. Cô lấy bằng Tiến sĩ về Truyền thông và Phương tiện truyền thông tại Đại học Goldsmiths (thuộc Đại học London). Bên cạnh đó, cô được biết đến là tác giả cuốn sách Tính chính trị của sự di cư và di chuyển trong thế giới nghệ thuật: Thực hành nghệ thuật Baltic xuyên quốc gia trên khắp châu Âu do Intellect xuất bản năm 2021. Tiến sĩ Duester từng giảng dạy ở Đại học Roehampton, Đại học Mỹ thuật London và Đại học Goldsmiths (thuộc Đại học London).

Thạc sĩ Michal Teague là giảng viên ngành Thiết kế ứng dụng sáng tạo tại Đại học RMIT. Trong 10 năm qua, Michal Teague từng giữ nhiều vị trí chuyên gia quốc tế và giảng viên trong các lĩnh vực nghệ thuật, thiết kế và truyền thông tại Trung Đông và Việt Nam. Cô nhận bằng Thạc sĩ Khoa học xã hội về Không gian công cộng của Đại học RMIT. Trước khi trở thành giảng viên, cô từng điều hành một công ty thiết kế đồ họa ở Sydney (Úc) trong hơn 10 năm. Thạc sĩ Michal Teague quan tâm nghiên cứu và thực hành sáng tạo trong các lĩnh vực như thiết kế xã hội, công nghiệp sáng tạo và văn hóa, không gian và hệ sinh thái đô thị, và giảng dạy thiết kế xuyên quốc gia.

Theo Báo Văn hóa

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×