Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Du lịch Việt Nam đang ngày càng được nhìn nhận tích cực trong thị trường quốc tế

05/02/2019 | 10:34

Những năm gần đây, du lịch Việt Nam có bước tiến dài cả về thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở dịch vụ, quảng bá xúc tiến, phát triển sản phẩm và đề xuất những cơ chế chính sách, văn bản pháp luật tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Trên cơ sở những nền tảng đã đạt được, năm 2018 du lịch Việt Nam tiếp tục gặt hái được nhiều thành công và từng bước khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũi nhọn như Nghị quyết 08/NQ-TƯ đã đề ra.

Du lịch Việt Nam đang ngày càng được nhìn nhận tích cực trong thị trường quốc tế - Ảnh 1.

Đâu là thành công, đâu là hạn chế cùng những chiến lược phát triển trong thời gian tới của du lịch Việt Nam...Đây cũng chính là nội dung của bài phỏng vấn giữa báo điện tử Tổ Quốc với đồng chí Lê Quang Tùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

PV: Năm 2018, du lịch Việt Năm tiếp tục có nhiều khởi sắc khi vị thế quan trọng của ngành dần được khẳng định trong cơ cấu kinh tế – xã hội. Sự phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp của các sản phẩm, dịch vụ, dự án du lịch cùng mức tăng trưởng ngoạn mục về lượng khách đã khẳng định bước tiến của ngành. Điều này cũng đòi hỏi du lịch Việt Nam cần tiếp tục vượt qua thách thức để bứt phá trên hành trình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xin Thứ trưởng chia sẻ thêm về điều này?

Thứ trưởng Lê Quang Tùng: Năm 2018, ngành Du lịch phát triển dựa trên nền tảng mới với nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luật Du lịch 2017, Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị là những cơ sở pháp lý, định hướng chiến lược quan trọng để ngành du lịch bứt phá trong năm 2018, cụ thể: 11 tháng đầu năm 2018, du lịch Việt Nam đón 14,12 triệu lượt khách quốc tế đến và 73,9 triệu lượt khách du lịch nội địa. Năm 2018, du lịch Việt Nam dự kiến sẽ đón và phục vụ 15,5-15,7 triệu lượt khách quốc tế đến và 80 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tốc độ tăng trưởng du lịch Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 22%. 

Sự kiện Việt Nam đón du khách thứ 15 triệu

Đồng thời, hình ảnh về du lịch Việt Nam đổi mới, hấp dẫn đã được các biết đến rộng rãi hơn trên thế giới.Năm 2018 Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng "Điểm đến hàng đầu châu Á" của World Travel Awards (WTA). TP.HCM lọt top 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á năm 2018 (Lonely Planet bình chọn); hai khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula (Đà Nẵng) và JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay (Phú Quốc) được giải thưởng 50 khu nghỉ dưỡng tốt nhất thế giới của Tạp chí nổi tiếng Conde Nast Traveller; Khu nghỉ dưỡng Premier Village Danang Resort của Tập đoàn Sun Group xếp thứ hai trong top 25 Khu nghỉ dưỡng tốt nhất Thế giới dành cho gia đình, Giải thưởng Travellers’ Choice Award 2018 của TripAdvisor; Topas Ecolodge (Sa Pa) được tạp chí National Geographic bầu chọn là top các khu nghỉ dưỡng độc đáo nhất thế giới; Công ty Vietravel tiếp tục được bầu chọn là công ty lữ hành hàng đầu thế giới...

a26i0996-1547706552768192048700
a26i0996-1547706552768192048700
dsc_5514
dsc_5514
0f4cc9a6542bb775ee3a-15477828825581982056681
0f4cc9a6542bb775ee3a-15477828825581982056681
dsc_5218
dsc_5218

Một số hình ảnh tại Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành du lịch cũng đã thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, những điểm nghẽn mà toàn ngành đang phải đối mặt, đó là: Điểm nghẽn từ vấn đề hàng không cụ thể là năng lực tiếp đón của sân bay và khả năng kết nối trực tiếp với các thị trường khách; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch chưa đồng bộ; nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu và yếu; năng suất lao động du lịch còn thấp so với nhiều ngành kinh tế khác của Việt Nam; sản phẩm du lịch chưa thực sự đặc sắc, đa dạng, chưa có nhiều sản phẩm chất lượng và giá trị cao; năng lực quản lý điểm đến còn khiêm tốn; phát triển du lịch chưa thực sự gắn với bảo vệ môi trường...

Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi trước tiên là sự nỗ lực của toàn ngành du lịch, tiếp đó là sự ủng hộ của các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng cùng chung tay khắc phục những tồn tại, hạn chế và từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn nêu trên trong thời gian tới.

PV: Thời gian qua, Bộ đã tăng cường công tác quản lý về du lịch, tổ chức triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, đặc biệt là các nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng tăng cường tính chuyên nghiệp, hiện đại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Xin Thứ trưởng cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ tập trung vào những vấn đề trọng tâm nào của ngành du lịch?

Thứ trưởng Lê Quang Tùng: Để phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, bền vững và thực sự trở thành nghành kinh tế mũi nhọn, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017, Quốc hội đã ban hành Luật Du lịch 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó đặt ra các nhiệm vụ cho ngành du lịch xây dựng các Đề án chiến lượcphát triển ngành như: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án cơ cấu lại ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn; Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch; Đề án thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Trong năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tập trung xây dựng và hoàn thành dự thảo các Đề án, Chiến lược để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Đề án cơ cấu lại ngành Du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn (Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018); Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 (Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 30/11/2018); Quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Quyết định số 49/2018/QĐ-TTg ngày 12/12/2018).Thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung triển khaihiệu quả các Đề án này. Đồng thời, Bộ cũng tiếp tục xây dưng, hoàn thiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II/2019; phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch. Đây là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong thời gian tới, trong đó tập trung cơ cấu lại thị trường khách du lịch; củng cố, phát triển hệ thống sản phẩm và điểm đến du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý, triển khai các chương trình đào tạo gắn với tiêu chuẩn nghề du lịch, tích hợp học và làm, nghiên cứu việc tạo dựng một trung tâm đào tạo trực tuyến mở phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch trong đó có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các trường/cơ sở đào tạo/các doanh nghiệp công nghệ, các doanh nghiệp du lịch và sinh viên, người lao động; cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch; cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch; sắp xếp, kiện toàn hệ thống quản lý du lịch; ứng dụng công nghệ nhằm phát triển du lịch thông minh, xây dựng các sản phẩm công nghệ cho du lịch mới và khác biệt trên cơ sở nghiên cứu hành trình kỹ thuật số của du khách; tăng cường công tác phối hợp liên ngành liên quan đến chính sách visa, khả năng kết nối hàng không nhằm nâng cao sức cạnh tranh và sức hấp dẫn đối với thị trường khách du lịch quốc tế; vận hành hiệu quả Quỹ phát triển du lịch, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, tập trung nâng cao quy mô hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam;huy động nguồn lực từ khối tư nhân trong phát triển đồng bộ hạ tầng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và công viên vui chơi giải trí đẳng cấp gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa việc phá vỡ cảnh quan tự nhiên...

PV: Ngành du lịch Việt Nam đã chuẩn bị những gì để sẵn sàng hội nhập và phát triển trong thời đại 4.0?

dsc_3364
dsc_3364
dsc_3445
dsc_3445
dsc_3465
dsc_3465
dsc_3532
dsc_3532

Thứ trưởng Lê Quang Tùng:  Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) đang ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, trong đó bao gồm cả lĩnh vực du lịch. Ngành Du lịch đang tích cực, chủ động đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tối đa những lợi thế do cuộc Cách mạng này mang lại để phát triển du lịch nhanh và bền vững.

Đặc biệt, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã nhấn mạnh đến yêu cầu ưu tiên phát triển Du lịch thông minh. Vì vậy, ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển du lịch thông minh được xác định là một trong những giải pháp đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của du lịch Việt Nam, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Năm 2018 Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng “Điểm đến hàng đầu châu Á” của World Travel Awards (WTA). TP.HCM lọt top 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á năm 2018 (Lonely Planet bình chọn)...

Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh, chủ động đáp ứng nhu cầu đặc thù, chuyên biệt của thị trường khách du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch kết nối hiệu quả với các chủ thể liên quan, tạo môi trường cho cộng đồng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đáp ứng yêu cầu đổi mới, phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam; đây là những mục tiêu quan trọng cần hướng tới khi phát triển du lịch thông minh.

Ngày 30/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025" nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW. Đề án tập trung vào năm nhóm giải pháp cơ bản sau:

Một là, Tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành du lịch.

Hai là, Phát triển hệ thống thông tin ngành du lịch và các ứng dụng gắn với Đề án Hệ tri thức Việt số hóa, chính phủ điện tử.

Ba là, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch.

Bốn là, Nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh.

Năm là, Hỗ trợ các doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch.

Với những giải pháp đã đề ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tin tưởng và hy vọng rằng việc ưu tiên phát triển Du lịch thông minh thời đại 4.0 sẽ là cơ hội để giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới về du lịch./.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Vi Phong

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×