Tin tức và Sự kiện

Cỡ chữ
A A
Từ viết tắt Đọc bài viết
× Đọc bài viết Tạm dừng Đọc tiếp Dừng đọc Đang tải...
Vui lòng chờ giây lát
× Bài viết không có file audio
Tương phản

Du lịch Indonesia thăng hạng bởi thiên đường cuối cùng trên Trái đất Raja Ampat

07/09/2022 | 08:05

Là điểm đến với sự đa dạng sinh học biển phong phú nhất trên Trái đất và nằm ở vị trí tương đối biệt lập, Raja Ampat được ví như "Thiên đường cuối cùng trên Trái đất".

Theo CNN, thiên đường đảo Raja Ampat, Indonesia bao gồm hơn 1.500 hòn đảo nhỏ, trải dài hơn 4 triệu ha. Là điểm đến đa dạng sinh học biển phong phú nhất trên Trái đất và nằm ở vị trí tương đối biệt lập, Raja Ampat được ví như "Thiên đường cuối cùng trên Trái đất". Hiện, Raja Ampat là nơi sinh sống của 1.600 loài cá với khoảng 75% loài san hô trên thế giới được tìm thấy ở đây.

Du lịch Indonesia thăng hạng bởi thiên đường cuối cùng trên Trái đất Raja Ampat  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

"Có những khu vực đẹp vô tận và hàng trăm khu vườn san hô đẹp tuyệt vời", người sáng lập công ty chuyên về lặn biển Papua Diving Max Ammer nói.

Tình yêu của ông Ammer với vẻ đẹp thiên nhiên và cộng đồng địa phương ở Raja Ampat, Indonesia đã thôi thúc ông mở cửa khu nghỉ dưỡng lặn Kri Eco Dive Resort từ năm 1994 nhằm mục đích đào tạo thợ lặn địa phương và đưa mọi người bước vào "thế giới thủy sinh hoang sơ". Tiếp đến là khu nghỉ mát tại Vịnh Sordio gần đó và hai khách sạn hoạt động dưới sự điều hành của công ty chuyên về lặn biển Papua Diving do ông Ammer quản lý.

Một trong những dự án bảo tồn thành công nhất trên Trái đất

Raja Ampat không phải nổi tiếng bởi câu chuyện bảo tồn thành công nhưng lại cho thấy sự lột xác hoàn toàn bởi cách tiếp cận đúng đắn.

"Cách đây khoảng 20 năm, Raja Ampat gần như bị phá hủy bởi tình trạng đánh bắt cá thương mại không được kiểm soát và các hoạt động không bền vững.

"Chúng tôi đã cần rất nhiều sự hợp tác với các bên liên quan khác nhau để xoay chuyển tình thế này", ông Meizani Irmadhiany, Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Chủ tịch điều hành của Konservasi Indonesia nói.

Vào năm 2004, Raja Ampat đã được bổ sung vào Sáng kiến cảnh sát biển đầu chim của Tây Papua, một dự án được tạo ra nhằm thiết lập mạng lưới các Khu bảo tồn biển với sự hỗ trợ của các nhà bảo tồn quốc tế và chính quyền địa phương. Sáng kiến này giúp bảo tồn các nguồn tài nguyên biển trong khi vẫn đảm bảo an ninh lương thực và lợi ích kinh tế bền vững cho người dân địa phương.

"Kể từ khi sáng kiến ra đời, quần thể cá đã tăng trở lại; tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp của ngư dân giảm khoảng 90%; an ninh lương thực và sinh kế lâu dài cho cộng đồng địa phương đã được cải thiện", ông Meizani Irmadhiany nhấn mạnh.

Sự kêu gọi cộng đồng địa phương trở thành thành viên tích cực trong nỗ lực bảo tồn di sản biển là chìa khóa thành công cho Raja Ampat. Các chương trình tuyển dụng người dân địa phương tham gia giám sát và bảo vệ các khu vực biển liên tục được xây dựng. Người dân cũng nâng cao ý thức bảo tồn kiến thức bản địa, các giá trị và tập quán truyền thống, đề cập đến truyền thống lâu đời của địa phương là duy trì tách biệt các khu vực để hồi phục hệ sinh thái.

"Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương để tìm ra hướng giải quyết phù hợp với nhu cầu, trong đó mục tiêu là cam kết bảo vệ khu vực, duy trì hướng giải quyết bền vững và mang lại lợi ích cho người dân địa phương cũng như đa dạng sinh học", ông Irmadhiany nói.

Những nỗ lực của họ đã được đền đáp. Đầu năm nay, Mạng lưới Khu bảo tồn biển Raja Ampat đã được vinh danh Giải thưởng Công viên Xanh. Dưới sự chứng nhận của Tổ chức Bảo tồn Biển Quốc tế và Liên hợp quốc, Raja Ampat được xem là công viên biển đáp ứng tiêu chuẩn dựa trên đánh giá khoa học về chất lượng hiệu quả bảo tồn.

Khu nghỉ dưỡng sinh thái

Marit Miners, nhà đồng sáng lập của Khu nghỉ dưỡng Misool Eco Resort và Quỹ Misool Foundation là một trong những người đặt nền móng quan trọng trong chiến dịch thu hút cộng đồng địa phương nhằm tạo ra những khu nghỉ dưỡng bền vững về mặt tài chính và môi trường.

Misool Eco Resort và Quỹ Misool Foundation là hai lĩnh vực hỗ trợ tài chính hỗ trợ cho công việc bảo tồn ở Raja Ampat. Các hoạt động giám sát trên toàn bộ khu vực quần đảo được thắt chặt nhằm ngăn ngừa tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp cũng như săn bắt.

Đối với những khu nghỉ dưỡng, tính bền vững luôn đặt lên hàng đầu. Việc triển khai sử dụng tấm pin mặt trời làm giảm việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Nước mưa cũng được thu thập để sản xuất nước uống. Các khu vườn trong khuôn viên cung cấp thực phẩm hữu cơ. Các chương trình quản lý chất thải của quỹ bao gồm cả việc mua rác và nhựa đại dương để bán cho các nhà tái chế.

Giờ đây, các sinh vật biển đang quay trở lại địa điểm từng là "những vùng nước chết" và cuộc sống dưới nước đang trở nên phong phú hơn, thu hút rất nhiều thợ lặn đến đây.

"Kể từ năm 2007, sinh khối cá đã tăng trung bình 250% và quần thể cá mập đã phục hồi", bà Miners nói.

Bà Miners cho rằng chính sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương đã mang lại sự thành công liên tục cho Raja Ampat vì là một môi trường biển được bảo vệ tốt.

"Khi hệ sinh thái phục hồi, sự phong phú của sinh vật biển càng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người muốn khai thác chúng", bà Miners nói thêm.

"Sự cống hiến từ cộng đồng, chính quyền khu vực địa phương, các nhà khoa học, chủ doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận, trường học, các nhà tài trợ và những người ủng hộ có ảnh hưởng trong nước và quốc tế là rất cần thiết. Cách tiếp cận toàn diện này đã mang lại cơ hội thành công tốt nhất cho Raja Ampat", bà Miners nhấn mạnh./.

Hồng Nhung

Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
×